Cách xử lý khi bị lấn chiếm đất

Bị chủ sở hữu bất động sản liền kề lấn chiếm đất nhưng không trả lại, người bị lấn chiếm phải làm thế nào để đòi lại quyền lợi hợp pháp của mình? Kiến trúc Tây Hồ chia sẻ cách xử lý khi bị lấn chiếm đất dựa trên quy định của Pháp luật. Nếu gia chủ đang gặp phải tình trạng hiện tại, nên theo dõi để có phương án xử lý kịp thời, tránh tổn thất.

cach-xu-ly-khi-bi-lan-chiem-dat

Lấn chiếm đất là gì?

Căn cứ vào Khoản 1 và 2, Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP và được sửa đổi bởi Khoản 1, Điều 1 Nghị định 04/2022/NĐ-CP lấn chiếm đất được giải thích như sau:

  1. Lấn đất: Lấn đất là tình trạng người sử dụng đất đã tự ý thay đổi mốc giới hoặc ranh giới thửa đất của mình với thửa đất liền kề nhằm mở rộng diện tích đất. Việc làm này hoàn toàn không được sự đồng ý của cơ quan quản lý nhà nước hoặc chủ đất bên cạnh, không có giấy tờ pháp lý làm căn cứ. Phần đất bị dịch chuyển mốc giới được gọi là đất lấn.
  2. Chiếm đất thuộc một trong các trường hợp sau:
  • Là tự ý sử dụng đất nhưng chưa được sự cho phép của cơ quan quản lý nhà nước.
  • Là tự ý sử dụng đất thuộc quyền sở hữu hợp pháp của cá nhân, tổ chức mà chưa được cá nhân, tổ chức đó cho phép.
  • Là sử dụng đất của Nhà nước giao đất, cho thuê đã hết thời gian nhưng không được Nhà nước gia hạn và có quyết định thu hồi. Tuy nhiên người thuê đất lại không chấp hành quyết định. Trừ cá nhân, hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất nông nghiệp.
  • Là người sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành đầy đủ các thủ tục giao đất, cho thuê theo quy định của Pháp luật.

the-nao-la-dat-bi-lan-chiem

Như vậy, lấn chiếm đất là hành vi tự ý chiếm dụng, sử dụng đất mà chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu; chưa được cấp phép bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền; không có giấy tờ hợp pháp.

Lấn chiếm đất đai là hành vi vi phạm pháp luật được quy định rất rõ tại Khoản 1 Điều 12, Luật đất đai 2013.

Bài viết liên quan: Mua bán đất lấn chiếm là hành vi gì? Bị xử phạt thế nào?

Cách xử lý khi bị lấn chiếm đất

Cá nhân, tổ chức bị lấn chiếm đất có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người có hành vi vi phạm phải trả lại tài sản; chấm dứt hành vi cản trở pháp luật và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Với trường hợp phần đất lấn chiếm đã được cấp sổ đỏ

Trường hợp bên lấn chiếm đất đã được cấp giấy chứng nhận phần đất lấn chiếm, người bị lấn chiếm có thể làm thủ tục kiện để đòi lại đất. Bên cạnh đó, yêu cầu tòa án hủy giấy chứng nhận quyền sở hữu đất đối với người đã lấn chiếm.

Thủ tục kiện và giải quyết được thuej hiện bởi Tòa án cấp tỉnh nơi có bất động sản bị lấn chiếm.

Với trường hợp đất đã lấn chiếm nhưng sổ đất không thể hiện đất đó là của mình

Với trường hợp đất đã bị lấn chiếm, nhưng người lấn chiếm chưa đăng ký quyền sở hữu với phần đất đã chiếm, người bị hại có thể kiện để đòi lại đất. Đồng thời yêu cầu áp dụng biện pháp cấm hoặc buộc người vi phạm thực hiện hành vi theo Điều 127 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015. Mục đích nhằm ngăn chặn việc người đó đăng ký quyền sở hữu đất lấn chiếm về sau.

Hướng dẫn cách xử lý khi nhà hàng xóm lấn chiếm đất

Theo đó, ngay khi phát hiện mình bị lấn chiếm đất, chủ sở hữu cần thực hiện theo các bước sau:

Thứ nhất, thu thập đầy đủ và chuẩn bị các bằng chứng có lợi cho bản thân. Bao gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; biên bản giao đất; lời khai của các nhân chứng…

Thứ hai, viết đơn trình bày sự việc gửi lên UBND cấp xã nơi có đất bị lấn chiếm để giải quyết bằng biện pháp hòa giải.

Thứ ba, nếu hòa giải không thành công, người bị lấn chiếm tiếp tục làm hồ sơ khởi kiện để gửi lên Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có đất bị lấn chiếm.

Bài viết liên quan: Xây nhà lấn sang đất người khác – Thì sao? Bị xử lý thế nào?

Thủ tục khởi kiện trả lại đất bị lấn chiếm

Hòa giải cơ sở

Bước đầu tiên, Chủ tịch UBND cấp xã sẽ có trách nhiệm tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương. Khi tổ chức giải quyết, cần phải có sự phối với của UBMTTQVN cấp xã; các tổ chức thành viên của mặt trận, tổ chức xã hội khác.

dat-bi-lan-chiem-xu-ly-the-nao

Thủ tục hòa giải không quá 45 ngày kể từ ngày tiếp nhận đơn kiện. Quá trình tổ chức hòa giải phải có biên bản với đầy đủ chữ ký các bên. Có giấy xác nhận hòa giải thành công hoặc không thành công của UBND cấp xã.

Biên bản hòa giải này sẽ được gửi cho các bên và lưu giữ một bản tại UBND cấp xã nơi có tranh chấp.

Nếu như hòa giải không thành công, người bị lấn chiếm đất có thể làm thủ tục khởi kiện ra Tòa án theo quy định.

Thủ tục khởi kiện khi bị lấn chiếm đất

Hồ sơ kiện bao gồm:

  • Đơn khởi kiện lấn chiếm đất đai theo mẫu.
  • Các tài liệu, bằng chứng đi kèm.
  • Giấy tờ tùy thân của chủ sở hữu đất.

Thủ tục khởi kiện

  • Nộp hồ sơ đã chuẩn bị đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có đất bị lấn chiếm.
  • Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng lệ phí khi hồ sơ hợp lệ.
  • Người viết đơn khởi kiện sẽ nộp tiền tạm ứng và nộp lại biên lai cho tòa.
  • Căn cứ vào hồ sơ, tòa sẽ ra quyết định thụ lý và tiến hành giải quyết.

Mẫu đơn khởi kiện lấn chiếm đất đai:

cach-xu-ly-dat-bi-lan-chiem

Mức xử phạt đối với hành vi lấn chiếm đất đai trái phép

 Là hành vi vi phạm pháp luật nên lấn chiếm đất đai trái phép sẽ có các mức xử phạt hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:

Xử phạt hành chính với hành vi lấn chiếm đất đai trái phép

Điều 14, Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định:

1, Trường hợp lấn chiếm đất ở khu vực nông thôn:

  • Lấn chiếm đất có diện tích dưới 0,05ha: phạt tiền từ 2 triệu – 3 triệu đồng.
  • Lấn chiếm đất có diện tích từ 0,05ha – dưới 0,1 ha: phạt tiền từ 3 triệu – 5 triệu đồng.
  • Lấn chiếm đất có diện tích từ 0,1ha – dưới 0,5ha: phạt tiền từ 5 triệu – 15 triệu đồng.
  • Lấn chiếm đất có diện tích từ 0,5ha – dưới 1ha: phạt tiền từ 15 triệu – 30 triệu đồng.
  • Lấn chiếm đất có diện tích từ 1ha trở lên: phạt tiền từ 30 triệu – 70 triệu đồng.

2, Trường hợp lấn chiếm đất nông nghiệp nhưng không phải đất rừng phòng hộ; đất trồng lúa; đất rừng đặc dụng; đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn:

  • Lấn chiếm đất có diện tích dưới 0,05ha: phạt tiền từ 3 triệu – 5 triệu đồng.
  • Lấn chiếm đất có diện tích từ 0,05ha – dưới 0,1 ha: phạt tiền từ 5 triệu – 10 triệu đồng.
  • Lấn chiếm đất có diện tích từ 0,1ha – dưới 0,5ha: phạt tiền từ 10 triệu – 30 triệu đồng.
  • Lấn chiếm đất có diện tích từ 0,5ha – dưới 1ha: phạt tiền từ 30 triệu – 50 triệu đồng.
  • Lấn chiếm đất có diện tích từ 1ha trở lên: phạt tiền từ 50 triệu – 120 triệu đồng.

xu-phat-dat-bi-lan-chiem

3, Trường hợp lấn chiếm đất là đất rừng phòng hộ; đất trồng lúa; đất rừng đặc dụng; đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn:

  • Lấn chiếm đất có diện tích dưới 0,02ha: phạt tiền từ 3 triệu – 5 triệu đồng.
  • Lấn chiếm đất có diện tích từ 0,02ha – dưới 0,05 ha: phạt tiền từ 5 triệu – 7 triệu đồng.
  • Lấn chiếm đất có diện tích từ 0,05ha – dưới 0,1ha: phạt tiền từ 7 triệu – 15 triệu đồng.
  • Lấn chiếm đất có diện tích từ 0,1ha – dưới 0,5ha: phạt tiền từ 15 triệu – 40 triệu đồng.
  • Lấn chiếm đất có diện tích từ 0,5ha – dưới 1ha: phạt tiền từ 40 triệu – 60 triệu đồng.
  • Lấn chiếm đất từ 1ha trở lên: phạt tiền từ 60 triệu – 150 triệu.

4, Trường hợp lấn chiếm đất phi nông nghiệp ở khu vực nông thôn (trừ trường hợp quy định tại Khoản 6 điều này):

  • Lấn chiếm đất có diện tích dưới 0,05ha: phạt tiền từ 3 triệu – 5 triệu đồng.
  • Lấn chiếm đất có diện tích từ 0,05ha – dưới 0,1 ha: phạt tiền từ 20 triệu – 40 triệu đồng.
  • Lấn chiếm đất có diện tích từ 0,1ha – dưới 0,5ha: phạt tiền từ 40 triệu – 100 triệu đồng.
  • Lấn chiếm đất có diện tích từ 0,5ha – dưới 1ha: phạt tiền từ 100 triệu – 200 triệu đồng.
  • Lấn chiếm đất có diện tích từ 1ha trở lên: phạt tiền từ 200 triệu – 500 triệu đồng.

5, Trường hợp lấn chiếm đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng (trừ trường hợp quy định tại Khoản 6 điều này) tại thành thị, mức xử phạt bằng 2 lần đối với từng loại đất tương đương ở trên. Mức phạt tối đa không quá 500 triệu đồng đối với cá nhân; và không quá 1 tỷ đồng đối với tổ chức.

xu-phat-dat-bi-lan-chiem-2

6, Trường hợp lấn chiếm đất thuộc: đất trụ sở làm việc và cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan tổ chức theo quy định của pháp luật; đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình và đất công trình có hành lang bảo vệ thì mức xử phạt sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt hành chính trong các lĩnh vực tương ứng.

Trách nhiệm hình sự

Điều 228, Bộ Luật hình sự 2015 quy định:

Người nào lấn chiếm đất đã bị xử lý hành chính hoặc kết án về tội này nhưng chưa được xóa án tích mà lại tiếp tục vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu – 500 triệu. Đồng thời phạt cảnh cáo không giam giữ lên đến 3 năm; hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Lấn chiếm đất bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm, phạt tiền từ 500 triệu đến 2 tỷ đồng nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Thực hiện một cách có tổ chức.
  • Phạm tội từ 2 lần trở lên.
  • Tái phạm ở mức độ nguy hiểm.

Ngoài ra, người phạm tội cũng có thể bị phạt tiền từ 10 triệu – 50 triệu đồng.

Biện pháp khắc phục hậu quả khi lấn chiếm đất đai trái phép

Với các trường hợp cố tình lấn chiếm đất, ngoài xử phạt hành chính, cá nhân tổ chức sai phạm sẽ phải thực hiện các biện pháp khắc phục:

  • Buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi lấn chiếm.
  • Buộc phải đăng ký đất đai theo quy định nếu như có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất; và các trường hợp người sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng tiếp cho đến khi Nhà nước thu hồi.
  • Buộc phải thực hiện các thủ tục bàn giao đất, thuê đất theo quy định với các trường hợp chưa thực hiện xong thủ tục.
  • Buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp do lấn chiếm đất.

bien-phap-khac-phuc-dat-bi-lan-chiem

Như vậy, người bị lấn chiếm đất có thể đòi lại được phần đất bị lấn chiếm nếu có đầy đủ giấy tờ, bằng chứng. Đồng thời thực hiện theo cách xử lý khi bị lấn chiếm đất do các văn bản pháp luật và cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn.

Chat zalo
Chat messenger
Liên hệ chúng tôi