Thiết kế nhà ở kiêm văn phòng cho thuê cần lưu ý những gì?

Bạn đang có ý định xây dựng nhà ở kết hợp văn phòng để tận dụng không gian và tăng thu nhập? Bạn muốn biết những lưu ý khi xây dựng nhà ở kết hợp văn phòng? Hãy cùng KTS Đoàn Tú tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

nhung luu y khi xay nha o ket hop van phong cho thue
Thiết kế nhà ở kiêm văn phòng cho thuê cần lưu ý những gì?

Giới thiệu đôi nét về kiểu nhà ở kết hợp văn phòng cho thuê

Thiết kế và xây dựng không gian đa năng chính là xu hướng thịnh hành trong tương lai. Trong một căn nhà, bạn vừa có thể sử dụng làm văn phòng làm việc, tiếp đón khách hàng, đối tác, lại vừa có thể sử dụng để nghỉ ngơi, thư giãn.

Mẫu nhà ở kết hợp văn phòng
Thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng cho thuê.

Đầu tư thiết kế nhà ở kiêm văn phòng (kientructayho.vn/nha-o-ket-hop-van-phong/) giúp chủ đầu tư tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Nếu không trực tiếp sử dụng không gian văn phòng, chủ nhà hoàn toàn có thể cho thuê. Đây cũng là một kênh đầu tư vô cùng tiềm năng mang lại nguồn thụ nhập thụ động tốt. Nếu như bạn đang có ý định xây dựng nhà ở kết hợp văn phòng thì cần phải ghi nhớ ngay những lưu ý khi xây dựng nhà ở kết hợp văn phòng cho thuê dưới đây.

1, Nên chọn phong cách đơn giản và hiện đại

Các công trình nhà ở kết hợp văn phòng cho thuê thường sử dụng phong cách hiện đại để giảm chi phí thiết kế và nội thất là hợp lý nhất.

Thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng 6 tầng hiện đại
Thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng 6 tầng hiện đại.

Sự tối giản đường nét, nội thất mang lại vẻ đẹp phù hợp với nhà ở kết hợp cho thuê văn phòng. Phong cách cổ điển trong các công trình này sẽ khá tốn kém cũng như nặng nề khi nhìn và không phải lúc nào phù hợp với hoạt động đặc thù của các văn phòng cũng như sinh hoạt gia đình của chủ đầu tư.

2, Thiết kế mặt tiền thông thoáng, tầm nhìn tốt

Mặt tiền tầng 1 của nhà ở kết hợp văn phòng thường được sử dụng là nơi trưng bày, kinh doanh buôn bán. Sử dụng tầng 1 để trưng bày và bán hàng là vô cùng hợp lý. Nó vừa tầm nhìn với người đi đường, tiện cho khách ra vào tham quan mua sắm. Điều này giúp tận dụng tối đa ưu điểm của những căn nhà phố kết hợp văn phòng.

Mẫu nhà ở kết hợp văn phòng cho thuê 8 tầng
Mẫu nhà ở kết hợp văn phòng cho thuê 8 tầng.

Bên cạnh đó, văn phòng cũng cần có tầm nhìn hướng về thiên nhiên. Thiết kế này sẽ tạo được sự thoải mái và gần gũi trong công việc hàng ngày cho cán bộ, nhân viên. Không những thế, nó còn giúp truyển tải thông điệp “thiện chí” nhất tới khách hàng. Một văn phòng có màu xanh của cảnh quan thiên nhiên sẽ góp phần xua tan mệt mỏi, giảm áp lực, căng thẳng, tạo năng lượng và sự sảng khoái tinh thần. Nên cân nhắc lựa chọn kích thước biển quảng cáo hợp lý. Biển quảng cáo quá lớn sẽ che khuất không gian phía trong và ảnh hưởng nhiều tới thẩm mỹ chung.

3, Với những căn nhà bị hạn chế về chiều rộng

Trường hợp những căn có diện tích hẹp khiến phòng làm việc không thể nhìn ra bên ngoài thì phải làm sao? Hãy bài trí cảnh xanh hoặc tiểu cảnh nhỏ ở khu vực hợp lý trong phòng làm việc. Một khu vực mà nhân viên có thể nhìn ngắm được chúng. Với cách bài trí không gian này sẽ tạo được thiện cảm với khách hàng khi ghé thăm, làm việc. Họ sẽ cảm nhận được sự chuyên nghiệp trong cách làm việc thể hiện qua không gian văn phòng tinh tế.

thiet-ke-van-phong-fsi-1
Thiết kế toà nhà văn phòng hạn chế về chiều rộng.

Thêm một giải pháp nữa giúp giải quyết vấn đề diện tích sử dụng và chiều cao nhà phố văn phòng đó là thiết kế tầng lửng. Một số khu vực còn gọi là gác lửng. Đây là tầng trung gian giữa các tầng trong ngôi nhà chính. Tầng lửng không được tính là số tầng của căn nhà. Thường thì tầng lửng sẽ được thiết kế trần thấp và nằm ở tầng 1. Tẩng lửng có thể được sử dụng với nhiều chức năng khác nhau.

4, Xây dựng tầng hầm/tầng trệt làm nơi để xe

Nhà ở hay nhà phố kết hợp văn phòng cho thuê là loại hình nhà có lượng người ra vào rất đông đúc. Bởi vậy nên xây dựng nơi để xe là điều cần thiết.

Mẫu thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng 7 tầng
Mẫu thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng 7 tầng.

Tùy sở thích và nhu cầu mà bạn có thể thiết kế tầng hầm hoặc tầng trệt là nơi để xe. Cần lưu ý độ thoáng gió và phòng chống cháy nổ tại tầng để xe để đảm bảo an toàn.

5, Xây dựng cầu thang máy kết hợp cầu thang bộ

Trong nhà nên xây dựng cầu thang máy kết hợp cầu thang bộ, đem lại sự tiện lợi, giảm sức người và có nhiều cơ hội lựa chọn cách thức di chuyển. Ngoài ra cầu thang bộ cũng có thể là đường thoát hiểm trong trường hợp xảy ra sự cố.

6, Lưu ý hệ thống thông gió

Công suất sử dụng của nhà ở kết hợp văn phòng cho thuê thường lớn, nhiều người ra vào thường xuyên. Bởi vậy nên thiết kế cần đặc biệt lưu ý đến hệ thống lưu thông gió để giảm thiểu mùi và cảm giác ngột ngạt.

7, Thiết kế đảm bảo vấn đề an ninh

Thiết kế nhà ở kết hợp làm văn phòng cần lưu ý đến yếu tố an ninh. Khu vực tầng 1, sự phân chia không gian các tầng, các phòng. Điều này giúp tránh được những rủi ro thất thoát tài sản của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tài sản của nhà ở cũng được đảm bảo hơn.

Mẫu thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng 4 tầng
Mẫu thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng 4 tầng.

Tham khảo sự tư vấn từ các công ty bảo vệ, an ninh tư vấn để tăng sự an toàn thì khi thiết kế nhà ở kiêm văn phòng, gia chủ có thể thiết kế, thi công thêm hệ thống cửa cuốn hiện đại.

8, Đảm bảo không gian riêng tư

Cán bộ và nhân viên của doanh nghiệp cần có sự riêng tư trong quá trình làm việc. Nó đảm bảo sự chuyên nghiệp và gần gũi với khách hàng. Trong khi đó khu vực nhà ở cần sự riêng tư để các thành viên trong gia đình có thể sinh hoạt, nghỉ ngơi một cách tốt nhất.

Quá trình thiết kế và thi công nhà ở kết hợp văn phòng cho thuê cần lưu ý tới hệ thống cầu thang, lối đi, tường hay vách ngăn để tạo không gian riêng tư nhất định. Với không gian gia đình, cần bố trí phòng khách, bếp, phòng ngủ, nhà vệ sinh hợp lý và có sự riêng tư nhất định.

9, Sử dụng các loại vật liệu phù hợp

Khi thiết kế nhà phố kết hợp làm văn phòng cho thuê, các kiến trúc sư thường sử dụng cửa nhôm kính, inox kính, tường kính cường lực, trang trí bàng gạch ốp… Những loại vật liệu này giúp không gian trở nên thông thoáng, sáng hơn, sang hơn. Ưu điểm nhận được nhiều ánh sáng tự nhiên hơn.

Mẫu thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng đẹp 8 tầng

Sử dụng kính cường lực cho cảm giác không gian mở rộng. Kính còn có công dụng kết nối các phòng, các không gian trong nhà với môi trường xung quanh.

Có thể bạn quan tâm: Những vật liệu lấy ánh sáng cho nhà hiệu quả

Quá trình thiết kế thi công nội thất phòng làm việc, nên chọn đồ nội thất có thể di động linh hoạt. Ghế ngồi hoặc những tủ đựng hồ sơ có bánh lăn… là phương án tốt nhất cho đồ nội thất.

10, Màu sắc nhẹ nhàng, sang trọng

Với kinh nghiệm của mình, KTS Đoàn Tú vẫn thường tư vấn cho các chủ đầu tư lựa chọn những tông màu trung tính làm chủ đạo và những điểm nhấn là màu đậm. Ví dụ: phòng làm việc màu xanh dương để tạo cảm giác thư thái, nhẹ nhàng. Màu xanh lá nhằm mang tới cảm giác mát mẻ và thân thiện với thiên nhiên.

11, Lưu ý vấn đề pháp lý

Trước khi xây dựng hay sửa chữa nhà ở kiêm văn phòng, cần xin giấy phép xây dựng, sửa nhà tại các cơ quan có thẩm quyền. Hồ sơ xin cấp phép xây dựng gồm có: đơn xin cấp giấy phép, bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất, bản vẽ xin giấy phép xây dựng, ảnh chụp hiện trạng, giấy cam kết tự phá dỡ công trình khi Nhà nước thực hiện quy hoạch (nếu có), nộp lệ phí cấp giấy phép.

Có thể bạn quan tâm: Trình tự và thủ tục cấp Giấy phép nhà ở kết hợp văn phòng

Chat zalo
Chat messenger
Liên hệ chúng tôi