Cách dọn dẹp nhà cửa của người Nhật

Ngôi nhà của người Nhật Bản được thiết kế dựa trên chủ nghĩa đơn giản và tối giản. Vì thế, cách họ sắp xếp nhà cửa và cuộc sống cũng rất khoa học, ngăn nắp, thú vị. Vậy bạn có đang tò mò về cách dọn dẹp nhà cửa của người Nhật? Làm thế nào mà họ có thể thu vén, dọn dẹp đồ đạc một cách nhanh chóng, không tốn thời gian mà vẫn gọn gàng? Hãy cùng Kiến trúc Tây Hồ tham khảo cách mà Nhật Bản áp dụng nhé.

Marie Kondo và phương pháp dọn dẹp KonMari

Ngăn nắp, gọn gàng, tối giản – là những từ ngữ phù hợp để mô tả tính cách cũng như phong cách sống của người dân ở đất nước hoa anh đào. Họ áp dụng trong nhiều khía cạnh của cuộc sống, nhất là việc dọn dẹp nhà cửa. Và quả thực, phương pháp mà họ đang áp dụng đã có sức ảnh hưởng và nhận được sự quan tâm của chị em nội trợ trên khắp thế giới.

cach-don-dep-nha-cua-nguoi-nhat

Những thói quen này đã được tác giả Marie Kondo nghiên cứu chuyên sâu và sáng tạo thành công với phương pháp KonMari Method™.

Marie Kondo là tác giả của cuốn sách KonMari Method™: Fundamentals of Tidying bán chạy nhất hướng dẫn về cách dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp.

cach-don-nha-marie-kondo

Phương pháp KonMari là cách tiếp cận lấy cảm hứng từ chủ nghĩa tối giản của Marie Kondo để giải quyết từng thứ của bạn theo danh mục thay vì từng phòng. Mục tiêu của phương pháp này là giúp ngôi nhà của bạn trở nên gọn gàng, chứa đựng đầy đủ các vật dụng làm bạn vui, vứt bỏ những thứ không cần thiết, không đem lại hạnh phúc.

Cách dọn dẹp nhà cửa của người Nhật

Dọn dẹp nhà cửa với tinh thần vui tươi

Giữ tinh thần vui tươi, thoải mái và thích thú khi dọn dẹp. Điều này sẽ giúp cho bạn xử lý các công việc nhà một cách nhanh chóng, trơn tru hơn. Bởi vậy điều quan trọng đầu tiên khi làm sạch nhà cửa, theo Nhật Bản, hãy giữ một tinh thần thoải mái.

Mặt khác, nếu như bạn mang vác sự bực bội, khó chịu hay ấm ức khi phải dọn dẹp nhà cửa. Vậy tất nhiên, đồ đạc sẽ vô hình chung trở thành vật chút giận. Bạn không chuyên tâm xử lý, gấp, xếp, cất. Vì thế, các món đồ có thể sẽ không được cất một cách gọn gàng, ngăn nắp, đúng chỗ.

Lên lịch dọn dẹp nhà cửa và tuân thủ lịch

len-lich-don-dep-nha-cua

Tiếp đến, họ lên cho mình một kế hoạch dọn dẹp nhà rất cụ thể. Bao gồm thời gian dọn các nhóm đồ, các không gian, khu vực trong nhà. Và sẽ lặp lại việc dọn dẹp đó trong bao lâu. Bằng việc lên lịch cụ thể ra giấy hoặc note điện thoại như vậy, bạn sẽ không phải ngày nào cũng dọn. Tuy nhiên, cần tuân thủ lịch mà bạn đã vạch ra.

Chỉ dọn đồ, không dọn phòng cùng một lúc

Trong cuốn sách của tác giả Marie Kondo, ở Nhật Bản chỉ dọn đồ, không dọn phòng cùng một lúc. Họ cũng không dọn từ phòng khách tới phòng bếp, phòng ngủ… như cách chúng ta vẫn đang làm. Mà thay vào đó, đồ đạc trong tất cả các phòng phải được xếp lại ngăn nắp và đúng vị trí. Sau đó, mới tiến hành quét dọn từ trên xuống, từ vị trí xa cửa nhất tới gần cửa. Cuối cùng thu gom rác, lau sàn nhà.

Sắp xếp đồ đạc theo danh mục, không theo vị trí

Phương pháp này đòi hỏi bạn thu gom tất cả các món đồ giống nhau vào một nơi. Ví dụ, bạn lùng sục khắp căn nhà của mình để tìm sách, phân loại, gom nhóm và sắp xếp chúng lên một kệ cố định. Với các món đồ khác cũng tương tự.

cach-sap-xep-do-dac-cua-nguoi-nhat

Logic của Marie Kondo cho việc này đó là bạn phải tự xem mình có bao nhiêu thứ trong nhà. Và bạn đang có bao nhiêu thứ giống nhau. Những gì bạn còn dùng, cần dùng và những gì sẽ không dùng tới nữa.

Thứ tự ưu tiên của Nhật Bản đó là dọn từ tủ đồ quần áo đến giá sạch, các loại giấy tờ. Sau đó, mới đến các món đồ khác (komono) theo ý thích của mỗi người.

Bỏ đi với lòng biết ơn

Khi bạn lùng sục tìm kiếm tất cả các món đồ giống nhau trong căn nhà của mình, hãy tự hỏi bản thân có cần dùng đến nữa không. Nếu không, nên dứt khoát bỏ đi, hoặc thanh lý.

Người Nhật cho rằng, việc dọn dẹp ngăn nắp cũng là lúc để tìm lại những kỷ niệm. Đồng thời nó giống như một cuộc “tiễn đưa đặc biệt” những thứ sẽ rời khỏi nhà. Và khi bạn buông bỏ những món đồ đã sử dụng nhiều lần, hãy cảm ơn vì công dụng hữu ích nó đã mang đến với bạn, với cuộc sống gia đình bạn. Còn nếu bạn buông bỏ một thứ chưa sử dụng lần nào, nó sẽ dạy cho bạn cách chọn mua những món đồ thực sự hữu ích cho cuộc sống trong tương lai.

Cố định vị trí các món đồ

Sự lộn xộn trong căn nhà là do các món đồ không thể trở lại nơi chúng từng thuộc về. Nó thực sự phù hợp với câu “bạ đâu xả đó”. Có nghĩa bạn đã mang ra dùng nhưng không cất đúng vị trí.

Trong cách dọn dẹp nhà cửa của người Nhật, họ sẽ cố định vị trí cho các món đồ. Tuy nhiên, việc lưu trữ này sẽ được tiến hành sau khi bạn phân loại, vứt bỏ bớt những thứ không cần thiết.

Sắp xếp đồ đạc theo chiều dọc

sap-xep-do-dac-theo-chieu-doc

Đối với những không gian lưu trữ nhỏ hẹp, bạn nên để các món đồ của mình theo chiều dọc, thay vì treo. Đặt chúng theo kiểu gáy sách, không xếp chồng chéo lên nhau. Như vậy, khi lấy sẽ dễ tìm và không làm ảnh hưởng đến những đồ xung quanh.

Quét dọn từ trên cao xuống

Ngôi nhà của người Nhật Bản được thiết kế theo những nguyên tắc phong thủy. Và nó cũng được áp dụng trong cả quá trình dọn dẹp nhà cửa, trong đó có cách dọn dẹp từ trên xuống. Điều này còn phù hợp với thực tế dựa trên lực hấp dẫn.

Khi quét dọn nhà cửa từ trên cao xuống, bụi sẽ lắng dần xuống, không làm ảnh hưởng quá nhiều đến không gian. Khi lau chùi nội thất, cân nhắc làm sạch từ trên mặt tủ, gờ, cửa sổ và tranh ảnh.

Không chà xát quá mạnh

Khi lau chùi, không nên chà xát quá mạnh, tiến hành nhẹ nhàng, tôn trọng đồ đạc. Trong triết học Nhật Bản, tất cả các đối tượng đều được tôn trọng bởi vì nhiệm vụ mà chúng thực hiện. Không có gì lạ lẫm khi thất người Nhật Bản cảm ơn đồ vật vô tri vô giác đã giúp họ làm những công việc hàng ngày.

Vậy nên, dọn dẹp nhà cửa theo cách của Nhật Bản, không sử dụng chất tẩy rửa có tính axit quá mạnh lên bề mặt vật liệu. Thay vào đó, họ dùng chất tẩy rửa dịu nhẹ, phần lớn là “Nature” (Thiên nhiên), sử dụng bọt biển hoặc tận dụng ngay nước mưa rửa kính.

Khi dùng bàn chải kỳ cọ, cũng không nên dùng lực mạnh. Quả thực không chỉ là tôn trọng đồ vật, mà còn kéo dài độ bền, thời gian sử dụng, tránh các vết trầy xước.

Tái sử dụng các loại hộp

tai-su-dung-cac-loai-hop

Những chiếc hộp, thùng carton trong nhà được Nhật Bản tái sử dụng để làm thùng đựng độ. Có thể chia ngăn và đựng các món đồ nhỏ như: đồ lót, kẹp tóc, dây, móc khóa. Sau đó, chồng những thùng carton nhỏ này lên nhau, đặt ở vị trí thuận tiện sử dụng.

Hướng đến sự hoàn hảo

Cuối cùng, theo Marie Kondo – tác giả của phương pháp KonMari, việc dọn dẹp nhà cửa hãy hướng đến sự hoàn hảo. Việc này nghe có vẻ khó khăn, nhưng lại rất có lý. Bởi nếu không hướng đến sự hoàn hảo, gọn gàng, sạch sẽ, bạn sẽ dọn chỉ dọn nhà một cách nửa vời.  Đó là việc thúc đẩy bản thân làm mọi thứ với tất cả những gì bạn có, thay vì giải quyết mức tối thiểu.

Bài viết liên quan: Mẫu sân phơi nhà ống tiết kiệm diện tích mà vẫn đẹp

Mẹo dọn dẹp nhà cửa theo từng món đồ mà người Nhật đang làm

Người Nhật trú trọng dọn dẹp đến cả những chi tiết nhỏ nhất. Vì thế ngoài việc phân loại riêng thì mỗi món đồ cũng có một quy tắc sắp sếp nhất định. Đảm bảo gọn gàng nhưng vẫn thuận tiện nhất khi sử dụng.

Với tủ đồ thực phẩm

Đối với các nhóm gia vị sau khi mua về, người Nhật sẽ không để nguyên trong túi, lọ đựng. Mà họ phân loại vào các chai thủy tinh đồng bộ có sẵn tại nhà. Điều này sẽ thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng. Đồng thời, đảm bảo sự đồng bộ, ngăn nắp, gọn gàng trong khu vực bếp nấu.

cach-sap-xe-ngan-do-thuc-pham-cua-nguoi-nhat

Đối với các nhóm thực phẩm khác, họ cũng sẽ phân loại tương tự. Ưu tiên sơ chế và cho vào hộp đựng, sau đó với đưa vào tủ lạnh.

Với tủ đồ sách vở

Tủ sách, thư viện sách trong nhà sẽ được phân loại thành các nhóm: đang đọc, chưa đọc, đã đọc, chưa có ý định đọc lại. Sau khi đã phân loại đầu sách vào các nhóm trên, người Nhật sẽ sắp xếp theo thứ tự lên tủ sách của mình. Nhóm chưa có ý định đọc lại đặt ở vị trí trên cao nhất. Sau đó, xếp lần lượt từ trên xuống dưới. Nhóm sách chưa đọc sẽ ở vị trí thấp nhất, dễ lấy nhất.

Với tủ đồ tranh ảnh

Người Nhật ưu tiên thiết kế theo phong cách tối giản. Vì thế nếu có quá nhiều tranh treo trong nhà, họ sẽ không thể và cũng không muốn treo hết lên tường. Thay vào đó, những bức tranh, ảnh chưa dùng tới sẽ được họ bọc kỹ lưỡng và cất gọn trong kho. Sau một thời gian nhất định, họ sẽ thay mới các bức tranh treo trong nhà.

Bảo quản trong kho giúp tranh không bị cũ, phai màu. Lại đảm bảo sự gọn gàng và tối giản theo đúng phong cách sống của người Nhật. Đây là một kiểu dọn nhà của người Nhật hiệu quả.

Với tủ đồ túi xách

Nếu các chị em có qua nhiều túi xanh trong nhà, có thể sắp xếp theo cách của người Nhật Bản để trông gọn gàng hơn. Sau 1 ngày sử dụng, hãy lấy hết đồ trong túi ra, đặt túi nhỏ vào túi lớn. Cách này sẽ tiết kiệm tối đa diện tích tủ kệ trưng bày. Bên cạnh đó, thói quen bỏ đồ đạc ra ngoài giúp túi trông sạch sẽ, không bị bụi bẩn, tránh thất lạc khi sử dụng ở lần tiếp theo.

Với tủ đồ quần áo

Quần áo được phân loại tương đối cẩn thận. Đảm bảo các tiêu chí: gọn gàng, tiết kiệm diện tích nhưng vẫn dễ lấy và không làm ảnh hưởng đến chất liệu quần áo. Trước tiên, họ phân loại quần áo của từng người. Tiếp đến, phần theo từng loại quần – áo riêng, phân theo từng mùa.

cach-sap-xep-tu-quan-ao-cua-nguoi-nhat

Quần áo mặc hàng ngày sẽ được treo hoặc đặt ra ngoài. Quần áo ít sử dụng, đồ mùa khác sẽ để trong tủ hoặc ngăn kéo sâu hơn. Như vậy, mỗi lần lấy quần áo sẽ không mất quá nhiều thời gian. Tủ đồ sẽ không bị xáo trộn lung tung.

Bài viết liên quan: Những ý tưởng xây bồn hoa trước nhà siêu đẹp

Hãy tưởng tượng đến một căn nhà ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ, không lộn xộn. Bạn có thể tìm thấy những món đồ của mình chỉ trong 10 giây. Nó sẽ mang đến cho bạn cảm giác thoải mái, bình yên khi sống trong nhà của mình. Đây chính là mục tiêu cuối cùng trong cách dọn dẹp nhà cửa của người Nhật cũng như phương pháp KonMari Method™. Hi vọng mỗi chúng ta có thể áp dụng được một phần trên đây để biến không gian sinh hoạt tại nhà trở thành nơi thực sự lý tưởng.

Chat zalo
Chat messenger
Liên hệ chúng tôi