Trích lục bản đồ địa chính chỉ có ý nghĩa trong việc xác thực thông tin chứ không có tính pháp lý chứng minh quyền sử dụng đất đai như nhiều người nghĩ. Tuy nhiên, đây vẫn là một trong những căn cứ quan trọng để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vấn đề có liên quan đến tranh chấp đất đai. Nhằm giúp các bạn hiểu rõ trích lục bản đồ địa chính là gì? Cũng như trong trường hợp nào thì nên thực hiện trích lục? Bản đồ dự án AquaCity Novaland. Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của Đại Hồng Phát.
Trích lục bản đồ địa chính là gì?
Theo quy định của phụ lục 13 ban hành kèm Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, trích lục bản đồ địa chính chứa các thông tin về thửa đất, cụ thể:
- Họ và tên người sử dụng đất, địa chỉ thường trú;
- Tờ bản đồ, số thứ tự, địa chỉ cụ thể của thửa đất;
- Tổng diện tích thửa đất;
- Mục đích sử dụng của thửa đất;
- Các thay đổi của khu đất so với giấy tờ về quyền sử dụng đất;
- Bản vẽ bao gồm sơ đồ và chiều dài cạnh thửa.
Trường hợp cần trích lục bản đồ địa chính của thửa đất
Dưới đây là các trường hợp mà bạn cần trích lục bản đồ, trích đo địa chính của thửa đất đó.
Đăng ký hoặc được cấp Giấy chứng nhận lần đầu
Theo Nghị định 43/2014/NĐ-CP có quy định, Văn phòng đăng ký đất đai sẽ phải trích lục địa chính khi:
- Đăng ký bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất ở nơi mà chưa có bản đồ địa chính. Hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giới đất đai có sự biến động.
- Đăng ký tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận lần đầu.
Cấp lại Giấy chứng nhận
Theo Điều 77 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP khi cấp lại Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở vì lý do bị mất. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm trích lục với trường hợp chưa có bản đồ địa chính.
Cơ sở giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất đai
Trường hợp người sử dụng đất xảy ra tranh chấp về quyền sử dụng đất, sở hữu tài sản liên quan. Sau khi đã giải hòa tranh chấp tại UBND cấp xã nhưng không thành thì các bên sẽ tiếp tục giải quyết tranh chấp tại UBND cấp huyện, tỉnh. Khi đó, trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các năm liên quan để làm cơ sở giải quyết tranh chấp. Điều này được thể hiện rõ tại điểm c khoản 3 Điều 89 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Người xin thuê đất, giao đất yêu cầu cơ quan có thẩm quyền
Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 3 của Thông tư 30/2014/TT-BTNMT: Nếu trong quá trình xin giao đất, thuê đất, người dân có yêu cầu cần trích lục thì cơ quan thẩm quyền có trách nhiệm phải thực hiện. Dù đó là những nơi đã có bản đồ địa chính, thì cũng phải cung cấp trích lục địa chính cho người dân.
Hồ sơ gửi UBND cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
Theo Thông tư 30/2014/TT-BTNMT quy định Hồ sơ trình UBND cấp huyện, tỉnh quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất phải có trích lục bản đồ, trích đo địa chính.
Hồ sơ gửi UBND quyết định thu hồi đất
Khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, vì lợi ích quốc gia, công cộng thì có các loại hồ sơ như:
- Hồ sơ gửi ban hành quyết định thu hồi đất;
- Hồ sơ gửi ban hành thông báo thu hồi đất;
- Quyết định cưỡng chế thu hồi đất.
Các loại hồ sơ được nêu ở trên bắt buộc đều phải có trích lục bản đồ địa chính thửa đất.
Ranh giới của các thửa đất bị mờ hoặc mất
Đây là trường hợp không hiếm gặp ở thực tế, nhất là các khu vực miền núi và trung du. Đất đai ở các khu vực nêu trên sau một thời gian dài sử dụng thì đường phân giới hạn có thể bị mờ hoặc mất đi. Khi đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo cho người dân trích lục bản đồ, trích đo địa chính để xác định lại ranh giới từng thửa đất.
Xin trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính tại đâu?
Theo quy định của pháp luật thi người sử dụng đất nếu có nhu cầu sẽ được phép đề nghị cơ quan có thẩm quyền cung cấp các loại giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng đất. Thế nên, trường hợp bạn muốn biết rõ về diện tích đất đai sử dụng của mình thì có thể làm đơn xin trích lục để gửi lên UBND xã, phường hoặc Văn phòng đăng ký đất đai của huyện.
Có thể yêu cầu trích lục tại thời điểm mà người dân nhận giấy chứng nhận, bản đồ địa chính mới được cập nhật để đối chiếu trực tiếp với diện tích đất của gia đình mình. Phí trích lục bản đồ địa chính sẽ không quá 15.000 VNĐ/lần
Trong trường hợp xác nhận thông tin về thửa đất mà người dân nhận thấy có sự thay đổi về diện tích đất của gia đình. Lúc này, người dân có thể làm đơn đề nghị phòng Tài nguyên và Môi trường tại nơi có đất để yêu cầu được giải quyết.
Hồ sơ yêu cầu cấp trích lục bao gồm những gì?
Nếu bạn bạn có nhu cầu trình hồ sơ xin cấp trích lục bản đồ địa chính thì phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau:
- Giấy yêu cầu cung cấp dữ liệu về đất đai. Phiếu yêu cầu này do cơ quan đăng ký đất đai cung cấp cho người dân theo mẫu;
- Văn bản yêu cầu trích đo địa chính thửa đất (nếu bạn có yêu cầu);
- Giấy tờ liên quan đến sử dụng đất đai (bản sao có công chứng đầy đủ);
- Giấy tờ tùy thân: chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu nếu còn hạn.
Từ những chia sẻ của Đại Hồng Phát ta có thể thấy, trích lục bản đồ địa chính là hình thức các cơ quan có thẩm quyền cung cấp, xác thực cho người dân về thông tin của đất đai. Mặc dù việc trích lục chỉ là giấy tờ cung cấp thông tin về mảnh đất và không có tác dụng trong việc chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, nó vẫn được sử dụng nhiều trong các trường hợp yêu cầu quản lý đất đai như giải quyết các tranh chấp về sử dụng đất đai, thu hồi đất, và chuyển mục đích sử dụng đất.
Tham khảo Bất động sản Đồng Nai đang phát triển và dự kiến còn tăng mạnh hơn trong tương lai. Đó là lý do ngày càng nhiều người quyết định đầu tư tại nơi này bởi giá trị cam kết bền vững và lâu dài mà nó mang đến.
Aqua City Đảo Phượng Hoàng : https://aquacityduan.blogspot.com/
Địa chỉ: Số 20 đường 58-AP , Phường An Phú , TP. Thủ Đức
Website: daihongphat.vn
Số điện thoại: 0945.222.223