Xây nhà trên đất nông nghiệp là hiện tượng diễn ra khá phổ biến hiện nay, nhất là tại những vùng nông thôn. Hành vi này chính là một hành vi trái quy định của pháp luật. Nếu bạn là người đang gặp rắc rối trong tình huống này hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về mức phạt khi xây nhà trên đất nông nghiệp và hướng giải quyết khi gặp phải trường hợp này.
Xây nhà trên đất nông nghiệp có bị phạt không?
Theo quy định hiện hành tại khoản 1 Điều 170 Luật số 13/2003/QH11 của Quốc hội: Luật đất đai thì nghĩa vụ chung của người sử dụng đất là sử dụng đúng mục đích, đúng phạm vi, ranh giới của quỹ đất nhà mình, đúng quy định về độ sâu lòng đất và chiều cao quy định trên không. Việc xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp mà chưa được cấp phép, chưa chuyển mục đích sử dụng chính là hành vi vi phạm pháp luật.
Về nguyên tắc, các loại đất nông nghiệp sẽ không được phép xây dựng nhà ở, công trình nên trong các trường hợp sai phạm này Uỷ ban nhân dân xã được phép ra quyết định phạt hành chính. Nếu gia chủ còn cố tình thực hiện hành vi sai trái này dù đã bị xử phạt hành chính (hay còn gọi là tái phạm) thì bắt buộc phải thực hiện tháo dỡ hoặc thu hồi đất.
Những công trình kiên cố, nhà ở, tường sẽ không được xây trên đất nông nghiệp.
Xây nhà trên đất nông nghiệp bị phạt bao nhiêu?
Xây nhà trên đất nông nghiệp là hành vị xây nhà trái phép. Các hành vi xây dựng trái phép đều bị pháp luật xử lý. Bạn có thể tham khảo bài viết cũ hơn Xây nhà trái phép bị xử phạt thế nào? Trên group Trò chuyện Kiến trúc, có rất nhiều thành viên đặt câu hỏi: xây nhà trên đất nông nghiệp có bị phạt không? Xây nhà trên đất ruộng bị phạt bao nhiêu? Mức phạt khi xây nhà trên đất nông nghiệp thế nào?
Kiến trúc Tây Hồ xin được dẫn chứng theo quy định tại khoản 7 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP người có hành vi sử dụng đất trái phép bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 60 triệu đồng đối với các hành vi dưới đây:
– Xây dựng công trình không phù hợp với quy hoạch xây dựng được phê duyệt;
– Công trình xây dựng vi phạm chỉ giới xây dựng;
– Công trình xây dựng sai cốt;
– Công trình xây dựng lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình quốc phòng, an ninh, giao thông (trừ trường hợp quy định của chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt), thủy lợi, năng lượng, khu di tích lịch sử, khu bảo tồn, khu văn hóa…. ; xây dựng công trình cố tình tại các khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ sạt lở, lũ quét… (trừ trường hợp xây dựng để khắc phục những hiện tượng đó);
– Xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của các cá nhân, tổ chức hoặc các khu vực công cộng, khu sử dụng chung;
Làm thế nào để được xây nhà ở trên đất nông nghiệp?
Hiện nay dân số nước ngày càng tăng trong khi quỹ đất thổ cư bị thu hẹp. Thực trạng này khiến cho nhiều gia đình không có chỗ ở. Đứng trước yêu cầu về đất thổ cư như vậy, nhà nước đã có chính sách chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất thổ cư.
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 170 Luật đất đai năm 2013 quy định thì người sử dụng đất có nghĩa vụ sử dụng đất đúng mục đích. Vì vậy, trong trường hợp bạn muốn xây nhà trên đất nông nghiệp thì bạn phải thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất (từ đất nông nghiệp sang đất ở).
Hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất cần thiết phải có:
– Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo mẫu số 01 ban hành kèm theo thông tư 30/2014/TT-BTNMT;
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu đất hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu (hoặc sử dụng) nhà ở và các giấy tờ tài sản khác gắn liền với đất;
– Sổ hộ khẩu;
– Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của chủ sở hữu đất;
Đối với các trường hợp chủ đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người đang sử dụng đất để thực hiện công trình, dự án thì thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng thời với thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đai.
Người sử dụng đất sẽ nộp đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất kèm theo giấy chứng nhận đến cơ quan tài nguyên môi trường có thẩm quyền.
Trên đây là toàn bộ thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc xây nhà trên đất nông nghiệp có bị phạt hay không, cụ thể mức phạt như thế nào và cách giải quyết khi rơi vào tình huống này. Hi vọng với những thông tin hữu ích trên giúp ích được cho bạn.