Trần nhà bị nứt ngang có nguy hiểm không?

Trần nhà bị nứt ngang có nguy hiểm không? Thật khó để biết mức độ nghiêm trọng của các vết nứt ngang trên trần nhà nếu chỉ nhìn bằng mắt thường. Một số vết nứt gần như vô hại. Nhưng lại có những vết nứt là dấu hiệu của hư hỏng kết cấu kiến trúc, nền móng nghiêm trọng. Nếu không được xử lý kịp thời, trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến sập nhà.



Vậy nguyên nhân trần nhà bị nứt là gì? Có nguy hiểm không? Làm thế nào để khắc phục triệt để? Xem ngay những thông tin quan trọng mà kỹ thuật viên của Kiến trúc Tây Hồ chia sẻ trong bài viết này.

tran-nha-bi-nut-ngang

Nguyên nhân trần nhà bị nứt

Ngôi nhà đã trở nên xuống cấp: Nhà xây lâu, các kết cấu kiến trúc đã bắt đầu xuống cấp. Cộng với sự hao mòn thông thường – bao gồm cả lún nền xảy ra một cách tự nhiên có thể gây ra các vết nứt ngang trên trần, tường và cả sàn nhà.

Sàn phía trên trần nhà quá nặng: Nhiều gia đình tận dụng phần sàn phía trên trần nhà làm kho chứa đồ. Những vật dụng quá nặng này có thể là nguyên nhân khiến cho trần bị nứt ngang hoặc nứt dọc.



Trần nhà bị ẩm hoặc nắng nóng: Thời tiết nắng gắt khiến cho nước trong vật liệu bị bốc hơi nhanh. Quá trình co ngót diễn ra sớm hơn khiến trần bị nứt ngang. Các vết nứt trên trần nhà cũng có thể xảy ra do bị ẩm ướt, vật liệu co dãn đột ngột. Về lâu dài, hơi ẩm sẽ khiến cho vết nứt lan rộng ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết cấu công trình.

nguyen-nhan-tran-nha-bi-nut-ngang

Hư hỏng cấu trúc xây dựng: Trần nhà bị nứt ngang cũng có thể là do hư hỏng cấu trúc ngay từ đầu. Đơn vị thiết kế thi công tay nghề kém, xây dựng không đảm bảo chất lượng, móng yếu dẫn đến lún nhà, lún móng. Độ lún của nền móng sẽ gây áp lực trực tiếp lên khung của tòa nhà. Lúc này, các vết nứt ngang không chỉ xuất hiện trên trần mà còn cả tường, sàn nhà. Một số trường hợp nhà mới xây bị nứt tường đã khiến chủ nhà vô cùng lo lắng.



Bê tông kém chất lượng: Bê tông kém chất lượng; tỉ lệ phối trộn sai; không có khả năng chịu được nén cường độ cao có thể là nguyên nhân khiến trần nhà bị nứt. Loại đá to hay đá nhỏ liệu có liên quan tới chất lượng của bê tông hay không? Câu trả lời là có. Cụ thể thì mời bạn xem ở bài viết này Đổ bê tông đá to tốt hay đá nhỏ tốt?



Các loại vết nứt trên trần nhà

Trần nhà có thể gặp phải nhiều loại vết nứt ngang – dọc khác nhau. Trong đó, vết nứt dọc thường là kết quả trực tiếp của quá trình sụt lún nền móng, móng yếu, gia cố không đúng yêu cầu kỹ thuật. Còn vết nứt ngang thường do áp lực đất gây ra hoặc thoát nước kém. Vết nứt ngang có xu hướng nghiêm trọng hơn về bản chất. Chúng cần được chuyên gia xử lý trong thời gian sớm nhất khi phát hiện vấn đề.



Dưới đây là một số vết nứt thường thấy, chủ nhà tham khảo để kịp thời nhận biết và khắc phục triệt để.

cac-loai-vet-nut

Các vết nứt mỏng, kiểu mạng trên trên trần thạch cao hoặc trần bê tông sơn. Đây có thể là do nứt sơn và không đáng lo ngại, không ảnh hưởng đến kết cấu của ngôi nhà.

vet-nut-tran-nha-mong

Các vết nứt mỏng kiểu chân tóc. Vết nứt này thường không nghiêm trọng. Chủ yếu là do sự thay đổi nhiệt độ làm cho tường/ trần bị co ngót và nở ra, tạo thành vết nứt.

vet-nut-chay-doc

Các vết nứt chạy dọc từ trên trần xuống tường. Phần lớn những vết nứt dạng này đều là kết quả của hư hỏng cấu trúc. Nếu trong nhà bạn xuất hiện những vết nứt như vậy, cần liên hệ với các bên uy tín để kịp thời xử lý.

vet-nut-ngang-tran-nha

Vết nứt ngang kèm theo võng. Trần nhà bị nứt ngang chắc chắn không phải là một dấu hiệu tốt. Nó có thể do sàn phía trên quá nặng hoặc kết cấu công trình đã xuống cấp. Cần xử lý nhanh chóng vết nứt và trần võng.

vet-nut-giua-tuong-va-tran-nha

Vết nứt ngang giữa tường và trần. Các vết nứt ngang trên trần thường là do nền móng nhà bị sụt lún.




Trần nhà bị nứt ngang có nguy hiểm không?

Như vậy, trần nhà bị nứt do nhiều nguyên nhân. Trước hết, vết nứt ngang ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ của ngôi nhà. Và nghiêm trọng hơn là đe dọa trực tiếp đến tính mạng của những người sống trong đó nếu vết nứt sâu, nứt do hư hại cấu trúc mà không được xử lý kịp thời.

tran-nha-bi-nut-co-nguy-hiem-khong

Vết nứt ngang và sâu trên trần nhà có mức độ nguy hiểm hơn vết nứt dọc. Vì nguyên nhân chủ yếu là do nền móng, áp lực chuyển động của đất, của nước từ bên ngoài móng. Chúng có xu hướng mở rộng nhanh chóng và làm hư hỏng, thậm chí là sập trần nhà.

Nhà mới xây bị nứt trần có nguy hiểm không? Nhà mới xây mà bị nứt trần ngang hoặc vết nứt chạy dọc từ trên trần xuống tường là mức độ nguy hiểm. Trường hợp này do thi công kết cấu sai, ẩu, tay nghề kém; hoặc tính toán móng yếu, không đủ khả năng chịu lực nên bị sụt lún.



Cách khắc phục trần nhà bị nứt ngang

Cần làm gì khi phát hiện trần nhà bị nứt ngang?

Khi nhận thấy có vết nứt trên trần nhà, bạn cần làm gì? Trước tiên, xem xét vết nứt đó thuộc loại nào? Tiến hành đo bề ngang và chiều dài của vết nứt. Xem xét toàn bộ khu vực xung quanh và tìm những vết tương tự (nếu có).

Ghi lại thời điểm vết nứt bắt đầu xuất hiện. Dùng bút chì đánh dấu điểm đầu – cuối ở thời điểm đó. Tiếp tục theo dõi xem chúng có phát triển hay thay đổi không.

Gia chủ cũng nên đi bộ xung quanh bên trong và bên ngoài ngôi nhà để tìm kiếm thêm các vết nứt hoặc hư hỏng. Từ đó có giải pháp khắc phục sớm nhất.



Cách khắc phục tình trạng trần nhà bị nứt hiệu quả

Trần nhà bị nứt do ẩm

Với những vết nứt mỏng, nhỏ, nứt kiểu mạng nhện, chân tóc có thể tự khắc phục bằng cách dùng vật liệu trám bít. Trộn sơn chống thấm kết hợp với hỗn hợp xi măng và cát. Trám hỗn hợp lên phần trần bị nứt với độ dày ít nhất 1cm.

Lưu ý trước khi thi công cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây ra ẩm và nứt. Nếu do đường ống nước bên trong hoặc nước trên mái nhà bị rò rỉ, cần khắc phục trước. Sau đó mới trám bít phần bị nứt. Nếu không xử lý, ngay cả khi đã trám bít thì trần nhà vẫn sẽ tiếp tục bị nứt.

Bài viết liên quan: Tường nhà bị ẩm mốc phải làm sao?



Trần nhà bị nứt ngang do sụt lún móng, móng yếu

Đây là trường hợp nghiêm trọng và cần được chuyên gia xử lý nhanh chóng, triệt để. Phương án khắc phục chủ yếu là gia cố nền móng.

Cách 1: Tiến hành ép cọc, đổ thêm đài cọc ở chân cột biên để tăng khả năng chịu lực cho móng cột biên.

Cách 2: Tăng diện tích truyền tải của nền móng bị yếu xuống nền đất. Thực hiện bằng cách đổ thêm một khối bê tông toàn khối xuống toàn bộ móng.

Cách 3: Đào đất dọc trục biên cho đến phần cốt đóng móng. Tiếp tục đan thép, đổ móng băng chân vịt để gia cố nền móng yếu. Phương án này đơn giản hơn nhưng cần chú ý chất lượng bê tông khi đổ.



Kết luận

Tóm lại, trần nhà bị nứt ngang, vết nứt sâu là tình trạng nghiêm trọng, chủ yếu do kết cấu và nền móng ngôi nhà. Khi phát hiện, gia chủ cần có phương án xử lý nhanh chóng, tránh những nguy hiểm và thiệt hại không đáng có.



Chat zalo
Chat messenger
Liên hệ chúng tôi