Quy trình cưỡng chế xây dựng trái phép

Hiện nay, tình trạng xây dựng trái phép đang là hiện tượng khá  phổ biến tại hầu hết các tỉnh thành ở Việt Nam. Vậy thế nào là xây dựng trái phép? Quy trình cưỡng chế xây dựng trái phép được thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây của Kiến Trúc Tây Hồ sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để giải đáp các vấn đề này.

Thế nào là xây dựng trái phép?

Xây dựng trái phép (sai phép) là hành vi của một tổ chức, cá nhân khi xây dựng không đúng với giấy phép đã được Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện, cấp tỉnh cấp.

xay-dung-nha-trai-phep

Theo khoản 4 Điều 12 Luật xây dựng quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định về việc cưỡng chế xây dựng trái phép?

Theo Điều 3 và Điều 76 của Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định, Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền buộc tháo dỡ công trình và phần xây dựng công trình vi phạm.

Đối với công trình xây dựng thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của UBND cấp huyện hoặc của Sở Xây dựng, người có thẩm quyền xử phạt sẽ gửi hồ sơ đến Chủ tịch UBND cấp huyện để ban hành quyết định cưỡng chế trên.

Xử phạt hành vi xây dựng trái phép như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 30 của Nghị định 139/2017/NĐ-CP, việc xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình vi phạm các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng gây ra lún, nứt hoặc hư hỏng công trình hạ tầng kỹ thuật; các công trình lân cận (mà các bên không thỏa thuận được việc bồi thường theo đúng quy định của pháp luật dân sự); gây sụp đổ hoặc đang có nguy cơ gây sụp đổ công trình lân cận nhưng không gây thiệt hại về sức khỏe cũng như tính mạng của người khác, sẽ bị xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng cho đến 5.000.000 đồng đối với việc xây dựng nhà ở riêng lẻ tại nông thôn; hoặc công trình xây dựng khác không thuộc trong những trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;
  • Phạt tiền từ 15.000.000 đồng cho đến 20.000.000 đồng đối với việc xây dựng nhà ở riêng lẻ tại khu vực đô thị;
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng cho đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng công trình yêu cầu bắt buộc phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập các dự án đầu tư xây dựng.

thu-tuc-cuong-che-nha-xay-dung-trai-phep

Theo Điều 30 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, xử phạt nhà thầu tiếp tục thực hiện thi công xây dựng công trình, mà chủ đầu tư công trình đó đã từng bị lập biên bản vi phạm hành chính về các hành vi quy định tại khoản 2, 4, 5, 6 và khoản 7 Điều 15 Nghị định này như sau:

  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng cho đến 50.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng nhà ở riêng lẻ tại khu vực đô thị;
  • Phạt tiền từ 50.000.000 đồng cho đến 60.000.000 đồng đối với những hành vi xây dựng nhà ở riêng lẻ trong các khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa; hoặc xây dựng tại một số công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại điểm a, điểm c của khoản này;
  • Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng công trình thuộc trường hợp lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập các dự án đầu tư xây dựng.

Bài viết cùng chủ đề:

Xây nhà cấp 4 có phải xin phép không?

Xây nhà container có phải xin giấy phép không?

Xây nhà tạm có phải xin giấy phép không?

Đất nằm trong quy hoạch có được xây nhà không?

Biện pháp khắc phục các hậu quả xây dựng trái phép

  • Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu hoặc buộc phải bổ sung phương tiện, biện pháp che chắn theo quy định đối với hành vi tại khoản 1, khoản 2 Điều này;
  • Buộc bồi thường thiệt hại theo đúng các quy định đối với hành vi tại khoản 2 điều này.

Theo Điều 30 Luật xử lý vi phạm về hành chính 2012, sửa đổi 2020: cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính phải phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc phần xây dựng không đúng với giấy phép; nếu cá nhân hoặc tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì sẽ bị cưỡng chế thực hiện.

Quy trình cưỡng chế xây dựng trái phép được thực hiện như thế nào?

Các trường hợp cụ thể buộc phải tháo dỡ công trình xây dựng trái phép:

  • Tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung trên giấy phép xây dựng được cấp đối với những trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo;
  • Tổ chức thi công xây dựng công trình sai với nội dung trên giấy phép xây dựng được cấp đối với những trường hợp cấp phép xây dựng mới;
  • Tổ chức thi công xây dựng công trình không có đủ giấy phép xây dựng mà theo quy định bắt buộc phải có giấy phép xây dựng;
  • Xây dựng công trình không đúng với thiết kế xây dựng được cơ quan thẩm định phê duyệt trong trường hợp được MIỄN giấy phép xây dựng;
  • Xây dựng công trình có hành vi lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình của quốc phòng; an ninh; giao thông; đê điều; thủy lợi; năng lượng; các khu di tích lịch sử – văn hóa; và các khu vực bảo vệ công trình khác; xây dựng công trình ở những khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, lũ ống (trừ các trường hợp xây dựng công trình để khắc phục những hiện tượng này);
  • Xây dựng có hành vi cơi nới, lấn chiếm diện tích; lấn chiếm không gian đang được quản lý và sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác; hoặc của các khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung.

Trình tự cưỡng chế đối với công trình xây dựng trái phép

Khi phát hiện những hành vi vi phạm hành chính, người có thẩm quyền sẽ có trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành chính theo đúng quy định của pháp luật đề ra.

cuong-che-nha-xay-dung-trai-phep

Trong khoảng thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản tổ chức, cá nhân vẫn tiếp tục thực hiện những hành vi vi phạm. Vậy người có thẩm quyền sẽ có trách nhiệm ban hành các quyết định đình chỉ thi công xây dựng đối với công trình vi phạm đó.

Trong thời gian 07 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính (trừ những trường hợp phức tạp theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính) thì người có thẩm quyền xử phạt hành chính phải có trách nhiệm ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Đồng thời  có trách nhiệm gửi quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính cho tổ chức hay cá nhân vi phạm.

Hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà tổ chức, cá nhân vi phạm đó không chấp hành quyết định xử phạt. Người có thẩm quyền sẽ ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Đồng thời thông báo cho Chủ tịch UBND cấp xã để ra quyết định cưỡng chế phá dỡ. Trong thời hạn 01 ngày kể từ khi nhận được thông báo, Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm ra quyết định cưỡng chế phá dỡ.

  • Đối với những công trình xây dựng thuộc thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng của UBND cấp huyện; hoặc của Sở Xây dựng, người có thẩm quyền phải gửi hồ sơ đến Chủ tịch UBND cấp huyện để ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ. Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ.
  • Trường hợp công trình xây dựng đã được hoàn thành thì không cần phải có quyết định đình chỉ thi công trong việc thực hiện cưỡng chế.

Tổ chức thi hành cưỡng chế buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả

Theo Điều 34 của Nghị định 166/2013/NĐ-CP, tổ chức thi hành cưỡng chế buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả sẽ được quy định như sau:

  • Cá nhân và tổ chức được giao nhiệm vụ tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế phải phối hợp với cơ quan có liên quan; huy động lực lượng và phương tiện để thực hiện biện pháp đã được ghi trong quyết định.
  • Trước khi tiến hành cưỡng chế, nếu như cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế tự nguyện thi hành, cơ quan chủ trì sẽ lập biên bản công nhận sự tự nguyện thi hành.
  • Khi thực hiện cưỡng chế,phải có đại diện của chính quyền địa phương và những người chứng kiến.
  • Trường hợp cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế cố tình vắng mặt thì vẫn sẽ tiến hành cưỡng chế theo quy định. Tuy nhiên phải có đại diện của chính quyền địa phương và người chứng kiến.
  • Trường hợp cá nhân, tổ chức đang thi hành quyết định cưỡng chế mà trong công trình và trên khu đất đó có tài sản không thuộc về diện phải cưỡng chế. Vậy thì người tổ chức lúc này sẽ có quyền buộc cá nhân, tổ chức phải thi hành quyết định cưỡng chế và yêu cầu những người đang có mặt trong công trình ra khỏi đó. Đồng thời yêu cầu họ tự chuyển tài sản của mình ra theo. Nếu họ không tự nguyện thực hiện thì người tổ chức cưỡng chế sẽ yêu cầu lực lượng cưỡng chế đưa họ cùng tài sản ra khỏi công trình hoặc khu đất đó.
  • Nếu họ từ chối không nhận tài sản thì người tổ chức cưỡng chế phải lập biên bản ghi rõ số lượng; chủng loại; và tình trạng từng loại tài sản. Sau đó thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện trông giữ; bảo quản; hoặc bảo quản trong kho của cơ quan ra quyết định cưỡng chế.

quy-trinh-cuong-che-xay-dung-trai-phep

Đồng thời thông báo lại địa điểm, thời gian để cá nhân, tổ chức có tài sản nhận lại tài sản của mình. Cá nhân, tổ chức có tài sản phải chịu các chi phí về vận chuyển, trông giữ và bảo quản tài sản.

  • Quá thời hạn 06 tháng kể từ ngày nhận được thông báo nhận tài sản mà cá nhân, tổ chức có tài sản không đến nhận thì tài sản đó sẽ được bán đấu giá theo quy định của pháp luật. Số tiền thu được, sau khi trừ đi các chi phí cho việc vận chuyển; trông giữ; bảo quản; và xử lý tài sản sẽ được gửi tiết kiệm loại không kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng.

Đồng thời thông báo cho cá nhân, tổ chức có tài sản biết để nhận lại khoản tiền đó. Đối với tài sản đã hư hỏng và không còn giá trị, người tổ chức cưỡng chế sẽ tổ chức tiêu hủy theo quy định của pháp luật. Người tổ chức cưỡng chế phải lập biên bản ghi rõ về hiện trạng của tài sản trước khi đem đi tiêu hủy.

  • Trường hợp cá nhân, tổ chức phải thi hành quyết định về việc cưỡng chế buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp đã thu được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính; hoặc buộc nộp lại số tiền bằng đúng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã tiêu thụ, tẩu tán hoặc tiêu hủy trái với quy định của pháp luật, mà người bị cưỡng chế đó chưa thực hiện được ngay thì người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế sẽ áp dụng một trong các biện pháp cưỡng chế quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c của Khoản 2 Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính.

Tổng kết

Trên đây là nội dung tư vấn về chủ đề “Quy trình cưỡng chế xây dựng trái phép”. Hy vọng rằng bài viết này đã mang lại những kiến thức bổ ích cho độc giả.

Chat zalo
Chat messenger
Liên hệ chúng tôi