Quy định về san lấp mặt bằng cập nhật mới nhất

San lấp mặt bằng là một trong những hình thức thi công xây dựng phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên hình thức cũng cần dựa trên quy định của pháp luật để thực hiện. Tham khảo bài viết sau để hiểu thêm các thông tin, quy định về san lấp mặt bằng mới nhất để tránh những hệ lụy về sau. 

Khái niệm san lấp mặt bằng

San lấp mặt bằng là một khái niệm trong xây dựng, có nghĩa là công việc thi công san phẳng nền đất một công trình xây dựng hay một mặt bằng quy hoạch, từ một mặt đất có địa hình tự nhiên cao thấp khác nhau.

khai-niem-san-lap-mat-bang
San lấp mặt bằng

San lấp mặt bằng liên quan đến việc đào các khu vực cao hơn của mặt đất và vận chuyển đến các khu vực thấp hơn để lấp đầy, nhằm tạo ra một địa hình phù hợp với ý định trước của con người. San lấp mặt bằng là một công tác quan trọng trong chuẩn bị mặt bằng cho các dự án xây dựng, giúp tạo ra một nền tảng vững chắc và thoát nước tốt3.

San lấp mặt bằng có phải xin phép không?

Nếu hoạt động san lấp mặt bằng không phục vụ cho việc xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình đầu tư xây dựng thì không phải chịu sự ràng buộc về các quy định xin phép chính quyền địa phương. Trên thực tế, chưa có quy định cấm sử dụng máy múc để thực hiện cải tạo trang trại, đất nông nghiệp.

san-lap-mat-bang-co-can-xin-phep-khong
San lấp mặt bằng có cần xin phép không?

Tuy nhiên việc san lấp mặt bằng cần được đáp ứng những yếu tố sau tại Điều 170, Luật Đất đai năm 2013:

“4. Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất. 

5. Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan.”

Chủ sở hữu có nhu cầu san lấp cần chú ý đến quyết định ban hành của UBND tỉnh cấp về quản lý và cấp phép khai thác đất khi cải tạo mặt bằng. 

Có thể bạn quan tâm: Trình tự và thủ tục chuyển đổi đất ao sang đất ở

Điều kiện san lấp mặt bằng 

Theo luật đất đai, trước khi tiến hành san lấp mặt bằng cần phải chứng minh quyền sử dụng đất của chủ sở hữu. Theo điều 170 Luật Đất đai 2013 có nêu: 

  • Tuân thủ các biện pháp bảo vệ đất.
  • Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, cam kết không làm tổn hại tới lợi ích hợp pháp của những người sử dụng đất có liên quan.
  • Ngoài ra, bạn cần lưu ý đến các chính sách tại địa phương nơi cần san lấp mặt bằng về các quy định thuộc UBND cấp tỉnh – Đơn vị quản lý, cấp phép cải tạo mặt bằng trên địa bàn. Nếu tự ý thực hiện san lấp trên mảnh đất không được phép cải tạo thì có nghĩa là bạn đang vi phạm quy định về Luật đất đai 2013 căn cứ tại khoản 25 Điều 3 Luật đất đai 2013:
  • Làm biến dạng địa hình và suy giảm chất lượng của mảnh đất, gây xáo trộn, ô nhiễm đất, làm giảm hoặc là làm mất khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được cơ quan quản lý xác định từ đầu.

Quy định về san lấp mặt bằng theo pháp luật

Theo quy định của pháp luật về các hình thức xây dựng, khi gia chủ có mong muốn san lấp mặt bằng cần chú ý đến quyết định được ban hành do UBND cấp tỉnh cấp. Các vấn đề liên quan đến cải tạo mặt bằng khi chưa được sự cho phép của cơ quan nhà nước sẽ bị coi là vi phạm quy định về Luật đất đai 2013. 

quy-dinh-ve-san-lap-mat-bang
Những quy định về san lấp mặt bằng

Căn cứ theo khoản 25 Điều 3 Luật đất đai 2013 nêu những hành động vi phạm pháp luật như sau: 

  • Việc hủy hoạt đất khiến cho địa hình nơi đó bị biến dạng và có khả năng gây ra tình trạng ô nhiễm, làm chất lượng đất bị suy giảm. Điều này dẫn đến khả năng sử dụng đất theo mục đích đã xác định trước đó bị giảm hoặc mất đi.  
  • Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.
  • Không sử dụng hoặc sử dụng đất không đúng mục đích đã nêu trước đó. 
  • Trong quá trình thực hiện quyền của người sử dụng đất, không chấp hành đúng quy định của pháp luật. 

Có thể bạn quan tâm: Xây nhà trái phép bị xử phạt thế nào?

Hướng dẫn thủ tục xin cấp phép san lấp đất nông nghiệp 

Để thực hiện các hoạt động san lấp mặt bằng đất nông nghiệp, chủ sở hữu cần làm các thủ tục được pháp luật quy định. 

Chuẩn bị hồ sơ san lấp mặt bằng đất nông nghiệp 

Hồ sơ cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, thông tin chính sách để chính quyền xác thực nhanh và chính xác nhất. Các giấy tờ bao gồm: 

  • Đơn đề nghị cho phép san lấp đất nông nghiệp;
  • Phương án san lấp đất, cung cấp thông tin loại đất đắp, độ cao, các cam kết về giao thông, môi trường, thoát nước,….
  • Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn tại địa phương xác nhận hiện trạng và đề xuất Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện chấp thuận giải quyết bằng văn bản;
  • Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, bản photo Bản đồ đính kèm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  •  Bản sao căn cước công dân, hộ khẩu thường trú.
  • Văn bản ủy quyền cho các cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục san lấp đất nông nghiệp (nếu có). 
san-lap-mat-bang-dat-nong-nghiep
San lấp mặt bằng đất nông nghiệp

Nộp hồ sơ

Chủ sở hữu tiếp hành nộp hồ sơ tại Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi thực hiện san lấp đất thông qua bộ phận một cửa.

Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ và đúng quy trình của hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ đã hợp lệ bộ phận một cửa tiếp nhận và phát giấy hẹn cho người nộp; Trường hồ sơ chưa hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi có đất có trách nhiệm ra thông báo hướng dẫn bổ sung hoàn thiện hồ sơ.

Xác minh và đề xuất 

Sau khi nộp hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân quận/huyện tại nơi cần san lấp mặt bằng đất nông nghiệp, Phòng Quản lý đô thị, Ủy ban nhân dân phường có liên quan phối hợp cùng Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng xác minh và đề xuất. 

Từ đó, đưa ra các phương án giải quyết cụ thể để chủ sở hữu nhanh chóng thực hiện hoạt động san lấp mặt bằng đất nông nghiệp của mình.

Có thể bạn quan tâm: Thủ tục cấp phép xây dựng nhà ở đô thị và nhà ở nông thôn

Trên đây là những thông tin, nội dung liên quan đến Quy định về san lấp mặt bằng được Kiến trúc Tây Hồ tổng hợp và cập nhật mới nhất hiện nay. Nếu bạn vẫn đang băn khoăn về các thủ tục pháp lý, thông tin quy định đất đai có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Chat zalo
Chat messenger
Liên hệ chúng tôi