Ở nhà mới trước khi nhập trạch có sao không?

Sau khi hoàn thành xong ngôi nhà của mình, chắc chắn gia chủ cần chuẩn bị một lễ nhập trạch để cả gia đình dọn về nhà mới sống. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có những gia đình đã ở trước khi làm lễ. Vậy, ở nhà mới trước khi nhập trạch có sao không? Đó là thắc mắc chung của rất nhiều người. Bởi vậy, trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết cho bạn đọc về vấn đề này. Mời các bạn cùng tham khảo!



Thế nào là nhập trạch?

Nhập trạch được hiểu là lễ dọn vào nhà mới, tiến hành cả nhà mới xây, mới mua. Đây là một nghi lễ để báo cáo với các vị thần thổ công, thổ địa và gia tiên rằng ngôi nhà đã tọa lạc và mong các vị thần linh phù hộ cho gia đình bình yên, mạnh khỏe, lộc đến đầy nhà.

mam-cung-nhap-trach
Mâm cúng nhập trạch nhà mới

Nhập trạch còn có ý nghĩa là đăng ký hộ khẩu với thần linh, thổ địa khu vực ngôi nhà đã tọa lạc1. Nhập trạch cũng là một cách để xua đi chướng khí, tạo sinh khí cho ngôi nhà mới. Nhập trạch còn giúp gia chủ chọn được ngày giờ tốt để chuyển nhà, tránh những điều xui xẻo và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.

Bạn có thể hiểu đơn giản, lễ nhập trạch chính là lễ dọn vào nhà mới, ngôi nhà này là do bạn mua lại hoặc xây mới, tránh nhầm với việc chuyển phòng trọ thì không gọi là nhập trạch.

Lễ nhập trạch có quan trọng không?

Nhập trạch là một trong các nghi lễ khi xây nhà. Nghi lễ này rất quan trọng, đặc biệt đối với người Việt Nam. Theo quan niệm của người xưa thì đất có Thổ công, sông có Hà Bá. Đất mới sẽ có những vị thần mới cai quản, do đó lễ nhập trạch như một nghi lễ thông báo với thần linh, thổ địa mong được các vị thần phù hộ độ trì, bình an, làm ăn gặp nhiều may mắn.

Lễ nhập trạch được xem như là một nét tinh túy trong văn hóa phương đông, đã có lịch sử lâu đời. Nghi lễ cũng như là một bài học quý báu cho cháu con về sự lễ phép “đi thưa về trình” và tôn trọng những giá trị văn hóa từ ngàn đời xưa của ông cha.

 nhap-trach-co-quan-trong-khongLễ nhập trạch là thủ tục để dọn vào nhà mới

Do đó mà gia chủ cần phải cẩn thận chọn ngày đẹp để chuyển nhà mới. Tuyệt đối không được tùy tiện mà phải dựa vào tuổi và mệnh của gia chủ.



Ngủ tại nhà mới trước khi nhập trạch có sao không?

Trước khi lễ nhập trạch diễn ra, gia chủ sẽ phải xem ngày nhập trạch cẩn thận. Thông thường, bạn sẽ thấy lễ nhập trạch được thực hiện trước và sau đó gia chủ sẽ chuyển đồ sau. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp bạn buộc phải làm ngược lại, vì những lý do bất khả kháng như:

  • Đã chọn được ngày nhập trạch, nhưng ngày đó quá lâu mà bạn thì lại cần dọn nhà gấp
  • Ngày nhập trạch vào giữa tuần, bạn lại quá bận, không có thời gian nên phải dọn đồ trước đó.
  • Chưa tìm được ngày đẹp trong khi ngày chuyển nhà lại gần đến rồi.

Và bạn băn khoăn không biết chuyển đồ trước khi nhập trạch như vậy có được không? Có sợ phạm vào điều gì cấm kỵ không?

Đừng quá lo lắng bạn nhé, câu trả lời là bạn hoàn toàn có thể chuyển đồ trước khi nhập trạch. Vì sao ư? Vì nhập trạch được tình từ thời điểm làm nghi lễ nhập trạch. Nếu chưa làm lễ thì sẽ chưa tính, việc chuyển đồ, kê đồ trước không hề phạm phải điều gì cấm kỵ.

ngu-tai-nha-moi-truoc-khi-nhap-trachCó thể chuyển đồ trước khi nhập trạch nhưng không nên ngủ lại.

Hơn nữa cuộc sống hiện đại, chúng ta cần linh hoạt giải quyết vấn đề sao cho vừa phù hợp với thời gian của mình lại đúng với phong thủy. Bạn có thể chuyển đồ vào nhà mới trước lễ nhập trạch. Nhưng theo ý kiến từ chuyên gia phong thủy, tốt nhất bạn không nên ngủ lại hoặc không nên ở nhà mới trước khi nhập trạch.



Chuyển đồ trước khi nhập trạch cần lưu ý những gì?

chuyen-do-nhap-trach

Chuyển đồ trước khi nhập trạch bạn cần phải lưu ý một số điều sau:

  • Đầu tiên, hãy chọn ngày thuận tiện nhất, có thể là những ngày cuối tuần. Thu dọn đồ đạc và đóng gói cẩn thận.
  • Thuê xe chuyển đồ: Tùy thuộc vào đồ đạc của bạn nhiều hay ít mà chọn xe cho phù hợp, có thể thuê xe ba gác, hoặc nhiều đồ thì nên thuê xe tải….
  • Trong quá trình vận chuyển lưu ý nhanh gọn, tránh ồn ào, ảnh hưởng đến người xung quanh. Sắp xếp đồ đến nhà mới gọn gàng, vị trí phù hợp.
  • Đặc biệt lưu ý những món đồ liên quan tới lễ cúng nhập trạch và phong thủy như bàn thờ tổ tiên, lửa… chỉ được chuyển vào nhà sau khi đã làm lễ nhập trạch, bạn có thể để đồ đó lại nhà cũ. Với bát hương bạn có thể bốc bát hương mới, thả trôi sông bát hương cũ cho mát mẻ.
  • Không nên ngủ tại nhà mới, đợi sau khi làm lễ nhập trạch mới nên ngủ.
  • Hạn chế việc sử dụng đồ đạc trong nhà mới khi chưa làm lễ nhập trạch
  • Chờ đến ngày đẹp, tiến hành làm lễ như bình thường



Mâm cúng nhập trạch gồm những gì?

Theo phong tục truyền thống thì chủ nhà có thể chuẩn bị mâm cúng nhập trạch theo hướng dẫn dưới đây:

  • Mâm ngũ quả
  • Mâm hương hoa
  • Mâm thức ăn

Với 3 phần này, gia chủ có thể chia thành 3 mâm cúng nhỏ khác nhau hoặc có thể bày chung vào một chiếc mâm lớn để tiện cho việc cúng lễ. Đồng thời, tùy thuộc vào khả năng kinh tế của gia đình mà gia chủ có thể chuẩn bị đồ cúng lễ gọn nhẹ, đơn giản hay hoành tráng, sang trọng.

Cần lưu ý, vấn đề quan trọng nhất khi cúng lễ nhập trạch đó là lòng thành kính của gia chủ dâng lên các vị thần trong gia đình. Bởi vậy, chuẩn bị mâm cơm cúng nhập trạch phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình là việc mà mọi gia chủ nên làm.

Mâm cơm cúng trong lễ nhập trạch, gia chủ có thể tùy ý lựa chọn chuẩn bị mâm cúng lễ là cỗ mặn hoặc cỗ chay. Bởi việc này hoàn toàn không bắt buộc và tùy vào điều kiện kinh tế cũng như tín ngưỡng của từng gia đình mà gia chủ lựa chọn sao cho phù hợp. Thế nhưng, nếu là mâm cơm dùng để cúng Phật thì gia chủ chắc chắn phải chuẩn bị mâm cúng lễ là cỗ chay.



Một mâm cơm cúng nhập trạch đầy đủ sẽ phải bao gồm những vật phẩm cúng lễ cơ bản như sau:

  • Gà luộc: 1 con
  • Thịt lợn luộc: 500g
  • Tôm luộc: Tùy vào kích thước của tôm mà gia chủ chuẩn bị từ 1 – 2 con
  • Trứng gà ta luộc: 1 quả
  • Giò lụa hoặc giò tai thủ: 1 đĩa (khoảng 250g – 350g)
  • Món xào thập cẩm: 1 đĩa
  • Canh xương nấu bí hoặc canh măng nấu chân giò: 1 bát tô
  • Xôi gấc hoặc xôi đỗ xanh: 1 đĩa

Mâm cơm chay cúng nhập trạch sẽ bao gồm những món như sau:

  • Rau xào, luộc
  • Đậu phụ nguyên lát
  • Chè đỗ xanh
  • Bánh kẹo
  • Cháo trắng

Mâm ngũ quả để cúng trong lễ nhập trạch gia chủ có thể chọn 5 loại quả bất kỳ với 5 màu sắc khác nhau tùy theo đặc trưng của từng mùa mà không bắt buộc phải theo gợi ý sau đây. Cùng với đó, gia chủ nên lựa chọn những loại hoa quả tươi có hình tròn, màu sắc tươi tắn và đặc biệt tránh sử dụng những loại quả có gai. Theo đó, những loại hoa quả gia chủ có thể lựa chọn để trưng bày trên mâm cúng nhập trạch đó là:

  • Chuối xanh
  • Dưa hấu
  • Xòai
  • Cam
  • Đu đủ

Mâm hương hoa cúng trong lễ nhập trạch sẽ bao gồm:

  • Lư xông + trầm hương
  • Hoa tươi (hoa ly, hoa cúc,…)
  • Đèn cày hoặc có thể thay thế bằng nến cây (2 cây)
  • Hương (nhang)
  • Tiền, vàng mã đầy đủ
  • Muối trắng: 1 đĩa nhỏ
  • Gạo tẻ trắng: 1 đĩa nhỏ
  • Muối + gạo + nước: mỗi thứ cho vào một hũ nhỏ
  • Trầu cau đã têm sẵn
  • Trà (3 chén nhỏ)
  • Nước trắng: 3 chén nhỏ
  • Rượu trắng: 3 chén nhỏ
  • Thuốc lá: 3 điếu

Gia chủ khi chuẩn bị mâm cơm cúng nhập trạch nên lưu ý chọn loại hoa quả tươi ngon, đẹp mắt, không bầm dập hay nám, sẹo. Bên cạnh đó, gia chủ nên thực hiện cúng lễ vào buổi sáng và thời gian tốt nhất là trước 12h trưa. Lưu ý rằng khi cúng, gia chủ nên nhờ thầy trong nhà chùa hoặc những người có kinh nghiệm trong việc cúng bái để tụng kinh niệm Phật. Những người này sẽ giúp thần linh có thể thấu hiểu được mong ước, nguyện vọng của gia đình gia chủ.

Trên đây là những chia sẻ của chuyên gia phong thủy giúp các bạn giải đáp thắc mắc ở nhà mới trước khi nhập trạch có sao không. Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn thật nhiều thông tin bổ ích.



Chat zalo
Chat messenger
Liên hệ chúng tôi