Sân vườn được xem là một phần không thể thiếu khi thiết kế nhà ở, nhất là đối với biệt thự. Tuy nhiên thiết kế ra sao để có sự kết nối giữa kiến trúc và cảnh quan? Bố trí các khu vực công năng gì và như thế nào để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người thừa hưởng? Trong khi vẫn đảm bảo các yếu tố hài hòa, hiệu quả, thuận tự nhiên và phát huy giá trị tối đa của công trình? Nếu đang quan tâm đến thiết kế sân vườn biệt thự, mời quý gia chủ cùng chuyên gia Kiến trúc Tây Hồ tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.
Sân vườn biệt thự là gì?
Sân vườn biệt thự là toàn bộ không gian phía ngoài bao quanh hạng mục kiến trúc. Khu vực này do KTS tính toán thiết kế khoa học, hợp lý, tích hợp vào các không gian kiến trúc đa dạng của biệt thự.
Khuôn viên sân vườn được bổ sung công năng phù hợp với nhu cầu sử dụng cũng như yếu tố phong thủy. Điển hình là hồ bơi, bể cá cảnh – cá Koi, ao sen, bể bơi, chòi nghỉ, khu vực tổ chức tiệc nướng ngoài trời, hòn non bộ, thảm thực vật xanh, chạm khắc trang trí tường rào…
Vai trò của khu sân vườn tiểu cảnh với biệt thự
Vườn sinh thái là một phần quan trọng và có tính tất yếu trong các dự án thiết kế biệt thự. Không chỉ giúp tăng tính thẩm mỹ, giá trị bất động sản, khuôn viên sân vườn còn góp phần tạo cảnh quan thư giãn, nâng cao đời sống tinh thần của con người.
Sự có mặt và “lan rộng” của mảng xanh thiên nhiên còn giúp giảm thiểu các tác động do biến đổi khí hậu trong phạm vi nhà ở. Đây là một điểm cộng quan trọng và là xu hướng sống xanh bền vững của tương lai.
Sân vườn mang đến không gian giao thoa giữa con người với tự nhiên. Giảm bớt sự phân chia không gian nhưng vẫn tạo tầm nhìn rộng rãi, gần gũi, an yên cho gia chủ.
Đặc trưng của sân vườn trong nhà biệt thự là diện tích tương đối rộng rãi, được bao bọc bởi hàng rào xung quanh. Mô hình kiến trúc này mang đến sự yên tĩnh, riêng tư và thoải mái, xua tan mệt mỏi, căng thẳng.
Các phong cách thiết kế sân vườn biệt thự
Sân vườn là mảnh ghép hoàn hảo cho kiến trúc biệt thự. Vì vậy, không gian này được cả KTS và gia chủ đặc biệt quan tâm thiết kế. Thông thường, sân vườn sẽ được setup tùy theo diện tích hiện có và phù hợp với phong cách của biệt thự. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp chúng “đối nghịch” về hướng thiết kế nhưng vẫn hài hòa chung trong tổng thể. Tựu chung lại, thiết kế ra sao, công năng sử dụng như thế nào sẽ phụ thuộc phần lớn vào nhu cầu của chính người thừa hưởng.
Dưới đây, Kiến trúc Tây Hồ giới thiệu một số phong cách phổ biến được áp dụng cho khu sân vườn nhà biệt thự để gia chủ tham khảo.
Sân vườn biệt thự phong cách hiện đại
Sân vườn biệt thự hiện đại là một trong những phong cách được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay. Đó là không gian sinh hoạt ngoài trời hiện đại, bố cục linh hoạt, thông minh, không tuân theo bất kỳ khuôn khổ nào. Các chi tiết được sắp xếp hài hòa, nương theo diện tích của sân vườn, tăng giá trị sử dụng và thẩm mỹ.
Sân vườn biệt thự phong cách Đông Dương
Sân vườn biệt thự mang phong cách Đông Dương (Indochine Style) được đặc trưng bởi sự giao thoa giữa kiến trúc pháp và không gian hoài cổ, lãng mạn của Á Đông. Kiểu sân vườn này thường được bố trí ở hành lang, khu vực thông gió, giếng trời giữa các mảng kiến trúc của biệt thự. Tạo không gian sinh thái ấm cúng, giản dị, đậm chất thơ.
Sân vườn biệt thự phong cách Thuần Việt
Là cách thiết kế sân vườn mang những đặc trưng rõ nét của khu vườn Việt Nam truyền thống. Ở đó có ao sen, cầu gỗ, chum nước, đá sỏi… các hình ảnh thôn quê dung dị, thanh bình và lãng mạn.
Sân vườn biệt thự phong cách tân cổ điển
Sân vườn phong cách tân cổ điển toát lên sự sang trọng, đẳng cấp. Các tiện ích được đặc biệt quan tâm như: bể bơi, xông hơi, vườn hoa kiểu Pháp, đài phun nước, tiểu cảnh. Ngoài ra còn có khu vực nghỉ ngơi uống trà. Đây cũng giống như chòi nghỉ trong thiết kế vườn Nhật nhưng thức cột, vật liệu và màu sắc đều mang đậm phong cách tân cổ điển.
Sân vườn biệt thự kiểu Nhật
Sân vườn biệt thự kiểu Nhật chú trọng đến sự yên tĩnh, thanh tao, nhã nhặn. Tiểu cảnh, các chi tiết trang trí mộc mạc, gần gũi, dung dị, ưu tiên tự nhiên hơn là cầu kỳ, hoàn mỹ.
Một trong những điểm nhấn của sân vườn kiểu Nhật là cảnh quan vay mượn. Với người Nhật, khu vươn xuất phát từ niềm tin tôn giáo cổ xưa và tôn trọng thiên nhiên. Vì vậy, trong các góc sân sẽ xuất hiện mô phỏng của một cảnh quan thực tế. Góp phần tô điểm, tạo nên một tác phẩm nghệ thuật sống động.
Trong đó có một số kiểu vườn điển hình như:
- Karesansui (khô sơn thủy): sử dụng đá, cát, sỏi để trang trí, làm lối đi.
- Tsukiyama: Thiết kế những ngọn đồi nhân tạo, một khung cảnh thiên nhiên hữu tình. Trong đó có suối, ao, đồi, đá, cầu, hoa, cây cỏ, chòi nghỉ…
- Chaniwa (Vườn trà): Kiểu sân vườn có lối đi lát đá hẹp, hàng rào tre, nứa, chòi nghỉ, đèn đá… Nếu là một người đam mê trà đạo, bạn có thể xem xét thiết kế vườn Nhật kiểu này.
- Tsuboniwa (Sân vườn): Sân vườn có diện tích nhỏ, sử dụng nhiều vật liệu đơn giản để trang trí. Đó là cây xanh, sỏi, đá, đèn đá, hàng rào tre, thác nước mini bằng tre…
- Kaiyushiki-teien (Vườn tản bộ): Kiểu sân vườn này sẽ phù hợp với khuôn viên diện tích rộng rãi ở ngoại ô, thôn quê. Bên trong khu vườn được thiết kế các lối đi khác nhau, có suối róc rách, có cầu gỗ để tản bộ.
- Vườn Tịnh độ: hay còn có tên khác là vườn thiền – kiểu thiết kế tương đối phổ biến ở Việt Nam. Khu vườn được đặc trưng bởi ao sen, hòn non bộ, tượng Đức Phật…
Sân vườn biệt thự kiểu Trung Quốc
Sân vườn biệt thự phong cách Trung Quốc mang đậm vẻ đẹp sơn thủy hữu tình, về sự hợp nhất của con người và thiên nhiên. Nó chịu ảnh hưởng sâu sắc của triết học và hội họa truyền thống. Đạt sự cân bằng hòa hợp giữ những thứ đối nghịch nhau như: tính và động; đá và nước; sáng và tối…
Khác với những khu vườn có hệ thống của phương Tây, việc xử lý và sắp xếp cây cối và hoa lá trong những khu vườn Trung Quốc chú ý đến việc thể hiện tính tự nhiên. Đó là những cây tùng, cây bách cao nhất trong mây, cành liễu thướt tha, hoa đào nở rộ. Cầu gỗ sơn đỏ, hồ nước, mái ngói của chòi nghỉ trên nước, cổng vòm… là hình ảnh quen thuộc trong thiết kế vườn Nhật.
Sân vườn biệt thự phong cách Châu Âu
Các mẫu biệt thự vườn phong cách Châu Âu ngày càng thịnh hành ở Việt Nam. Để tạo sự đồng bộ và hài hòa trong tổng thể không gian, sân vườn cũng được ưu tiên bố trí theo kiểu Châu Âu.
Đặc trưng của sân vườn Châu Âu là nguyên tắc đối xứng bố cục. Từng chi tiết thiết kế được chăm chút và tỉ mỉ. Lối đi lại nhỏ, đan xen trong các mảng xanh của thiên nhiên. Cây xanh xén tỉa kỹ lưỡng, gần như không có sự chênh lệch về độ cao.
Bên trong sân vườn có thể bố trí nhiều tiểu cảnh khác nhau. Ví dụ như: Bể bơi, tiểu cảnh phun nước, bộ bàn trà, bộ ghế sofa, bếp nướng, bàn ăn…
Bài viết liên quan: +199 Mẫu khuôn viên biệt thự nhà vườn siêu đẹp
Vị trí thiết kế sân vườn đẹp, hợp phong thủy
Vị trí thiết kế sân vườn phụ thuộc rất nhiều vào diện tích hiện trạng của khu đất. Gia chủ có thể bố trí trước nhà, sau nhà, bên hông nhà, trên sân thượng hoặc tại giếng trời bên trong biệt thự.
Thiết kế sân vườn trước nhà
Khối kiến trúc sẽ được lùi về phía sau để nhường chỗ cho không gian sân vườn. Tại đây, gia chủ có thể bố trí hòn non bộ, ao sen, hồ cá Koi… Thảm cỏ tự nhiên sẽ thay cho sân bê tông thô kệch và cứng nhắc. Xen lẫn trong đó là lối đi trải đá, vừa tăng tính thẩm mỹ, vừa đảm bảo việc đi lại thuận tiện, sạch sẽ. Sân vườn trước nhà nên chọn loại cây cảnh thấp, tránh che lấp kiến trúc công trình.
Thiết kế sân vườn sau nhà
Sau nhà sẽ là một không gian riêng tư và lý tưởng để thiết kế góc sân vườn thư giãn cho mọi người trong gia đình. Mặt khác, lượng từ trường ở đây ổn định, có tác dụng điều hòa không khí, điều hòa các xung điện xung quanh ngôi nhà.
Thiết kế sân vườn phía sau nhà phụ thuộc vào mục đích sử dụng của mỗi gia đình. Có thể là vườn trồng rau, trồng hoa, chòi nghỉ, vườn đọc sách, bàn tiệc nướng BBQ ngoài trời…
Bài viết liên quan: KTS gợi ý Thiết kế sân vườn sau nhà đẹp
Thiết kế sân vườn bên hông nhà
Khi diện tích tích phía trước và sau biệt thự bị thu hẹp, gia chủ có thể xem xét bố trí sân vườn bên hông nhà. Đặc điểm của khu vực này là hẹp và dài. Vì thế, một lối đi trải đá là lựa chọn thích hợp. Cạnh hàng rào trồng thêm các loại cây cao ngang tầng 1, thân thẳng, gọn gàng.
Nếu diện tích rộng hơn, gia chủ có thể thiết kế bể bơi, bàn tiệc ngoài trời, giàn hoa. Hoặc làm hồ cá Koi phía dưới, bên trên có lối đi bằng đá, cầu gỗ…
Thiết kế sân vườn biệt thự trên sân thượng
Sân thượng cũng là một vị trí lý tưởng để thiết kế sân vườn, góc chill cho biệt thự. Ở đây có nhiều nắng, gió, ánh sáng. Khi được tận dụng và cải tạo một cách hợp lý, sân thượng sẽ góp phần giảm nhiệt cho ngôi nhà, đồng thời mang lại không gian nghỉ ngơi lý tưởng cho cả gia đình.
Có nhiều lựa chọn cho thiết kế sân vườn biệt thự trên sân thượng. Đó là giàn hoa leo, vườn sinh thái, vườn rau củ quả sạch, bàn trà, góc đọc sách ngoài trời, thác nước mini… Tuy nhiên, gia chủ cần lưu ý bố trí hệ thống dẫn và thoát nước cẩn trọng, tránh để nước thấm ngược vào trong nhà. Có giải pháp mái che phù hợp để linh hoạt tránh nắng – mưa.
Thiết kế sân vườn biệt thự tại giếng trời
Mảng xanh đan xen trong nhà là một trong những phương án được nhiều chủ đầu tư hướng tới khi thiết kế biệt thự hiện đại.
Trong đó giếng trời là vị trí lý tưởng – nơi có đủ ánh sáng, không gian thông thoáng. Tại đây nên ưu tiên tiểu cảnh khô tự nhiên như: đá, sỏi, tượng, cây cỏ. Nếu diện tích đủ lớn, gia chủ có thể làm hồ cá Koi, bể cá, thác nước mini…
Những mẫu sân vườn biệt thự đẹp đẳng cấp
Nguyên tắc thiết kế sân vườn
Cho dù bạn đang lên kế hoạch thiết kế sân vườn riêng với kiến trúc sư hay “mượn ý tưởng” có sẵn trên mạng để tự bài trí, hãy nắm chắc các nguyên tắc sau:
Thống nhất: Thống nhất là nguyên tắc thiết kế sân vườn cơ bản cần phải nắm chắc. Sử dụng cây gì, hoa gì, bố trí các công năng như thế nào… đều cần tính toán kỹ lưỡng. Đảm bảo tính nhất quán về mặt phong cách , bố cục, nội dung.
Quá nhiều đối tượng không liên quan có thể làm cho thiết kế của bạn trông không có kế hoạch và lộn xộn. Ngoài ra, đừng lạm dụng một phần tử trong thiết kế. Vì việc sử dụng quá nhiều một phần tử có thể khiến thiết kế của bạn cảm thấy nhàm chán, không thú vị và đơn điệu.
Cân bằng: Có 2 loại cân bằng trong thiết kế: cân bằng đối xứng và không đối xứng. Trong cân bằng đối xứng, hai bên cảnh quan sân vườn giống hệt nhau. Còn cân bằng không đối xứng, bố cục cảnh quan được cân bằng bằng cách sử dụng các yếu tố và đối tượng khác nhau nhưng có trọng lượng gần như tương tự.
Tương phản và hài hòa: Sự tương phản làm nổi bật các yếu tố trang trí trong sân vườn; gây sự chú ý với người xem khi chúng được đặt cạnh nhau. Trong khi hài hòa sẽ giúp các thành phần trang trí có tính thống nhất. Tương phản và hài hòa đạt được nhờ sự sắp xếp, đan xen của các yếu tố vật liệu, tiểu cảnh, màu sắc…
Sự chuyển tiếp: Tạo ra quá trình chuyển tiếp từ từ thông qua các chi tiết trang trí sẽ làm sân vườn trở nên sinh động hơn. Ví dụ cây trồng gần hàng rào sẽ dần thay đổi kích thước và cường độ màu sắc.
Màu sắc: Thiết kế cảnh quan sân vườn cũng cần chú ý đến màu sắc chủ đạo. Bạn có thể sử dụng cây, hoa, vật liệu để tạo màu sắc cho khu vườn.
Lưu ý gì khi bố trí sân vườn nhà biệt thự
Về phong thủy
Phong thủy là một yếu tố quan trọng khi bố trí cảnh quan sân vườn cho biệt thự, có ảnh hưởng đến vận khí của gia đình. Vì thế khi lên ý tưởng thiết kế, chủ nhà cần nắm vững những nguyên tắc cơ quan sau:
- Chọn hướng cho sân vườn để thu hút và lưu thông vượng khí cho cả ngôi nhà.
- Tránh bố trí lối đi vào cổng thẳng tắp.
- Dựa vào mệnh của gia chủ để chọn cây cảnh trong sân vườn phù hợp. Không để cây xanh quá lấn át ngôi nhà.
- Cân bằng âm dương, ngũ hành (Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ) trong sân vườn là điều cần đặc biệt chú ý.
Về bố cục
Bên cạnh phong thủy, cần lưu ý đến bố cục sắp xếp của khu vườn. Đừng cố gắng nhồi nhét mọi thứ vào khu vườn của mình. Thay vào đó nên chọn hướng thiết kế theo một chủ đề cụ thể. Điều này đảm bảo yếu tố thẩm mỹ và ăn nhập với toàn bộ cảnh quan xung quanh.
Để phù hợp với xu hướng sống bền vững, gia chủ xem xét thêm các phương án vật liệu bền vững cho sân vườn.
Kết luận
Biệt thự hướng đến cuộc sống tiện nghi và hưởng thụ. Vậy nên nó sẽ không thực sự là dự án hoàn hảo khi thiếu vắng mảng xanh, khu sân vườn tiểu cảnh – Một nơi có vai trò điều hòa nhịp sống, mang đến sự thoải mái, thư giãn cho con người.
Thiết kế sân vườn biệt thự cần quan tâm đến các yếu tố: sự thống nhất, hài hòa, cân đối, quy mô và tỉ lệ. Trong đó, hài hòa chính là cách bạn liên kết ngôi nhà của mình với khu vườn; và cách bạn liên kết các phần khác nhau của khu vườn với nhau.