Những nữ kiến trúc sư nổi tiếng nhất thế giới

Trong suốt 2 thập kỷ qua, nữ giới cũng đã không ngừng vươn lên bằng đam mê, tài năng và sự kiên trì đã dần khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực kiến trúc. Hãy cùng điểm danh những nữ kiến trúc sư nổi tiếng nhất có tầm ảnh hưởng sâu sắc đến hiện nay.

Bài viết liên quan:

Những kiến trúc sư nổi tiếng nhất thế giới hiện nay

Những kiến trúc sư nổi tiếng nhất Việt Nam

Odile Decq

Odile Decq sinh năm 1955 tại Laval – Pháp. Đây là một trong những nữ kiến trúc sư nổi tiếng thế giới từng đoạt rất nhiều giải thưởng liên quan đến kiến trúc.

Odile-Decq

Odile Decq đã cùng với chồng của mình tìm đến với kiến trúc trong bối cảnh kiến trúc của Pháp đang khá buồn tẻ. Sau đó, họ đã lập riêng công ty và cúng thiết kế rất nhiều công trình nổi tiếng. Chồng bà qua đời, các công trình tiếp sau đó vẫn được bà hoàn thiện. Hiện Odile Decq đang là giám đốc của Studio Odile Decq với rất nhiều công trình bảo tàng, phòng trưng bày hay các công trình công cộng.

Quan điểm thiết kế của Odile Decq rất rõ ràng: “sáng tạo đầy mạnh mẽ, phá vỡ mọi quy tắc cứng nhắc và hướng tới sự bình đẳng”.  Các công trình của bà hiện thực hóa một thế giới hoàn trình bao gồm quy hoạch đô thị, kiến trúc, thiết kế và nghệ thuật.

Bà được nhận rất nhiều giải thưởng trong đó, nổi bật nhất là giải thưởng kiến trúc Phụ nữ (2013) và  giải thưởng Jane Drew (2016) vì đã phát huy rất tốt vai trò của phụ nữ trong ngành kiến trúc của Pháp nói riêng và toàn thế giới.

Các công trình tiêu biểu:

– 1998 – Đại học Nantes
– 1999 – Cầu cạn và Trung tâm điều hành của đường cao tốc A14, Nanterre, Pháp
– 2010 – MACRO, Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Rome, Ý (đổi mới mở rộng)
– 2011 – PHANTOM, Nhà hàng L’Opéra của Opéra Garnier ở Paris, Pháp
– 2015 – Bảo tàng Công viên địa chất quốc gia Fang Sơn Đường Sơn, bảo tàng Địa chất và Nhân chủng học, Nam Kinh, Trung Quốc
– 2015 – Maison Bernard, Cung điện bong bóng của Antti Lovag, Théoule-sur-Mer , Pháp (cải tạo)
– 2015 – Viện nghiên cứu sáng tạo và chiến lược sáng tạo trong kiến ​​trúc, trường học ở Lyon, Pháp (cải tạo-cải tạo)
– 2015 – Saint-Ange, cư dân nghệ sĩ, Seyssins , Pháp



Amanda Levete

Amanda Levete cũng sinh năm 1955 là nữ kiến trúc sư nổi tiếng của vương quốc Anh, người đồng sáng lập công ty Powis & Levete, đoạt giải thưởng RIBA danh giá.

Amanda-Levete

Amanda Levete là nữ kiến trúc sư với quan điểm: “biến các thiết kế hữu cơ và khái niệm của hệ thống tương lai thành hiện thực”.

Năm 2009. nữ kiến trúc sư nổi tiếng thế giới này đã thành lập AL_A (Amanda Levete Architects). Bà và đội ngũ cộng sự trong AL_A của mình luôn luôn không ngừng đổi mới, liên tục khám phá và ứng dụng các tài liệu kỹ thuật mới, tìm kiếm ra nhiều giải pháp thiết kế mới mẻ, ẩn tượng nhưng vẫn có tác động tích cực tới cộng đồng và môi trường xung quanh, hạn chế tối đa ô nhiễm. Các công trình của bà đều có ý nghĩa lớn lao vượt ra xa khỏi phạm vi của một tòa nhà đơn thuần, mang đậm dấu ấn riêng biệt, độc đáo.

Năm 2018, bà cũng vinh dự được tạp chí Kiến trúc trao giải thưởng Jane Drew về những nỗ lực không ngừng góp phần xóa bỏ hàng rào phân biệt đối xử giữa nam giới và nữ giới trong ngành kiến trúc.

Một trong những công trình tiêu biểu nhất là EDP – Bảo tàng nghệ thuật, kiến trúc và công nghệ tại Lisbon (2016).



Sharon Davis

Sharon Davis hiện đã thành lập được Sharon Davis Design và là người trực tiếp điều hành công ty. Trước đây bà đã có một thời gian khá dài làm việc tại Tổ chức phi lợi nhuận Women for Women International. Bà đã bắt đầu quá trình thiết kế của mình bằng cách tiếp cận và nói chuyện nhiều hơn với những người phụ nữ đã mất người thân trong cuộc diệt chủng 1994 ở Rwanda.

Sharon-Davis

Thiết kế của bà nhằm tạo ra một nơi mà ở đó, phụ nữ cảm thấy an toàn. Một không gian sống của cộng đồng được sắp xếp giống như một ngôi làng, bên ngoài có vòng tròn tường bao quanh. Các vật liệu sử dụng rất đơn giản. Tất cả vừa giản dị lại phản ánh được phần nào phong cách xây dựng cung điện truyền thống. Ở đây những người phụ nữ có một không gian sống an toàn lại có thể tham gia lao động sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm để bán nhằm đem lại thu nhập ổn định.

Chính những viên gạch đầu tiên này đã định hình và xuyên suốt trong hầu hết các tác phẩm kiến trúc của bài sau này.

Các công trình của bà không chỉ góp phần giải quyết vấn đề về con người mà con xây dựng một môi trường sống lành mạnh, bền vững, có thể tác động phần nào làm thay đổi tương lai của cộng động.

Sau dự án đó, bà tiếp tục thiết kế và xây dựng ký túc xá cho các chuyên gia y tế ở vùng nông thôn Rwinkwavu, mạnh dạn thay thế một cơ sở chăm sóc sức khỏe đã lỗi thời bằng khuôn viên rộng 30.000m2 có nhà ở, tòa nhà ngoại trú, cấp cứu, phòng thí nghiệm, nhà thuốc, phòng bệnh nhân nội trú kiểu mới. Tất cả đều nhằm bảo vệ và hỗ trợ những người phụ nữ, người có nguy cơ bị đe dọa tính mạng và quyền lợi.



Elizabeth Diller

Elizabeth Diller là một trong 100 kiến trúc sư nữ có tầm ảnh hưởng nhất năm 2018 do tạp chí Time bình chọn.

Elizabeth Diller sinh năm 1954, là người gốc Ba Lan sau đó di cư cùng bố mẹ đến sống ở New York từ năm 6 tuổi. Trải qua một tuổi thơ không mấy êm đẹp sau vụ tàn sát Holocaust nhưng điều này không làm bà đánh mất quyết tâm trở thành một kiến trúc sư nổi tiếng.

Elizabeth-Diller

Diller từng giữ nhiều vị trí quan trọng, là thành viên quốc tế của Viện kiến trúc sư Anh Quốc, giảng viên giảng dạy tại Trường Kiến trúc Cooper Union .

Các công trình của bà có tầm ảnh hưởng lớn đến không gian văn hóa , nỗ lực trùng tu và thay đổi cảnh quan.

Các công trình nổi tiếng của bà như: Công viên High Line, Kiến trúc tổ ong độc đáo của bảo tàng The Broad, Los Angeles, Tòa nhà Alice Tully thuộc Lincoln Center (được mở rộng thêm), London’s for Music…



Victoria Meyers

Victoria Meyers được đưa vào danh sách là 1 trong 10 nữ kiến trúc sư tiêu biểu của Buildblog: “Phụ nữ tạo ra tác động” (2009). Bà là đối tác sáng lập của kiến trúc hanrahan Meyers  (hMa). Các dự án chính của bà chủ yếu về tổ chức không gian công cộng, quy hoạch đô thị, khu dân cư.

hanrahan-Meyers

Bà cũng tiến hành nghiên cứu và phân loại về ánh sáng tự nhiên – nhân tạo, về hiệu ứng của âm hành trên các tòa nhà và cảnh quan, chú trọng về năng lượng và bảo tồn năng lượng như một phần của thiết kế không gian. Những nghiên cứu quan trọng này góp phần định hướng phong cách thiết kế, giúp các công trình của bà trở nên nổi bật, có giá trị.



Zaha Hadid

Zaha Hadid (1950 – 2016) là kiến trúc sư nữ nổi tiếng của Anh. Bà là người phụ nữ đầu tiên được nhận giải thưởng Kiến trúc Prizker năm 2004, giải kiến trúc sư uy tín của Anh – giải thưởng Stirling năm 2010. Đến năm 2015 bà trở thành người phụ nữ đầu tiên và duy nhất được trao Huy chương Vàng Hoàng gia từ Viện Kiến trúc sư Hoàng gia Anh.

Zaha-Hadid

Zaha Hadid được mệnh danh là “nữ hoàng đường cong”, các công trình của bà là sự giải phóng hình học kiến trúc, tạo cho nó một sắc tái hoàn toàn mới. Các thiết kế của bà đều mang tính siêu thực, được xây dụng bằng thứ ngôn ngữ của tương lai. Thậm chí những ranh giới cố hữu giữa sàn và tường gần như bị xóa bỏ, cũng không còn khái niệm trần phẳng vì bề mặt là sự lồi lõm, hình thù kỳ dị.

Bà có rất nhiều công trình nổi tiếng:

– Tòa nhà hành chính của Nhà máy BMW tại Leipzig , Đức (2001 – 2005)
– Mở rộng Bảo tàng Ordrupgaard , Copenhagen , Đan Mạch (2001 – 2005)
– Trung tâm nghệ thuật đương đại, Trung Quốc (1997 – 2000)
– Cầu treo ở Zaragoza , Tây Ban Nha (2005 2015)
– Nhà hát Opera Quảng Châu , Quảng Châu , Trung Quốc (2003-2010)
– Bảo tàng nghệ thuật quốc gia thế kỷ 21 (MAXXI), Rome, Italy (1998 – 2010)
– Trung tâm thể thao dưới nước London , được xây dựng cho Thế vận hội mùa hè 2012, London (2005 – 2015)
– Bảo tàng nghệ thuật rộng ở East Lansing , Michigan, Hoa Kỳ (2007 – 2012)
– Galaxy SOHO tại Bắc Kinh, Trung Quốc (2008 – 2012)
– Trung tâm Heydar Aliyev ở Baku , Azerbaijan (2007 – 2013)
– Dongdaemun Design Plaza , Seoul , Hàn Quốc (2007 – 2013)
– Thiết kế Sân vận động World Cup 2022 tại Quatar.



Lina Bo Bardi

Lina Bo Bardi (1914 – 1992) là nữ kiến trúc sư tài ba người Ý. Các công trình của bà đều theo một phong cách đã được bà định hình sẵn: “Khám phá các yếu tố xã hội ảnh hưởng tới kiến trúc và phát triển nó lên một tầm cao mới”. Các thiết kế của bà có phong cách mạnh mẽ, sử dụng vật liệu tinh tế gây ấn tượng mạnh mẽ.

Lina-Bo-Bardi

Bà và chồng của mình đồng sáng lập tạp chí nghệ thuật có ảnh hưởng Habitat. Tiêu đề của tạp chí tham chiếu khái niệm của Bardi về nội thất lý tưởng như một “môi trường sống” được thiết kế để tối đa hóa tiềm năng của con người.

Sau khi bà mất, năm 2013, Hội đồng Anh phối hợp với viện Luto o Bardi e PM Bardi, đã  tạo ra một học bổng gọi là Học bổng Lina Bo Bardi cho các kiến ​​trúc sư Vương quốc Anh đến du lịch và làm việc tại Brazil.

Năm 2018, phòng trưng bày Nifulat đã trưng bày các bộ sưu tập nội thất lớn của bà từng được xuất hiện trong chương trình Tuần lễ thiết kế Fuorisalone Milan.

Các công trình tiêu biểu của bà như:

– Nhà kính (1951)
– Bảo tàng nghệ thuật São Paulo – MASP (1957 – 1968)
– Trung tâm văn hóa Solar do Unhão của Salvador.
– Trung tâm của Lazer Fábrica da Pompéia (1982).
– Teatro Oficina (1984)

Các nữ kiến trúc sư ở Việt Nam còn khá ít, phần lớn hiện nay là những người trẻ tuổi, thế hệ 8X, 9X. Tuy nhiên sự xuất hiện này cũng đã dần thay đổi suy nghĩ, tạo đà phát triển thuận lợi để nữ giới cũng có thể bước chân vào trở thành một kiến trúc sư thực thụ.



Chat zalo
Chat messenger
Liên hệ chúng tôi