Cách chống thấm tường cũ hiệu quả

Tường cũ lâu ngày bị thấm là điều không thể tránh khỏi đối với một nước có khí hậu nóng ẩm mưa nhiều như ở Việt Nam. Thấm tường cũ gây ra nhiều hệ lụy. Nếu như không xử lý kịp thời thì sẽ khiến cho công trình nhanh chóng xuống cấp, thậm chí là đổ sập. Dưới đây là cách chống thấm tường cũ dễ thực hiện nhưng mang lại hiệu quả cao. Nếu tường nhà bạn cũng đang gặp phải tình trạng này, hãy tham khảo ngay nhé.

cach-chong-tham-cho-tuong-cu

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tường nhà cũ bị thấm

Tường nhà cũ bị thấm do nhiều tác nhân khác nhau. Bao gồm cả nguyên nhân khách quan và chủ quan:

  • Tường nhà bị thấm do trời mưa nhiều, lượng nước bị ngấm vào tường lớn. Bản chất của xi măng là hút nước mạnh và có những mao quản (khoảng cách giữa các hạt) có đường kính khoảng 20 – 40 micromet. Do đó, khi bề mặt tường phải tiếp xúc lâu với nước, những khe hở mao quản sẽ bị nước xâm nhập vào sâu bên trong và gây ra hiện tượng thấm.
  • Trong quá trình xây dựng, người thợ sử dụng cốt liệu bê tông không đúng các quy chuẩn, hoặc không đủ vữa xi măng. Việc làm này sẽ tạo nên các lỗ rỗng giữa các viên gạch, bê tông và khiến nước thấm nhanh vào tường hơn.
  • Hiện tượng thấm do vị trí đặt của các ống thoát nước, khu vực tiếp giáp với tường nhà, rãnh thoát nước,… gây nứt bề mặt. Nước và hơi ẩm sẽ ngấm vào bên trong, chảy theo đường nứt, lâu ngày sẽ gây mục vữa cho lớp sơn và tạo thành những vết loang lổ.
  • Tường nhà xuống cấp do thời gian sử dụng đã lâu. Đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đến thấm tường nhà cũ.
  • Trên bề mặt xuất hiện những vết nứt thì khả năng bị thấm sẽ càng cao. Những vết nứt này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để nước mưa chảy vào. Lâu ngày dẫn đến hiện tượng thấm tường lan rộng.
  • Nguyên nhân trực tiếp nhất vẫn là công trình không chủ động sử dụng phương pháp ngăn thấm dột ngay từ những ngày đầu xây dựng.

Dù là nguyên nhân nào thì cũng đã đến lúc bạn nên thực hiện các công tác chống thấm bằng những giải pháp triệt để.

Bài viết liên quan: Nhà xây tường 10 có bị thấm không?

Tại sao cần phải chống thấm cho tường nhà cũ?

vi-sao-can-lam-chong-tham-cho-tuong-cu

Tường nhà cũ bị thấm dột gây ra nhiều hệ lụy:

  • Công trình xuống cấp nhanh chóng: các vết bong tróc, nứt của bê tông, trần nhà bị nứt ngang chính là dấu hiệu cảnh báo công trình nhà bạn đang xuống cấp và ẩn chứa với đó là các nguy cơ tiềm ẩn gây nguy hiểm khó lường.
  • Làm mất tính thẩm mỹ cho toàn bộ công trình: Vết rạn nứt của bê tông, vết ố vàng thậm chí là rêu mốc sẽ khiến cho công trình của bạn mất đi tính mỹ quan.
  • Nguy cơ tiềm ẩn cháy nổ: Những ổ điện hay các thiết bị điện âm tường vốn được xem là các thiết bị an toàn, tuy nhiên khi nó bị ngấm nước lâu ngày sẽ thì đều sẽ dẫn đến hư hỏng, làm giảm độ bền của các vật dụng điện tử khác trong nhà: tivi, tủ lạnh, máy giặt…
  • Tường nhà bị ẩm mốc sẽ gây hại đến sức khỏe của con người: Môi trường ẩm ướt lâu ngày sẽ là điều kiện thuận lợi để nấm mốc và vi khuẩn sinh sôi. Khi hít phải sẽ dẫn đến các bệnh liên quan đến đường hô hấp như: viêm mũi, viêm xoang, nấm da…

Nhà càng cũ thì việc chống thấm càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Quá trình chống thấm phải áp dụng phương pháp thích hợp cho từng trường hợp để đạt được hiệu quả và an toàn.

Cách xử lý chống thấm tường cũ hiệu quả nhất

Tường cũ có thể bị thấm từ bên trong hoặc bên ngoài. Vì thế, để đạt hiệu quả tối đa, gia chủ có thể chống thấm từ cả 2 phía. Đối với những bức tường nhà cũ, nhà xuống cấp sẽ cần phải làm tỉ mỉ và trau chuốt hơn. Nếu không sẽ rất dễ bị thấm nước trở lại. Trước đó bạn cần chuẩn bị những công đoạn ban đầu như:

  • Làm sạch bề mặt tường cũ bị thấm để tạo độ nhám tốt.
  • Làm phẳng các bề mặt thi công bằng việc vá lại những vết nứt và những chỗ bị rỗ nếu có. Đối với những trường hợp tường có vết nứt to thì cần phải trám lại bằng vữa. Sử dụng phụ gia chống thấm phù hợp.
  • Tạo độ ẩm cho bề mặt trước khi thi công, đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn là dưới 16%.
  • Chuẩn bị sơn chống thấm, vữa trát và các dụng cụ cần thiết để chống thấm.

Bài viết liên quan: Có nên dùng xốp dán lên tường bị ẩm mốc?

Cách chống thấm tường cũ ngoài trời

Đây là bước đầu giúp tăng tuổi thọ cho công trình của bạn. Việc chống thấm từ bên ngoài sẽ giúp bảo vệ tốt cho kết cấu ngôi nhà. Từ đó giảm bớt các tác hại lên tường nhà. Chống thấm bên ngoài tốt sẽ ngăn ngừa được nước thâm nhập vào bên trong. Các thiết bị trong hoặc gần bức tường cũng được giữ an toàn hơn.

cach-chong-tham-tuong-cu-ngoai-troi

Tuy nhiên phương pháp chống thấm tường ngoài chỉ có thể áp dụng đối với các trường hợp dưới đây:

  • Tường của công trình riêng biệt, không xây kề sát hoặc chung tường với những công trình khác
  • Tường được thi công trước, chưa bị che khuất bởi các công trình thi công sau
  • Tường của khu chung cư, nhà cao tầng có thể chống thấm ngoài trời

Quy trình thi công:

Bước 1: Làm vệ sinh và tái tạo tường ngoài

Xử lý các về đề trên tường bao gồm:

  • Làm sạch bụi bẩn và rong rêu bám trên tường
  • Loại bỏ hoàn toàn những lớp sơn cũ đã bị bong, bị ố mốc và những khu vực vữa liên kết yếu. Bạn cần dùng chổi sắt, bay cạo lớp vữa yếu này.
  • Trám vá lại những vị trí nứt vỡ trên tường
  • Trát lại những điểm tưởng đang bị bung nở nhiều

Bước 2: Thi công chống thấm tường ngoài trời

Có thể sơn chống thấm tường bằng Sika hay chống thấm tường bằng Kova…

Các bước chống thấm tường cũ ngoài trời được thực hiện như sau:

  • Sơn lớp lót chống thấm: Phủ một lớp sơn lót để có được độ bám dính tốt và màu sơn được lên mịn, bền màu về sau. Từ đó giúp tăng hiệu quả chống thấm.
  • Thi công sơn chống thấm: Quét 1 – 2 lớp sơn chống thấm để đảm bảo được hiệu quả chống thấm triệt để. Sau khi sơn lớp chống thấm đầu tiên, bạn cần đợi khoảng 4 – 6h cho sơn chống thấm được khô hoàn toàn thì mới sơn lớp thứ 2.
  • Để lớp sơn khô và kiểm tra lại một lần nữa phần tường đã chống thấm.

Phương án xử lý chống thấm tường nhà bên trong

cach-chong-tham-tuong-cu-ben-trong-nha

Sau khi công trình được sử dụng một thời gian dài, tường bên trong nhà sẽ bị rạn nứt, xuống cấp hoặc do nhiều các lý do khác dẫn đến bị thấm nước. Lúc này bạn sẽ phải thực hiện việc chống thấm bằng cách sử dụng các vật liệu chuyên dụng như: bột trét tường, sơn lót,… và dụng cụ chuyên dùng như chổi quét sơn để xử lý.

Quy trình thi công:

Bước 1: Xử lý tường nhà cũ

Nếu tường cũ đã bong tróc sơn, thấm dột, nứt vỡ thì cần phải:

  • Cạo sạch lớp sơn bị bong tróc, lớp vữa yếu
  • Vệ sinh sạch sẽ những chỗ bị thấm nước, ẩm mốc và rong rêu
  • Trám trét lại những vết nứt tường nếu có

Bước 2: Thi công chống thấm mặt trong

Các bước thi công chống thấm tường trong được thực hiện ở bước này như sau:

  • Sơn lớp lót chống thấm: Ở bước này hãy phủ một lớp sơn lót để có được độ bám dính tốt, màu sơn mịn, bền màu và tăng hiệu quả chống thấm.
  • Thi công sơn chống thấm: Quét 1 – 2 lớp sơn chống thấm, đảm bảo chống thấm triệt để. Sau khi sơn lớp đầu tiên cần đợi khô 4h mới sơn lớp thứ 2.

Bước 3: Thử nước và nghiệm thu

Lưu ý: Chỉ nên tiến hành quét sơn chống thấm cho tường cũ khi bề mặt đã được làm sạch một cách hoàn toàn. Nếu không đảm bảo được điều này thì lớp sơn sẽ không đạt chất lượng chống thấm tối đa.

Một vài lưu ý cần nhớ khi tiến hành chống thấm cho tường nhà cũ

nhung-luu-y-khi-chong-tham-cho-tuong-nha

  • Nếu tường nhà của bạn đang tiếp giáp với tường của công trình mới xây bên cạnh và chưa được trát vữa thì bức tường đó sẽ rất dễ bị thấm nước. Trong trường hợp này, bạn nên xử lý chống thấm cho cả 2 mặt trong và ngoài của tường nhà mình.
  • Nên dùng phụ gia chống thấm ngược để quét lên bề mặt trong, ngoài của tường bị nấm mốc hoặc có hộp số kỹ thuật.
  • Ở các vị trí tường nhà yêu cầu cao về tính thẩm mỹ, bạn nên sử dụng gạch hoặc gỗ để ốp bề mặt tường sau khi được tiến hành chống thấm. Như thế sẽ vừa tạo nên vẻ đẹp độc đáo cho tường nhà lại vừa tránh được ẩm mốc.

Tổng kết

Trên đây là một số cách chống thấm tường cũ hiệu quả và tiết kiệm được tổng hợp vô cùng chi tiết. Có thể thấy, việc thi công chống thấm là vô cùng quan trọng. Nó vừa giúp đảm bảo độ an toàn lại vừa tăng thêm tính thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn. Hy vọng qua bài viết này bạn đã có được những giải pháp tối ưu cho ngôi nhà của mình.

Chat zalo
Chat messenger
Liên hệ chúng tôi