Kiến trúc Kinh thành Huế

Kinh thành Huế của triều đại nhà Nguyễn nằm trong cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 1993. Kinh thành Huế được xây dựng theo lối kiến trúc của phương Tây kết hợp nhuần nhuyễn với kiến trúc thành quách phương Đông bao gồm 3 vòng thành: phòng thành, hoàng thành và tử cấm thành. Kiến trúc kinh thành Huế là công trình tiêu biểu cho sự phát triển mạnh mẽ của mỹ thuật nhà Nguyễn thế kỷ XIX.



kien-truc-cua-kinh-thanh-hue

Kinh thành Huế (Thuận Hóa kinh thành) là một tác phẩm kiến trúc nghệ thuật độc đáo được xây dựng trong 27 năm, bắt đầu từ năm 1805 (dưới thời vua Gia Long) và hoàn thiện năm 1832 (dưới thời trị vì của vua Minh Mạng) tại cố đô Huế. Đây là thành trì vĩ đại và kiến cố nhất so với các kinh đô khác trong lịch sử phong kiến Việt nam.



Nguyên tắc phong thủy trong thiết kế

Xây dựng kinh thành Huế lúc bấy giờ có ý nghĩa chiến lược đối với vận mệnh quốc gia. Do đó, vua Gia long rất cẩn trọng từ việc lựa chọn vị trí đến các yếu tố phong thủy. Tương truyền, trước khi chọn địa điểm, nhà vua đã đến chùa Thiên Mụ để cầu xin Bà Trời chỉ cho vị trí đắc địa. Theo đó, Bà Trời bảo vua Gia Long hãy thắp nén hương cưỡi ngựa chạy ngược dòng sông Hương, đi đến đâu nén hương tắt thì đó chính là vị trí định đô của nhà Nguyễn.

phong-thuy-kien-truc-kinh-thanh-hue

Vị trí nén hương tắt chính là đoạn uốn hình vòng cung ngay bên cạnh sông Hương – cũng là địa điểm của Kinh Thành Huế hiện tại. Nơi đây hội tụ đầy đủ các yếu tố: núi, sông, đất đai bằng phẳng.



Cấu trúc lớp không gian thể hiện trong kiến trúc cố đô Huế

Kinh thành Huế được tổ chức theo các lớp không gian. Bên trong mỗi lớp không gian là một tổng thể với hàng trăm công trình kiến trúc lớn nhỏ. Tất cả các công trình này đều được xây dựng xung quanh một trục chính, theo hướng Đông Nam – Tây Bắc. Đây là hướng có núi Ngự Bình, thuận lợi cả về địa hình địa thế cho đến yếu tố phong thủy và âm dương ngũ hành. Các phân tích chuyên sâu đều cho thấy ở vùng đất này có nước phủ bốn bề. Theo phong thủy đây sẽ là nơi tụ thủy, đất phát tài.

so-do-kinh-thanh-hue

Ngoài ra, phương thức tổ chức không gian theo một trục chính còn cho thấy những giá trị to lớn về mặt kiến kiến trúc truyền thống. Tổ chức lớp không gian theo trục tạo sự định hướng, hình thành nên đặc trưng trong bố cục không gian đô thị. Đồng thời thích ứng tốt hơn với khí hậu đặc trưng ở đây. Nhờ cách bố trí này mà kiến trúc kinh thành Huế rất ăn nhập, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên xung quanh nhưng vẫn giữ được uy quyền và sức mạnh của chế độ phong kiến Việt Nam.

Phương thức tổ chức không gian theo trúc được bắt đầu từ Kỳ Đài (cột cờ), tiếp đến là Ngọ Môn, sân Đại Triều Nghi, điện Thái Hòa, điện Cần Chánh, điện Càn Thành, điện Kiên Trung và kết thúc ở cửa Hòa Bình. Các công trình còn lại trong khu vực kinh thành Huế được xây dựng đăng đối ở hai bên đường trục.



Kiểu thành lũy phòng thủ Vauban nổi bật tại kinh thành Huế

Lối kiến trúc Vauban lấy theo tên của kiến trúc sư Vauban (1633 – 1707). Di sản của ông có hơn 30 tòa thành và trên 300 đồn lũy ở thời kỳ nội chiến Pháp theo phong cách thành lũy phòng thủ. Sự giao thoa văn hóa ở thời kỳ nhà Nguyễn đã tạo điều kiện đề lối kiến trúc phương Tây này du nhập và kết hợp hài hòa với kiến trúc Việt Nam tạo thành một tổng thể công trình đồ sộ, độc đáo.

thanh-luy-co-do-hue

Theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An: “… Thành lũy xây theo kiểu này là cả một hệ thống phức hợp các công trình kiến trúc liên quan chặt chẽ với nhau và mang tính phòng thủ rất vững chắc. Đại khái, nó bao gồm các bộ phận chính kể từ trong thành ra bên ngoài như sau: luỹ, pháo đài, giác bảo hay pháo đài góc, đoạn thành nối hai pháo đài, tường bắn, pháo nhãn hay pháo môn, phòng lộ, hào, thành giai, con đường kín…”



Theo đó, kinh thành Huế được xây dựng theo lối zích zắc lồi lõm, hình vuông, có 11 cửa ra vào, 24 pháo đài, tường thành cao, ở các góc đều có đài quan sát bao quát, xung quanh thành là hệ thống hào nước sâu bao quanh.

11 cửa của thành bao gồm:

  • Cửa Chính Bắc (cửa Hậu) nằm ở mặt sau kinh thành.
  • Cửa Tây-Bắc (An Hòa).
  • Cửa Chính Tây.
  • Cửa Tây-Nam (cửa Hữu) nằm ở bên phải Kinh Thành.
  • Cửa Chính Nam (cửa Nhà Đồ).
  • Cửa Quảng Đức.
  • Cửa Thể Nhơn ( cửa Ngăn).
  • Cửa Đông-Nam (cửa Thượng Tứ).
  • Cửa Chính Đông (cửa Đông Ba).
  • Cửa Đông-Bắc ( cửa Kẻ Trài).
  • Cửa Trấn Bình Môn.



Kiến trúc truyền thống Việt Nam trong Kinh thành Huế

Các kỳ đài, lầu cửa, vọng đài… cùng với nghệ thuật trang trí, điêu khắc gỗ, xử lý nền móng, xây gạch, làm ngói men… thể hiện rõ sự kế thừa trong lối kiến trúc truyền thống Việt Nam.

co-do-hueNgoài ra, các lớp không gian được tổ chức theo một trục chính – trục Thần Đạo đã kể đến ở trên cũng thể hiện rất rõ điều này. Góp phần khẳng định quyền lực của chế độ quân chủ phong kiến đồng thời tạo ra sự đồng bộ, nhất quán, định hướng cho các công trình.

Nhịp điệu các lớp mái tạo ra sự biến hoá đa dạng của cấu trúc gỗ truyền thống. Cấu trúc bộ vì kèo tạo nên vẻ đẹp của sự biến thiên trong không gian nội thất.

Các lớp không gian trong kinh thành Huế

Kinh đô Huế được xây dựng thành 3 lớp vòng thành. Bao gồm: phòng thành, hoàn thành và tử cấm thành.

Phòng thành – lớp không gian thành ngoài

Phòng thành được xây dựng dạng gần hình vuông mỗi cạnh dài 2235m, chu vi gần 9000m, có 11 cửa, có 24 pháo đài, tường cao trên 5m, thành dày 21m. Bao bọc phía ngoài tường thành là lớp không gian sông Hộ thành có vai trò phòng thủ chặt chẽ cho đô thị Huế. Kinh thành là nơi sinh sống của quan lại và dân cư.

cot-co-kinh-thanh-hue

Cột cờ là công trình kiến trúc quan trọng ở đây. Cột cờ có 3 cấp nền đài cao 17m55. Xưa kia cột làm bằng gỗ, đến nay đã được thay thế bằng bê tông cốt thép có chiều cao 55m.

Hoàng thành – lớp không gian vòng thành giữa

Hoàng thành hay còn được gọi là Hoàng cung – Đại Nội. Hoàng thành được xây dựng hình chữ nhật, trước và sau dài 622m, hai bên phải trái dài 606m. Hoàng thành có 4 cửa: Ngọ Môn (hướng Nam), Hòa Bình (hướng Bắc), Chương Đức (hướng Tây), Hiển Nhơn (hướng Đông).

kinh-thanh-hue

Trong đó, Ngọ Môn quan là hướng chính, xưa kia chỉ dành cho vua chúa đi lại, có mặt bằng hình chữ U, gồm 2 thành phần kiến trúc chính: phần nền đài bên dưới có 5 lối ra vào, và phần lầu Ngũ Phụng bên trên gồm 9 bộ mái nối liền. Trải qua 3 thời kỳ tu bổ thì đây vẫn là một trong những công trình kiến trúc còn sót lại gần như nguyên vẹn, mang nhiều giá trị nổi bật liên quan đến văn hóa, quy hoạch, kiến trúc, mỹ thuật.



Tử cấm thành – lớp không gian vòng thành trong cùng

tu-cam-thanh

Tử cấm thành được xây dựng theo hình chữ nhật, kích thước 290x324m. Diện tích trên 9ha và chu vi là 1228m, mở 7 cửa, được xây dựng hoàn toàn bằng gạch vồ với bố cục kiến trúc chặt chẽ, các công trình đều được xây dựng theo cặp đăng đối. Đây là nơi ở và làm việc của vua cùng với cung tần mỹ nữ.

Có thể nói kiến trúc Kinh thành Huế mang đậm tính đương đại. Đây là một trong những công trình đặc sắc có giá trị cả về văn hóa và kiến trúc tạo nên một tổng thể kiến trúc cảnh quan tuyệt vời, xứng đáng trở thành một công trình kiến trúc vàng son của triều đại nhà Nguyễn – triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.



Chat zalo
Chat messenger
Liên hệ chúng tôi