Đền đô Ngôi đền cũng những vị vua Lý

Đền Đô Ngôi đền của  các vị vua Lý là quần thể kiến trúc tín ngưỡng. Mời bạn cùng Kiến trúc Tây Hồ cùng tìm hiểu những đặc điểm nổi bật của công trình này.



Lịch sử di tích Đền Đô

Đền Đô hay còn gọi với cái tên khác Đền Lý Bát Đế hay Cố Pháp điện. Được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa theo quyết định của bộ văn hóa – Thông tin vào ngày 25 tháng 1 năm 1991. Được xếp hạng vào di tích lịch sử cùng các lăng mộ của vua Lý vào năm 2014. Năm 1954 quân đội Pháp dội bom phá hoàn toàn ngôi đền. Sau sức tàn phá của chiến tranh ngôi đền đã được khôi phục giống với kiến trúc và hình dáng ban đầu bởi nhiều kiến trúc sư giỏi.

Kiến trúc Đền Đô

Kiến trúc “nội công ngoại quốc” là kiểu kiến trúc bên trong có hình chữ Công (工) và bên ngoài có hình chữ Quốc (国). Có diện tích lên tới 31.250 mét vuông và có 20 công trình phân bố thành 2 khu vực là : nội thành và ngoại thành.  Tất cả được đắp vẽ bằng những chạm khắc tinh xảo. Bước vào cổng nội thành sẽ được trạm khắc bằng năm con rồng và được gọi là Ngũ Long Môn.  Nằm ở trung tâm nội thành của đền là chính điện. Nằm bên trong chính điện là Phương đình hay còn gọi là nhà vuông có diện tích lên tới 70 mét vuông. Ngay sau nó là Tiền tế có diện tích là 220 mét vuông. Bên trong là điện thờ của nhà vua Lý Thái Tổ với hai bên là “chiếu dời đô” nằm bên trái và bên phải là bài thơ nổi tiếng “Nam Quốc Sơn Hà”. Đằng sau là Cổ Pháp điện rộng tới 190 mét vuông là nơi ngai thờ của 8 vị vua nhà Lý. Nhà chuyển bồng kiến trúc theo kiểu chồng diêm 8 mái 8 đao cong mềm mại. Nội thành còn có nhà tiền tế, nhà để kiệu thờ, nhà để ngựa thờ. Nằm ở phía đông của đền có nhà bia đền cổ Pháp với chiều cao là 190 cm, chiều rộng là 103cm, dày 17 cm. Được khắc lên do tiến sĩ Phùng Khắc Khoan ghi lại sự kiện lịch sử nhà Lê xây dựng và ghi công đức của vua thời nhà Lý.



Hồ bán nguyệt

Ngoài thất Đền Đô còn có thùy đình trên hồ bán nguyệt. Đây là nơi ngày trước các tín đồ tôn giáo đến xem rối nước. Được biết hồ này thong với ao Cả trên và ao Cả dưới và sông Tiêu Tương xưa. Thủy đình ở phía Bắc hồ có kiến trúc giống với nhà chuyền bồng. Trên tờ xu 1000 đồng được in hình thủy đình đền Đô. Ngoài ra, ở khu vực ngoại thành còn có nhà chủ tế, nhà kho, nhà khách và đền vua Bà.

Một số hình ảnh về Đền Đô

den-do-1

Bước vào đền Đô bạn sẽ thấy được một hình ảnh Điện thờ và nơi thắp hương và xung quanh được thiết kế theo kiểu “nội công ngoại quốc”.

den-do-2

Lễ hội đền Đô được tổ chức vào các ngày 14, 15, 16 tháng 3 âm lịch nhằm kỷ niệm ngày Lý Công Uẩn đăng quang

den-do-3

Đó cũng là lễ hội truyền thống có từ lâu đời và trở thành phong tục được nhân dân xã Đình Bảng tự nguyện lưu giữ, trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Du khách về dự hội vừa dâng hương tưởng niệm 8 vị vua nhà Lý.

Hiếu Vũ Tổng Hợp

Chat zalo
Chat messenger
Liên hệ chúng tôi