Quy trình thi công sơn Epoxy nền nhà xưởng chi tiết

Ưu điểm nổi bật của sơn sàn epoxy nhà xưởng. Các bước chuẩn bị để thi công sơn epoxy cho nền nhà xưởng. Các loại sơn nền nhà xưởng phổ biến hiện nay. Và còn nhiều các thắc mắc khác được giải đáp trong bài viết dưới đây, xin mời quý vị cùng theo dõi.

quy-trinh-thi-cong-son-epoxy-1

Thi công sơn nền nhà xưởng

Sơn epoxy là gì?

Sơn epoxy hay sơn sàn epoxy là dòng sơn công nghiệp cao cấp được cấu tạo từ 2 thành phần chính là sơn gốc (nhựa Epoxy, bột tạo màu, dung môi và một số chất phụ gia khác) và chất đóng rắn giúp liên kết các thành phần có trong sơn gốc để sơn có thể đóng rắn sau khi thi công.

Ưu điểm tuyệt vời khi thi công sơn epoxy cho sàn, nền nhà xưởng

Sơn sàn bằng sơn epoxy luôn là lựa chọn ưu tiên cho mọi công trình bởi các nhà thờ nhiều năm kinh nghiệm bởi ít có loại sơn nào lại mang nhiều ưu điểm như dòng sơn epoxy.

  • Tạo bề mặt phẳng tuyệt đối: màng sơn dày, có độ che phủ cao giúp bề mặt sơn láng mịn, bằng phẳng và có độ bóng cao.
  • Khả năng chịu tải trọng, chống mài mòn, độ bền cao: cho phép khối lượng xe di chuyển nhiều, liên tục và thường xuyên mà không bị ảnh hưởng quá nhiều đến bề mặt.
  • Chống thấm nước: bề mặt sơn sau khi thi công sẽ tạo một lớp màng cứng ngăn hiện tượng chống thấm thuận bảo vệ cho bề mặt.
  • Kháng khuẩn cao, chống nấm mốc: sử dụng cho những nơi có tiêu chuẩn cao về phòng sạch như: bệnh viện, dược phẩm, nhà máy chế biến thực phẩm,…
  • Chống tĩnh điện: cho khả năng chống tĩnh điện đáp ứng yêu cầu của các nhà xưởng sản xuất linh kiện điện tử, vi mạch công nghệ cao, làm giảm tối đa các ảnh hưởng từ tia lửa điện.
  • Giảm lượng điện chiếu sáng: bề mặt sơn sáng bóng chính là ưu điểm vượt trội của loại sơn này, giúp phản xạ ánh sáng cao giảm thiểu nguồn điện cần trang bị để thắp sáng.
  • Bề mặt dễ dàng vệ sinh, lau chùi: màng sơn có độ bóng cao, hạn chế khả năng bám bụi.
  • An toàn cho người sử dụng: độ bám dính, chống trơn trượt cho bề mặt cao đảm bảo an toàn cho người và phương tiện di chuyển.
  • Tính thẩm mỹ cao: màu sơn đa dạng, bề mặt sơn bóng đẹp, độ sáng cao.

Các bước cần chuẩn bị để thi công sơn epoxy cho nền nhà xưởng

Kiểm tra và đánh giá tình trạng bề mặt bê tông

Để quá trình thi công sơn diễn ra thuận lợi, thì việc kiểm tra độ ẩm bề mặt là bước đầu tiên và cực kỳ quan trọng. Nếu độ ẩm bề mặt quá cao, dễ làm lớp sơn epoxy bị bong tróc.

Mác bê tông phải đạt ít nhất 25 N/mm². Quá trình kiểm tra đánh giá bề mặt này quyết định đến khả năng bám dính của sơn và độ bền của màng sơn sau khi thi công.

quy-trinh-thi-cong-son-epoxy-2

Súng bắn bê tông đo độ MAC.

Chuẩn bị một số dụng cụ thi công cần thiết

  • Máy mài sàn công nghiệp: dùng để tạo độ nhám cho bề mặt, đồng thời làm sạch bụi bẩn và loại bỏ các dị vật trên bề mặt. Máy mài sàn có nhiều loại và nhiều kích thước, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà lựa chọn cho phù hợp.
  • Máy hút bụi: sau khi mài sàn, máy hút bụi sẽ giúp thu gom toàn bộ bụi bẩn trên bề mặt để bề mặt được sạch sẽ hơn.
  • Máy khuấy sơn: dùng trộn thành phần sơn với nhau và trộn dung môi.
  • Bay răng cưa: sử dụng để thi công sơn tự phẳng, tạo đồ dày đồng nhất cho màng sơn.
  • Rulo chuyên dụng: khi thi công sơn nên sử dụng các loại rulo chuyên dụng để hạn chế tình trạng rụng lông bám trên bề mặt sơn, tăng hiệu quả cho việc thi công sơn epoxy.
  • Rulo gai: phá bọt khí trên bề mặt. Đây là dụng cụ rất cần thiết khi thi công sơn tự phẳng.

quy-trinh-thi-cong-son-epoxy-3

Các thiết bị thi công sơn nền nhà xưởng

Ngoài ra, việc chuẩn bị các thiết bị bảo hộ cho thợ thi công cũng vô cùng cần thiết, đảm bảo sức khỏe và độ an toàn. Cần chuẩn bị đồ bộ bảo hộ, nón, mắt kính, găng tay, dép gai, mặt nạ chống độc,…

Điều kiện nhiệt độ thi công thích hợp

Nhiệt độ phòng thi công nên ở mức 10 – 40°C. Kèm theo độ ẩm không khí tối đa 80% và điểm sương ít nhất từ 3 – 5°C.

Các hệ sơn nền nhà xưởng phổ biến hiện nay

Hiện nay có 2 hệ sơn nền xưởng công nghiệp sử dụng sơn epoxy phổ biến là:

Sơn epoxy hệ lăn

Sơn epoxy tự san phẳng

Quy trình thi công sơn nền epoxy chuẩn 7 bước

Bước 1: Vệ sinh bề mặt

Phủ bạc để giảm bụi bẩn các khu vực không liên quan và hạn chế tối thiểu tiếng ồn.

Vệ sinh sạch toàn bộ bề mặt sàn bằng các dụng cụ chuyên dụng. Công đoạn vệ sinh sạch bề mặt sàn rất quan trọng bởi bề mặt sàn sạch ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và tính thẩm mỹ của công trình sơn nền nhà xưởng của bạn.

Bước 2: Xử lý bề mặt thi công

Sàn nhà xưởng luôn có những vị trí lồi lõm, khuyết tật và không bằng phẳng. Vì vậy, cần phải sử dụng máy mài sàn bê tông công nghiệp để xử lý và loại bỏ hết tất cả các khuyết tật trên bề mặt cũng như vết dầu mỡ và bụi bẩn cứng đầu. Sau đó dùng máy hút bụi hút sạch bụi bẩn để nâng cao chất lượng và độ bám của lớp sơn epoxy với nền nhà xưởng.

Bước 3: Trám trét, bả vá khuyết điểm bề mặt

Đối với những vị trí bề mặt có các khuyết điểm lớn mà mài sàn không giải quyết được thì bạn nên sử dụng bột trám trét Putty để lấp đầy, khắc phục các vị trí đó. Sau khi trám trét Putty khô thì dùng máy mài sàn mài 1 lần nữa các lớp trám trét để tạo nên lớp nền luôn bằng phẳng, không gồ ghề trước khi thi công lớp sơn lót.

Bước 4: Tiền hành thi công lớp sơn lót epoxy

Sau khi bề mặt đã được vệ sinh, xử lý xong thì tiến hành pha sơn và sơn lót. Bước này giúp tạo liên kết bề mặt cho lớp sơn phủ và bề mặt nền, đồng thời còn có tác dụng chống ẩm, kháng khuẩn.

Trộn 2 thành phần A và B lại với nhau bằng máy khuấy sơn đến khi hỗn hợp đồng nhất. Sử dụng cọ lăn đề dàn đều sơn lên toàn bộ bề mặt, thi công từ 1 đến 2 lớp tùy vào mục đích và nhu cầu sử dụng. Đợi lớp sơn phủ khô từ 6 – 8 tiếng trước khi thi công lớp sơn lót thử nhất.

Bước 5: Kiểm tra lại bề mặt

Lớp sơn lót đã khô thì kiểm tra lại bề mặt nếu còn các vết nứt hoặc bề mặt bám bụi phải xử lý ngay bằng cách hút bụi hoặc bả vá lại những vị trí đó.

Bước 6: Phủ lớp sơn epoxy

  • Đối với sơn hệ lăn

Trộn đều 2 thành phần của sơn epoxy lại với nhau bằng máy khuấy trộn, kết hợp cùng dung môi để sơn dễ thi công hơn. Dùng rulo chuyên dụng lăn đều lớp sơn epoxy thứ nhất lên toàn bộ bề mặt sàn bê tông. Thời gian khô để thi công lớp tiếp theo là 2 – 3 tiếng. Chà nhám bề mặt và tiến hành các bước tương tự cho lớp sơn phủ hoàn thiện hệ lăn.

  • Đối với sơn tự san phẳng

Trộn đều 2 thành phần của sơn epoxy lại với nhau bằng máy khuấy trộn (không thêm dung môi pha loãng), đổ sơn ra bề mặt sàn và sử dụng bàn cào để dàn đều sơn ra toàn bộ bề mặt, sau đó dùng rulo gai để phá sơn. Nên phủ sơn với độ dày từ 1 – 3mm tùy theo yêu cầu từng công trình. Thời gian khô của sơn từ 12 – 24 tiếng.

quy-trinh-thi-cong-son-epoxy-4

Sơn hệ lăn và sơn tự san phẳng

Bước 7: Nghiệm thu và bàn giao công trình

Lớp sơn khô bề mặt sau 72 tiếng, khô hoàn toàn sau 7 ngày. Khi lớp sơn khô thì người và vật nhẹ có thể di chuyển trên bề mặt sàn sau thi công. Tiến hành kiểm tra, nghiệm thu và bàn giao công trình.

Những yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thi công sơn epoxy cho nền nhà xưởng?

Quy trình thi công sơn sàn epoxy có thể diễn ra đúng tiến độ hay không cũng còn phụ thuộc vào các yếu tố sau:

Bề mặt thi công không đạt yêu cầu

Đối với các bề mặt sơn không đạt yêu cầu về độ ẩm sàn cao trên 5%, Mác bê tông không đạt, chưa đủ thời gian bảo dưỡng thì cần tốn thời gian để đợi bề mặt đạt độ khổ hoàn hảo.

Bề mặt sơn cũng cần được tạo nhám, vệ sinh và xử lý trước khi thực hiện các bước tiếp theo. Đây là những vấn đề tiên quyết ảnh hưởng đến các bước sau này nên rất cần được chú trọng.

Yếu tố môi trường ảnh hưởng

Thời gian khô của sơn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thoáng gió, độ ẩm và nhiệt độ xung quanh. Vì vậy, khi thi công sơn để không bị gián đoạn, kéo dài làm mất thời gian thi công thì cần phải lựa chọn các thời điểm thời gian thích hợp, các phương án dự phòng phù hợp để còn kịp thời khắc phục.

Yếu tố con người ảnh hưởng

Để không xảy ra những thất thoát không mong muốn thì mỗi công trình đều cần có giám sát hoặc người quản lý điều hành, thúc đẩy đội thi công tránh sai xót hay trì trệ trong công việc.

Lựa chọn loại sơn epoxy kém chất lượng

Chất lượng sơn chính là chìa khóa quyết định cho toàn bộ chất lượng của sàn nhà xưởng. Nếu vì tiết kiệm chi phí trước mắt mà bạn lựa chọn sử dụng những loại sơn epoxy rẻ tiền, kém chất lượng sẽ làm xảy ra các vấn đề như: thời gian khô bề mặt kéo dài, độ bám dính bề mặt sơn thấp, sơn loang lỗ trên bề mặt. Từ đó gây tốn chi phí sơn sửa, ảnh hưởng đến cả tuổi thọ bề mặt sơn.

Những yếu tố ảnh hưởng đến bảng báo giá thi công sơn epoxy cho nền nhà xưởng?

Bảng báo giá sơn epoxy cho sàn phụ thuộc vào những yếu tố sau:

Chất lượng bề mặt nền nhà xưởng

Nếu bề mặt bê tông mới, ít khuyết điểm, chất lượng tốt đạt tiêu chuẩn thi giá thi công sẽ thấp hơn so với các nền cũ nhiều khuyết điểm, bề mặt lồi lõm không đạt chuẩn. Nền không đạt chuẩn sẽ phải mất thêm chi phí thi công xử lý bề mặt.

Loại sơn epoxy sử dụng

Sơn epoxy cho sàn có rất nhiều loại khác nhau và tùy vào mục đích sử dụng của sàn mà bạn có thể lựa chọn loại sơn cho phù hợp như: sơn hệ lăn, tự san phẳng, sơn kháng hóa chất, sơn chống tĩnh điện, sơn sàn thực phẩm,…Mỗi loại sơn sàn sẽ có giá thành thi công khác nhau.

Thương hiệu sơn sử dụng

Mỗi thương hiệu sẽ mức giá sơn với độ chênh lệch khác nhau. Tuy nhiên, nên ưu tiên lựa chọn KCC Vietnam có uy tín và chất lượng trên thị trường. Chất lượng sơn sẽ được đảm bảo tốt nhất cho công trình của bạn.

Chat zalo
Chat messenger
Liên hệ chúng tôi