Có nên làm nhà gần chùa hay không? Tại sao?

Đất cạnh chùa chiền, đình, miếu thường có giá rẻ hơn vì xây nhà ở quanh đây không tốt. Nhưng cũng có ý kiến trái chiều cho rằng làm nhà gần chùa sẽ được các thần phật phù hộ độ trì, bao bọc, chở che. Vậy tóm lại có nên làm nhà gần chùa hay không? Tại vì sao?

Chùa chiền là đất linh thiêng

Chùa chiền vốn là chốn thanh tu và tôn nghiêm dành cho các tăng ni, phật tử. Bởi vậy mà người xưa thường lên núi, vào chốn  rừng sâu cất chùa. Còn ở nông thôn, chùa, miếu, đình được xây dựng ngoài đồng rộng mênh mông, tách biệt khỏi khu dân sinh.

co-nen-lam-nha-gan-chua-khong.jpg

Ngày nay, khi đời sống xã hội phát triển, dân số tăng nhanh, nhà chùa cũng về gần với dân hơn. Thậm chí là nhà dân bao bọc xung quanh chùa chiền. Thế giới của sự tu tập và thanh tịnh lại đặt cạnh thế giới của phàm tục. Hai bên chắc chắn sẽ khó mà tránh khỏi sự phiền muộn nhất định.

Có nên làm nhà gần chùa không?

Theo lý giải từ góc độ phong thủy thì không nên làm nhà gần chùa. Bởi vì chùa chiền, đình, đền, miếu là nơi có âm khí nặng nề. Đó là nơi mà các thần phật tối cao, ma quỷ, âm linh, vong hồn đều tập trung nương náu. Trong khi con người cần nhiều năng lượng dương. Sống gần chùa chiền có thể gặp họa sát thân, tại nạn, rủi ro.

Phong thủy cũng có câu: “thần tiền miếu hậu vi cô sát chi địa”. Ở đây, “ Thần tiền miếu hậu” là chỉ căn nhà gần chùa chiền, miếu mạo, giáo đường. Những ngôi nhà như vậy nếu không được hóa giải đúng cách, người trong nhà hay mắc bệnh, tính tình cáu gắt.

Theo quan niệm của dân gian, cũng không nên làm nhà cạnh chùa, hay mua đất chùa làm nhà. Vì thực tế có nhiều gia đình sau khi mua đất chùa hoặc được cắt đất chùa để xây dựng nhà, về sau cuộc sống gia đình bị ảnh hưởng và sinh nhiều chuyện khó lý giải. Bởi lẽ đó mà đất chùa và đất cạnh chùa thường là nơi “tối kỵ” không nên đụng chạm.

Tuy nhiên quan niệm này chưa hẳn là đúng với tất cả mọi người. Theo Đại Đức Thích Thiện Tuệ, việc lựa chọn ở đâu tùy thuộc vào mục đích của mỗi người. Riêng với những phật tử, người thích làm công đức, công quả; thích nghe tụng kinh, phật pháp thì  nhà ở sát chùa sẽ thuận tiện hơn cho việc đi lại.

Tuy nhiên do đất chật người đông, tấc đất tấc vàng nên rất khó tránh khỏi việc phải xây nhà cạnh chùa. Trong trường hợp này cần lưu ý gì? Có những kiêng kỵ gì? Cách hóa giải nhà gần chùa như thế nào? Bạn có thể xem tại bài viết này:

Những cách hóa giải nhà gần chùa để tránh họa sát thân

Tại sao không nên xây nhà gần chùa?

Không nên làm nhà gần chùa và các công trình tôn giáo tín ngưỡng khác. Vì rất có thể các thành viên trong gia đình sẽ gặp phải họa sát thân. Điều này có thể lý giải bởi các nguyên nhân sau:

Đền chùa thuộc đất âm sát

Đất âm sát có nghĩa là mảnh đất có nhiều cây nhưng không theo thứ tự hàng lối. Cây cối quá cao, nhiều tầng tán che phủ xung quanh nên vì thế mà gây ra tích tụ âm khí. Đất ở các chùa chiền chính là thuộc đất âm sát. Trong các ngôi chùa hoặc đình, đền, miếu thường có nhiều cây lớn như vậy. Nhất là chùa cổ và những cây cổ thụ lâu năm. Đây có thể là nơi trú ngụ của hồn ma, vòng hôn, âm linh được nhà chùa đưa về tá túc.

tai-sao-khong-nen-lam-nha-gan-chua.jpg

Cho dù đó là một nơi thờ tự mới được xây lên, nhưng nếu thờ cúng lâu ngày cũng sinh khí. Một vài năm sau, vùng đất và cây cổ thụ ở đây cũng sẽ thành đất linh thiêng.

Đất âm sát mang đến nhiều năng lượng âm. Nếu sống quá gần những nơi như vậy, con người sẽ thường có xu hướng hướng nội. Điều này không phù hợp với những người kinh doanh, buôn bán, làm ăn.

Là nơi có âm khí nặng nhất

Chùa chiền, đền, miếu là nơi có âm khí nặng nhất. Hoàn toàn không thích hợp cho người bình thường cư ngụ trong thời gian dài. Ở đây có thần, phật, các đấng tối cao. Nhưng cũng có cả vong hồn, âm linh, oan hồn chưa siêu thoát, hồn ma của người chết yểu. Nhiều gia đình có người thân mất còn đem vong hồn đến gửi nhờ nhà chùa.

Nếu gia đình sống trên mảnh đất này mà bất nhân, gây ô uế, phá hoại, ảnh hướng đến khí của chùa sẽ dễ gặp phải họa sát thân. Nhẹ thì điên loạn, tai nạn, chết chóc, nghèo khổ, nợ nần chồng chất. Nặng chỉ thiệt thân.

Cũng bởi vậy mà chùa chỉ thích hợp với người thoát tục, các tu sĩ độc thân tu thành chính quả, không chấp nhặt, không sân si, khẩu nghiệp. Và còn cả ông Từ, bà Từ già cả vào chùa nương nhờ đốt nén nhang, quét dọn, bày biện đồ cúng thần phật.

ly-do-khong-nen-lam-nha-gan-chua.jpg

Chưa hết, các vong linh, ma quỷ thường thích quấy phá nhà đối diện chùa vì dễ đi lại. Còn nhà sau lưng và bên hông sẽ ít bị hơn. Điều này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến các thành viên trong đó. Nhất là những người “yếu bóng vía”.

Là nơi mất cân bằng về trường khí

Như đã nói, đất gần chùa, đình, miếu là nơi mất cân bằng về trường khí vì có quá nhiều âm khí. Âm khí xuất phát từ các hồn ma, vong linh chết oan ức; âm khí cũng có thể từ những người đến thắp hương, giãi bày, than vãn uất ức, tủi nhục trong đời sống thường ngày… Âm khí quá nặng làm mất cân bằng về trường khí, dễ sinh năng lượng sát khí. Con người sống ở gần những nơi như vậy không tốt.

Việc làm ăn buôn bán ở những nơi này cũng không thuận lợi. Hay chăng chỉ có những mặt hàng vàng mã, tiền âm phủ thì lại thịnh.

Chùa chiền thường xuyên có người tới thắp hương

vi-sao-khong-nen-lam-nha-gan-chua.jpg

Chùa chiền là nơi có nhiều tăng ni, Phật tử, tín đồ, con nhang đệ tử tới lui thắp hương cúng bái. Nhất là vào mùng 1 và ngày rằm. Nhang khói nghi ngút, tiếng chuông, gõ mõ, tụng kinh, tiếng người ra vào ồn ào, tấp nập… Tất cả những điều này đều làm ảnh hưởng tới sinh hoạt của gia đình, mất đi không gian riêng tư và tĩnh mịch cần có.

Nhà chùa là nơi tôn nghiêm và linh thiêng

Chùa và các công trình tôn giáo tín ngưỡng khác đều là nơi tôn nghiêm và linh thiêng. Xây nhà gần chùa, việc sinh hoạt thường ngày sẽ làm ảnh hưởng đến sự thanh tao và linh thiêng đó. Bởi vậy mới có câu “tại gia tại nghiệp” khó mà tránh khỏi. Đặc biệt là khi xâm phạm và ảnh hưởng đến nhà chùa:

  • Vứt rác bừa bãi, lung tung bên ngoài cạnh chùa. Điều này sẽ làm ô uế tới cửa thần phật.
  • Thường xuyên cãi vã, đánh chửi, xích mích giữa các thành viên và hàng xóm xung quanh. Làm ảnh hưởng tới sự thanh tịnh của chốn linh thiêng, dễ bị quở mắng, phạm vào khẩu nghiệp.
  • Bật nhạc quá to, sinh hoạt vợ chồng cũng đều ảnh hưởng tới sự tôn nghiêm, thanh sạch của nhà chùa.
  • Nhà có tiệc cưới hỏi, cúng giỗ mang lợn, gà, vịt ra thịt trước cửa nhà chùa lại gây thêm tội sát sinh

Không nên xây lấn đất chùa tránh kiếp khổ sai

Không ít gia đình làm nhà gần chùa và cố tính lấn đất của chùa chiền. Theo như trong Kinh sách và Lễ nghi truyền thống, khi một người tự ý sử dụng vật dụng của chùa (kể cả 1 viên sỏi hay 1 chiếc lá, chưa kể là lấn đất) có nghĩa đã phạm vào tội “đạo dụng thập phương thường trụ”. Có nghĩa là đã trộm đồ của nhà chùa, của chúng sinh cúng dường. Người phạm vào những tội này khi sống có thể bị điên loạn; khi chết bị giam xuống 9 tầng địa ngục, chịu kiếp đày đọa, khổ sai.

Tóm lại

Trên thực tế cũng có nhiều trường hợp nhà sát chùa gặp phải vô số chuyện khó giải thích. Nên những lý giải ở trên không hoàn toàn là mê tín dị đoan, vô căn cứ và phiến diện.Vậy có nên làm nhà gần chùa không? Câu trả lời là không nên xây sát chùa, tốt nhất là cách một khoảng nhất định để đảm bảo linh thiêng và việc sinh hoạt tại gia.

Chat zalo
Chat messenger
Liên hệ chúng tôi