Các loại móng nhà đầy đủ, chi tiết nhất

Móng là phần thì công đầu tiên trong các công trình xây dựng. Các loại móng nhà trong công trình nhà ở cấp 4, nhà phố, biệt thự, chung cư… sẽ có sự khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó có cả khách quan lẫn chủ quan. Khi đặt nền móng đầu tiên chắc chắn và đúng kỹ thuật thì công trình sẽ kiên cố và vững chắc hơn.

Móng nhà là gì?

Móng nhà là kết cấu kỹ thuật được xây dựng bên dưới cùng của công trình tòa nhà, nhà ở dân dụng, trung tâm thương mại, cầu, đập bước… Móng nhà liên kết với các kết với các kết cấu chịu lực bên trong như tường, cột. Có chức năng trực tiếp chịu tải trong công trình. Đảm bảo công trình chịu được sức ép từ trên xuống

mong-nha-la-gi

Móng nhà là bộ phận quan trọng nhất khi thi công nhà ở.  Nó quyết định đến sự kiên cố và vững chắc cho công trình.

Tiếp xúc giữa móng và nền đất có lớp đáy móng. Mặt tiếp xúc này thẳng và nằm ngang (không có độ dốc).

Khoảng cách từ đáy móng tới mặt đất tự nhiên (chiều cao h) sẽ gọi là chiều sâu chôn móng.



Phân loại móng nhà

Theo vật liệu: có các loại móng bằng gỗ (cọc gỗ), đá hộc, gạch, bê tông cốt thép, bê tông, thép…

Theo độ cứng của móng: Móng mềm và móng cứng

Theo phương pháp sản xuất móng nhà: Móng lắp ghép, móng đổ toàn khối, móng bán lắp ghép

Theo đặc tính chịu tải: Móng chịu tải động, móng chịu tải tính.

Theo độ sâu chôn xuống nền đất: móng nông, móng sâu

Móng nông

Chiều sâu chôn móng không quá lớn, thường từ  1,5÷3m. Một số trường hợp đặc biệt, móng có thể chôn sâu  5÷6m. Đây là loại móng được thi công trên hố đào trần, sau đó lấp lại.

Một số loại móng nông thường gặp như: móng đơn (móng đúng tâm, lệch tâm, móng chân vịt); Móng băng dưới tường; Móng băng dưới cột (móng băng 1 phương, móng băng giao thoa), móng bè.

Móng sâu

Các công trình có tải trọng lớn thường dùng móng sâu. Khi thi công, không cần đào hố móng. Hoặc chỉ đào một phần. Sau đó dùng thiết bị thi công chuyên dụng để hạ móng đến độ sâu như trong bản thiết kế.

Một số loại móng sâu thường dùng: móng cọc (cọc đóng, cọc ép), cọc baret, cọc khoan nhồi, giếng chìm hơi ép, móng giếng chìm…



Các loại móng nhà cơ bản trong xây dựng

Móng đơn

Móng đơn là loại móng phổ biến hiện nay, đỡ bằng trụ cột, đế cột. Móng có kết cấu đơn giản, kích thước không lớn. Đáy vuông, hình chữ nhật hoặc hình tròn.

Móng đơn thường dùng cho cột nhà trong các công trình nhà dân dụng, móng trụ điện, tháp ăng – ten… chi phí thi công thấp, thời gian rút ngắn.

mong-don-la-gi

Loại móng này chỉ nên dùng trong trường hợp nền đất có khả năng chịu tải tốt, tải trọng ngoài không quá lớn. Vì khi gặp trường hợp chịu tải lớn, sử dụng móng đơn buộc phải đưa ra phương án tăng cả chiều dài và chiều sâu chôn móng.

Một số loại móng đơn như: móng đơn đúng tâm, móng lắp ghép, móng đơn lệch tâm lớn (móng chân vịt), móng đơn lệch tâm nhỏ.



Móng băng và móng băng giao thoa

Móng băng là móng có một dải dài, độc lập hoặc giao cắt nhau. Nếu giao cắt nhau thì sẽ cắt hình chữ thập. Chiều dài của móng lớn hơn so với chiều rộng.

mong-bang-va-mong-giao-thoa

Móng băng thường dùng dưới tường nhà, dưới tường chắn hoặc dưới dãy cột trong các công trình xây dựng. Độ lún đồng đều.

  • Móng băng 1 phương: được thiết kế theo phương dọc hoặc ngang. Do cả 1 phương đó chịu tải trọng cho cả công trình nên móng đơn 1 phương sẽ to hơn móng giao thoa.
  • Móng băng giao thoa: hay còn gọi là móng băng 2 phương. Được thiết kế theo cả phương dọc và phương ngang.

Các công trình nhà mặt phố, biệt thự phố từ 3 tầng trở lên thường KTS Tây Hồ sử dụng móng băng. Còn với công trình nhà ở 1, 2 tầng, sử dụng móng đơn tiết kiệm chi phí.



Móng bè

Móng bè là một loại móng nông, đỡ nhiều cột theo cả 2 phương. Móng bè hoặc đỡ toàn bộ cột của công trình, hoặc đỡ một hệ thống nhiều silo. Cũng có khi đỡ các kết cấu ống khói, móng máy, cấu trúc tháp.

Móng bè phù hợp thi công trên nền đất có khả năng chịu tải tốt hoặc tải trọng lớn. Ngoài ra, đối với các công trình có tầng hầm, khi mực nước ngầm cao. Sẽ dùng móng bè để chống thấm cho tầng hầm. Móng bè sẽ ngăn áp lực nước ngầm.

mong-be

Ưu điểm của móng bè là giảm tính trạng sụt lún và lún không đồng đều. Phân phối lại ứng suất đều trên mặt đất.

Một số loại móng bè như : móng bè bản phẳng, móng bè bản phẳng có gia cường mũ cột, móng bè bản sườn dưới, móng bè bản sườn trên.

Trường hợp bước cột không quá 9m, tải trọng tác động xuống dưới mỗi cột không quá 100T thì dùng móng bè dạng bản. Còn nếu bước cột vượt quá 9m thì dùng móng bè bản sườn. Giúp tăng độ cứng của móng nhà.



Móng cọc

Móng cọc là loại móng sâu. Được sử dụng để thi công cho các công trình có tải trọng lớn. Hoặc những bề mặt đất nền có điều kiện địa chất yếu, thi công trên sông. Địa hình phức tạp mà các loại móng nông không thể đáp ứng được.

Ưu điểm của móng cọc:

  • Giảm chi phí vật liệu
  • Giảm khối lượng công tác đất
  • Tránh bị ảnh hưởng của mực nước ngầm
  • Tăng tính ổn định cho công trình, đặc biệt là nhà cao tầng, nhà tháp có tải trọng ngang lớn

Với những công trình nhà ở không có tầng hầm, đổ móng cọc là giải pháp tối ưu về kinh tế.

mong-coc

Móng cọc bao gồm 2 bộ phận: cọc và đài cọc. Phần cọc sẽ được đóng tại chỗ vào lòng đất, đá. Truyền tải trọng của công trình xuống dưới các tầng đất đá sâu hơn. Đài cọc dùng để liên kết các cọc lại với nhau. Phân bố đều tải trọng của công trình lên toàn bộ cọc.

Dựa theo vật liệu làm cọc, có các loại: cọc gỗ, cọc tre, cọc bê tông, cọc bê tông cốt thép, cọc thép định hình.

Dựa theo đặc điểm làm việc của của, phân loại thành cọc ma sát và cọc chống.

Dựa theo hình dạng của đài cọc, móng cọc sẽ được phân loại thành: móng cọc đài thấp và móng cọc đài cao.

Dựa vào phương pháp thi công, bao gồm: cọc hạ bằng búa, cọc hạ bằng máy chấn động, cọc hạ bằng phương pháp xói nước, móng cọc barrette, cọc ống thép nhồi bê tông, cọc mở rộng chân.



Móng nhà nào tốt nhất?

Các loại móng đơn, móng bè, móng băng hay móng cọc đều là móng nhà tốt. Trải qua một thời gian dài tư vấn thiết kế và thi công xây dựng trọn gói các công trình nhà ở Kiến trúc Tây Hồ nhận thấy móng nhà tốt hay không sẽ phụ thuộc vào khả năng tương thích với mặt nền công trình và tải trọng từ trên xuống dưới.

  • Móng đơn: có thể dùng cho nhà từ 2 – 5 tầng. Thi công trên nền đất tốt hoặc đất yếu đã được cải tạo bằng cọc cát hay cừ tràm.
  • Móng băng: Thích hợp sử dụng cho những nền đất tương đối yếu, nền đất đã được gia cố bằng cừ tràm để tăng khả năng chịu lực của đất. Thích hợp cho các công trình nhà ở từ 2 – 5 tầng. Chi phí thi công móng băng đắt hơn móng cọc.
  • Móng bè: Phù hợp đổ móng cho nền đất yếu. Khả năng chịu tải của móng tương đối lớn, song chi phí thi công đắt hơn móng đơn, móng băng. Thích hợp cho các công trình nhà cao tầng từ 2 – 10 tầng lầu.
  • Móng cọc đơn: Sử dụng cho nền đất rất yếu, thi công nhà trên sông hoặc đất đắp phải dùng cọc để cắm sâu đến lớp đất cũ ở bên dưới. Chi phí thi công móng cọc đắt hơn cả so với 3 loại móng trên. Dùng để xây các công trình nhà cao tầng, làm nhà trên sông…

Khi đã nắm được thông tin về các loại móng nhà phổ biến hiện nay, bạn có thể sẽ quan tâm tới bài viết chia sẻ những kinh nghiệm, những điều cần lưu ý khi làm móng nhà:

Những lưu ý khi làm móng nhà

loai-mong-nao-tot-nhat

Ngoài các yếu tố kỹ thuật, địa hình địa chất. Việc lựa chọn móng nào tốt khi thi công công trình nhà ở còn phụ thuộc vào vật liệu xây dựng, các yếu tố liên quan từ bên nhà thầu, kiến trúc sư. Vì vậy để có câu trả lời chắc chắn cho câu hỏi móng nhà nào tốt thì bắt buộc phải khảo sát địa hình. Linh hoạt lựa chọn phương án thích hợp. Nếu cần tìm một nhà thầu khoan cọc nhồi, hãy thử tham khảo công ty Khoan Cọc Nhồi An Phú Mỹ. Đây là một đơn vị khoan cọc nhồi uy tín và chất lượng tại thành phố Hồ Chí Minh

Trên đây, Kiến trúc Tây Hồ vừa chia sẻ các loại móng nhà đầy đủ và chi tiết nhất. Trước khi xây nhà, gia chủ cũng nên tìm hiểu kỹ các thông tin về móng nhà để đảm bảo công trình nhà ở vững chắc, an toàn và tối ưu nhất.



Chat zalo
Chat messenger
Liên hệ chúng tôi