Chuyển nhượng đất có cần ký giáp ranh không?

Chuyển nhượng đất có cần ký giáp ranh không? Trước đây ký giáp ranh là quy định bắt buộc đối với người cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất lần đầu. Cũng vì thế mà nhiều trường hợp có xích mích, bất đồng với hàng xóm liền kề nên không thể tiến hành các thủ tục chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho do không có chữ ký giáp ranh. Vậy quy định mới nhất của pháp luật hiện hành như thế nào?



Luật ký giáp ranh đất

Ranh giới thửa đất theo quy định của Pháp luật hiện hành

Ranh giới thửa đất được xác định là đường gấp khúc tạo bởi các cạnh thửa nối liền, bao khép kín phần diện tích thuộc thửa đất đó. Trong trường hợp có ao, vườn, ranh giới thửa đất được xác định là đường bao quanh toàn bộ diện tích có chứa ao, vườn gắn liền với nhà ở thuộc đất đó.

chuyen-nhuong-quyen-su-dung-dat

Điều 11 Số: 25/2014/TT-BTNMT hướng dẫn về xác định ranh giới thửa đất, lập bản đồ mô tả, mốc giới của thửa đất như sau:

  • Xác định ranh giới thửa đất: Các bên liên quan tiến hành xác định ranh giới, mốc giới trên thực địa. Đánh dấu bằng đinh sắt, vạch sơn, cọc gỗ và lập biên bản. Yêu cầu chủ đất cung cấp các giấy tờ liên quan.
  • Lập bản mô tả theo mẫu quy định tại Phụ Lục 11 đi kèm thông tư.
  • Ranh giới của thửa đất sẽ được xác định theo hiện trạng sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo Giấy chứng nhận.

Bài viết liên quan: Khi xây nhà có phải đóng thuế không?



Ký giáp ranh là gì?

Ký giáp ranh được hiểu là chữ ký của những người có bất động sản ngay liền kề khu đất. Mục đích của chữ ký giáp ranh là xác nhận về việc không lấn chiếm, không tranh chấp xảy đất đai xảy ra tại đây.

Ký giáp ranh trong trường hợp nào?

Luật ký giáp ranh được nhắc đến đầu tiên tại Thông tư số 9/2007/TT-BTNMT. Theo đó, ký giáp ranh là thủ tục bắt buộc khi xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu.



Chuyển nhượng đất có cần ký giáp ranh không?

Hiện nay, thông tư số 9/2007/TT-BTNMT đã hết hiệu lực. Thay vào đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành thông tư mới Số: 25/2014/TT-BTNMT. Trong đó không có quy định bắt buộc về ký giáp ranh khi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu.

bien-ban-ky-giap-ranh-dat

Ngoài ra, trình tự, thủ tục chuyển nhượng đất được quy định tại Điều 79, Nghị định 43/2014/NĐ-CP cũng nêu rõ:

Trường hợp chuyển nhượng một nửa thửa đất

Người sử dụng đất sẽ đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai tiến hành đo đạc, tách thửa với phần đất được chuyển nhượng trước khi nộp hồ sơ.



Trường hợp chuyển nhượng toàn bộ thửa đất

01 hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm đo đạc lại toàn bộ diện tích, ranh giới của thửa đất.Quy định về chỉnh lý bản đồ địa chính chỉ thực hiện trong các trường hợp cụ thể được nêu tại điểm 1.1 khoản 1 Điều 17 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT:

  • Có thửa đất và các đối tượng chiếm đất mới.
  • Thay đổi ranh giới thửa đất và đối tượng chiếm đất.
  • Thay đổi diện tích của đất.
  • Thay đổi mục đích sử dụng của thửa đất.
  • Thay đổi thông tin về tình trạng pháp lý của mảnh đất.
  • Thay đổi mốc giới, đường địa giới hành chính thuộc các cấp.
  • Thay đổi điểm tọa độ địa chính, tọa độ Quốc gia.
  • Thay đổi mốc giới, hành lang an toàn của công trình.
  • Thay đổi địa danh và ghi chú khác trên bản đồ. 

Phương án giải quyết ranh giới trong trường hợp có tranh chấp

Theo Điều 11, Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT:

  • Đơn vị đo đạc có trách nhiệm báo cáo UBND cấp xã nơi có thửa đất để giải quyết tranh chấp.
  • Trường hợp chưa giải quyết xong trong thời gian đo đạc nhưng đã xác định được ranh giới thực tế sử dụng? Sẽ quản lý, đo đạc theo ranh giới đó.
  • Trường hợp không xác định được ranh giới thực tế sử dụng? Được phép đo vẽ khoanh bao các thửa đất tranh chấp. Đơn vị đo đạc tiếp tục tiến hành lập hồ sơ để thực hiện các bước giải quyết theo thẩm quyền.
  • Trường hợp người sử dụng đất, người liền kề thửa đất vắng mặt trong quá trình đo đạc? Ranh giới của thửa đất sẽ được tính theo bản đồ mô tả liên quan và người dẫn đạc xác nhận. Đơn vị đo đạc sẽ chuyển bản mô tả ranh giới, mốc giới cho UBND cấp xã để gửi người sử dụng đất vắng mặt ký sau.

Bài viết liên quan: Nên hay không nên bồi dưỡng thợ xây?



Chuyển nhượng đất cần ký giáp ranh không?

Nếu thửa đất chuyển nhượng đủ các điều kiện dưới đây thì không cần ký giáp ranh:

  • Không tranh chấp
  • Không phải là đất thu hồi hoặc chờ thi hành án
  • Nằm trong thời gian sử dụng đất
  • Có đầy đủ giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất

ky-giap-ranh-dat

Như vậy, trong tất cả các quy định, thông tư hiện hành về xác định ranh giới, mốc giới, chuyển nhượng đất không cần bắt buộc phải ký giáp ranh. Bởi vì trên thực tế:

  • Thửa đất đã có đầy đủ giấy tờ thỏa thuận xác định ranh giới, mốc giới thể hiện bằng bản vẽ; ranh giới sử dụng thực tế không thay đổi so với bản vẽ.
  • Chủ sở hữu đất có đầy đủ giấy tờ liên quan chứng nhận quyền sử dụng đất. Bao gồm cả giấy tờ thể hiện ranh giới chung với thửa đất liền kề.
  • Thửa đất thuộc đất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản có một mốc rõ ràng trên thực địa.

Kết luận

Trên đây là câu trả lời chính xác nhất về vấn đề Chuyển nhượng đất có cần ký giáp ranh không? Hi vọng những thông tin Kiến trúc Tây Hồ cung cấp trên đây sẽ giúp gia chủ thực hiện thủ tục chuyển nhượng đúng quy định, tránh sai sót mất thời gian và gây hiểu lầm với các bên liên quan.



Chat zalo
Chat messenger
Liên hệ chúng tôi