Làm nhà nên xây tường 10 hay tường 20?

Thi công xây dựng có rất nhiều hạng mục cần thiết và cần có sự nghiên cứu kỹ trước khi thực hiện. Xây tường 10 hay tường 20 cho nhà ở khiến nhiều gia chủ băn khoăn, cũng không rõ mỗi trường hợp lại phù hợp với vị trí nào? Hãy cùng các kỹ sư tại Kiến trúc Tây Hồ tham khảo bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích.

nen-xay-tuong-10-hay-xay-tuong-20
Nên xây tường 10 hay xây tường 20?

Tường 10 là gì?

Tường 10 là tường có độ dày khoảng 110mm, thường được biết đến với cái tên tường con kiến hay tường đơn. Có cấu tạo từ một lớp gạch ống 4 lỗ có độ dày khoảng 80mm, tô chát mỗi bên là 15mm nên thường có độ dày là 110mm.

khai-niem-tuong-10
Khái niệm tường 10.

Tường 10 có tác dụng như một tấm phên, giúp bao che và tạo thành khung ngăn chia các không gian trong nhà giúp tiết kiệm diện tích tối đa.

Có thể bạn quan tâm: Nhà xây tường 10 có bị thấm không?

Xây tường 10 như thế nào mới chuẩn?

cach-xay-tuong-10-dat-chuan
Cách xây tường đạt 10 tiêu chuẩn.
  • Tường đơn có kích thước khá mỏng, khi kết hợp với lớp trát vữa hai bên sẽ lên tới 130-140mm. Do vậy trong quá trình xây dựng cần chú ý đến độ thẳng của tường để tránh nghiêng hay bị lệch.
  • Tường 10 không trát, số lượng gạch từ 55-70 viên, xi măng khoảng 5kg, cát 0,02-0,04m3 cho tiêu chuẩn 1m2. Trong trường hợp tường 10 trát sẽ tăng thêm 7kg xi măng. Tường đơn có kích thước khá mỏng, khi kết hợp với lớp trát vữa hai bên sẽ lên tới 130-140mm.
  • Độ dày của mạch đứng cần đảm bảo 10mm, mạch nằm là 12mm, không nên để quá dày hoặc quá mỏng sẽ làm tường xô lệch.
  • Xây cách từ 4-5 hàng gạch, bên cạnh đó nên trải lưới thép dọc tường để liên kết các viên gạch với nhau.
  • Trước khi đến công đoạn xây tường nên ngâm gạch trong nước trước để tránh hút nước từ vữa, như vậy sẽ làm tăng độ kết dính.
  • Nếu tường bao trong nhà đã có khung bê tông hoặc cốt thép, có thể dùng gạch rỗng nhưng tránh để lỗ gạch hướng ra ngoài. Bởi sau theo thời gian lớp vữa sẽ giảm chất lượng và ngấm vào lỗ rỗng và gây ảnh hưởng lớn đến công trình.

Ưu nhược điểm công trình xây tường 10

Tường 10 giúp tận dụng tối đa không gian giúp tiết kiệm diện tích xây tường. Bên cạnh đó còn giảm thiểu thời gian thi công công trình mà vẫn đảm bảo chất lượng, tiết kiệm tối đa chi phí trong xây dựng và giảm tải trọng lượng cho ngôi nhà.

xay-nha-tuong-10-co-uu-diem-va-nhuoc-diem-gi
Ưu điểm và nhược điểm khi xây nhà tường 10.

Tuy nhiên vẫn có những nhược điểm mà tường đơn chưa thể khắc phục được như khả năng cách âm, cách nhiệt thấp, nhanh xuống cấp và dễ bị ngấm nước. Bên cạnh đó không đảm bảo an toàn khi nhà bên cạnh đào móng.

Tường 10 thường được sử dụng để xây dựng những ngôi nhà thấp, có trọng lượng nhẹ và được che chắn bởi nhiều nhà xung quanh. Nếu xây dựng nhà cao tầng thì nên chọn loại tường khác. Ngoài ra, khi xây nhà tường 10 cần tao cột kiên cố bằng bê tông cốt thép để giảm trọng tải dồn xuống cột, mang đến sự bền đẹp cho công trình.

Xây tường 20 cho công trình

Tường 20 hay còn được gọi là tường 2 gạch, tường đôi hoặc tường 22. Có bề dày khoảng 200mm với 2 viên gạch kết hợp với vữa ở giữa 2 lớp gạch cùng với 2 lớp vữa tô tường bên ngoài.

khai-niem-tuong-20
Khái niệm tường 20.

Đây không phải là loại tường chịu lực, trong xây dựng tường có độ dày khoảng 330mm mới có khả năng chịu lực.

Tiêu chuẩn xây tường 20

  • Tiêu chuẩn tường 20 không trát là 1m2 tường gạch bao gồm: 110-170 viên gạch tùy theo loại gạch chọn cho công trình, 10kg xi măng, 0,04-0,08m3. Trong trường hợp trát tường cần 24kg xi măng.
  • Trong quá trình xây dựng tường đôi, cứ 4-5 hàng gạch dọc thì cần 1 hàng gạch ngang để giảm trọng tải sang 2 bên và ổn định mạch xây.
  • Hàng gạch chốt cuối cần xây quay ngang.
tuong-20
Tiêu chuẩn xây nhà tường 20.

Ưu nhược điểm của tường 20

Với độ dày nhất định, tường đơn có khả năng chống nóng, chống ẩm và chống ồn tốt hơn tường 20. Ở các khu vực tầng 1 gần đường phố, khu ẩm ướt nên xây tường 20 để đạt hiệu quả tốt nhất.

mot-so-nhuoc-diem-khi-xay-tuong-20
Ưu và nhược điểm của tường nhà 20.

Tuy nhiên tường 20 có thời gian thi công kéo dài và khá tốn vật liệu xây dựng, nhân công xây dựng. Đặc biệt tốn diện tích làm cho không gian trở nên hẹp hơn. Với những căn nhà mặt phố liền kề có diện tích khá nhỏ nên tường ngăn chỉ nên xây tường 10 vì nhà bên cạnh cũng như vậy sẽ tự tạo ra khoảng cách với vách ngăn là tường 20.

Xây tường 10 hay tường 20 cho công trình nhà ở?

Mỗi công trình trước khi được xây dựng cần trải qua khá nhiều bước từ thiết kế, chọn vật liệu, cấu trúc vật liệu cho từng khu vực…

nen-xay-tuong-10-hay-tuong-20
Nên xây nhà tường 10 hay tường 20?

Việc lựa chọn xây tường 10 hay tường 20 còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Không phải khu vực nào cũng có thể xây tường 10 hay tường 20, mà còn phải xem địa thế nhà ở, khí hậu, diện tích bao quanh cũng như nhu cầu, kinh tế từ gia chủ.

  • Đối với những ngôi nhà riêng lẻ, hay biệt thự thì nên xây tường 20 để làm tăng khả năng chống thấm, chống nóng cũng như chống ồn cho ngôi nhà.
  • Đối với nhà phố hạn chế diện tích nên kết hợp giữa 2 loại tường để vừa đảm bảo công năng cũng như thẩm mỹ và tiết kiệm chi phí.
  • Đối với khu vực tường hướng Tây, khu vực đường lớn có nhiều xe qua lại thì nên xây tường 20 thay vì tường 10. Bởi chúng sẽ giúp tăng khả năng chống nắng và chống ồn tốt hơn.
  • Khu vực ngăn chia trong nhà, chia các không gian với nhau nên xây tường 10 để làm giảm bớt trọng tải đối với nền nhà và cũng sẽ giúp giảm chi phí hiệu quả.
  • Xây tường 10 ở các vị trí ban công, mái chắn ô văng vừa giúp cản mưa, mang đến sự thoáng mát cho căn nhà.
  • Đối với các trường hợp sử dụng bê tông cốt thép tốt, xử lý chống thấm tổng thể tốt vẫn có thể lựa chọn xây tường 10 để tiết kiệm chi phí.

Có thể bạn quan tâm: Những mẫu nhà xây gạch mộc đẹp, độc đáo, tiết kiệm chi phí

Tóm lại

Có thể nói, xây tường 10 hay tường 20 còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Do vậy mà chủ nhà có xem xét và nghiên cứu lựa chọn cho từng khu vực khác nhau để tối đa chi phí, phát huy hết tác dụng và công năng của các loại tường.

Nếu bạn đang băn khoăn không biết chọn xây tường 10 hay tường 20 cho công trình nhà mình, chưa ưng các thiết kế cho từng không gian nhà ở. Hãy để Kiến trúc Tây Hồ đồng hành cùng gia đình bạn trong dự án sắp tới. Liên hệ hotline 0703.555.655 để đội ngũ KTS tư vấn và giải đáp các thắc mắc.

Chat zalo
Chat messenger
Liên hệ chúng tôi