Hiện nay, trồng cây cảnh văn phòng không chỉ là một xu hướng thịnh hành mà còn được coi là một giải pháp thông minh để tạo ra một môi trường làm việc thoải mái và lành mạnh. Cây cảnh không chỉ làm cho văn phòng trở nên xanh mát và sinh động, mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe và tinh thần cho nhân viên. Nhưng trong hàng trăm loại cây khác nhau, làm sao để chọn những loại cây cảnh phù hợp cho văn phòng của bạn? Dưới đây là một số loại cây cảnh được coi là lý tưởng để trồng trong môi trường văn phòng, mang lại sự xanh mát và tinh thần trong lành cho không gian làm việc.
Có nên trồng cây trong văn phòng không?
Có thể bạn chưa biết! Trồng cây trong văn phòng có rất nhiều lợi ích và cũng có thể tạo ra một môi trường làm việc tốt hơn cho nhân viên. Từ đó, năng suất làm việc cũng gia tăng một cách đáng kể. Hãy cùng KTS Đoàn Tú – chuyên gia thiết kế tòa nhà văn phòng điểm danh một số lợi ích của việc trồng cây trong văn phòng:
1, Cải thiện chất lượng không khí
Cây xanh giúp làm tăng nồng độ ôxy trong không khí bằng quá trình hô hấp và giảm mức độ các chất gây ô nhiễm trong không khí. Điều này có thể giúp giảm mệt mỏi, đau đầu và cải thiện tâm trạng của nhân viên.
2, Tạo không gian xanh
Việc trồng cây trong văn phòng tạo ra một không gian xanh, giúp tạo cảm giác thư thái, giảm căng thẳng và tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên. Nó có thể làm giảm stress và tăng cường sự tập trung và sáng tạo trong công việc.
3, Giảm tiếng ồn
Cây có khả năng hấp thụ âm thanh và giảm tiếng ồn trong môi trường làm việc. Điều này có thể làm cho văn phòng yên tĩnh hơn và tăng khả năng tập trung của nhân viên.
4, Tăng năng suất và sáng tạo
Một môi trường làm việc xanh mát có thể tăng năng suất lao động và khả năng sáng tạo của nhân viên. Nghiên cứu cho thấy việc có cây xanh trong văn phòng có thể giúp cải thiện hiệu suất làm việc và tăng sự hài lòng của nhân viên.
Như vậy có thể thấy việc trồng cây trong văn phòng có thể mang lại nhiều lợi ích cho nhân viên và môi trường làm việc. Tuy nhiên, cần xem xét các yếu tố khác nhau và đảm bảo cây được chăm sóc đúng cách.
Có thể bạn quan tâm: Cách trang trí cây xanh trong nhà mang về tài lộc, may mắn
TOP những loại cây cảnh trồng trong văn phòng dễ sống, dễ trồng, giá rẻ
1, Cây lưỡi hổ (Sansevieria)
Ở Việt Nam cây lưỡi hổ còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như: cây Lưỡi Cọp, cây Hỗ Vĩ hay Hổ Thiệt.
Đây là loại cây có khả năng chịu đựng ánh sáng yếu và không đòi hỏi nhiều nước chính vì vậy rất phù hợp để trồng trong văn phòng. Nó cũng giúp làm sạch không khí và có khả năng hấp thụ các chất độc hại như formaldehyde.
- Giá cây Lưỡi Hổ thường cao 60 – 80 cm chậu 3 cây : 500.000đ
- Giá cây Lưỡi Hổ thường cao 60 – 80 cm chậu 5 cây : 650.000đ
- Giá cây Lưỡi Hổ thường cao 60 – 80 cm chậu 9 cây :1.100.000đ
(Giá đã bao gồm chậu sứ và sỏi ) chậu loại lớn
2, Cây Kim Ngân (Pothos)
Ngay từ tên của loại cây này “Kim Ngân”, có thể hiểu thì “ngân” có nghĩa là ngân lượng, tiền bạc nên cây Kim Ngân thường gắn với sự may mắn, mong cầu sự trù phú trong cuộc sống.
Đây là một loại cây dễ trồng và khá bền. Cây kim ngân có khả năng lọc không khí và tạo ra môi trường làm việc trong lành. Bạn có thể mua và trồng cây nay trong chậu nhỏ hoặc bình thủy sinh. Thân cây xoắn vào nhau, lá xanh và mọc xum xuê khoảng 5 – 7 lá một cành.
- Giá cây Kim Ngân cỡ nhỏ 40 – 50cm dao động từ: 190.000 – 950.000đ
- Giá cây Kim Ngân cỡ to 40 – 50cm dao động từ: 300.000 – 600.000đ
3, Cây Cau Tiểu Trâm (Chamaedorea elegans)
Lá của cây Cau Tiểu Trâm có chứa chất Chlorophyll giúp hấp thụ các tia điện tử có hại cho sức khỏe từ máy tính, điện thoại và các thiết bị khác. Vào ban ngày lá cây hút khí độc từ môi trường và thải ra khí oxi, khi để cạnh bàn làm việc khí oxi sẽ giúp cho cơ thể hô hấp tốt hơn và điều phối không khí trong không gian làm việc.
Theo phong thủy, cây Cau Tiểu Trâm hợp với những người mệnh mộc. Màu xanh mát của cây giúp khắc chế sự nóng nảy trong tính cách của người mệnh mộc, từ đó giúp họ bình tĩnh hơn khi gặp những chuyện rắc rối. Ngoài ra, Cau Tiểu Trâm cũng rất hợp với những người mệnh thủy.
- Giá Cau Tiểu Trâm chiều cao 20 cm, đường kính chậu 8 cm có giá: 70.000đ
- Giá Cau Tiểu Trâm chiều cao 30 cm, đường kính chậu 15 cm có giá: 95.000đ
4, Cây Trúc Phát Tài (Dracaena Surculosa)
Trúc phát tài còn có tên gọi khác là Trúc Phát Lộc, Trúc Phất Dụ, Trúc Vạn Niên, Trúc Tiêu hay Trúc Hạn Vân,.. Xét theo các cung mệnh trong ngũ hành, cây hợp với mệnh Kim. Bởi vì người mệnh Kim có tính cách thường khá dữ dội, mạnh mẽ. Màu xanh của cây là màu may mắn của người mệnh Kim. Do đó, người mệnh Kim trồng cây giúp hạn chế tiêu cực, mọi việc trở nên thuận lợi hơn.
Tuổi hợp trồng cây Trúc Phát Tài nhất là tuổi Mão. Người tuổi Mão khi trồng cây giúp họ gặp nhiều may mắn, giúp công việc hanh thông, tiến bước xa trong cuộc sống hay sự nghiệp.
Nếu đặt cây phía Đông của căn phòng làm việc sẽ hướng đến những điều tích cực tới thể chất và tinh thần. Còn nếu như đặt phía Bắc, có thể thăng tiến trong sự nghiệp, còn hướng Đông Nam, thu hút may mắn.
- Giá cây Trúc Phát Tài chiều cao: 15cm, chậu có 3 thân sắp xếp từ thấp đến cao khoảng: 65.000đ
5, Cây Bạch Mã Hoàng Tử (Aglaonema Pseudobracteatum)
Cây bạch mã hoàng tử với vẻ ngoài sang trọng và thanh lịch cùng hướng cây thẳng đứng nên mang ý nghĩa cho sự tiến tới, vươn lên và gặp nhiều thuận lợi trong công việc và cuộc sống. Đồng thời, với tên gọi là bạch mã có ý nghĩa là sự tiến nhanh, thuận buồm xuôi gió và hanh thông trong mọi việc.
Cây còn sẽ mang lại cho gia sự thư thái, quyết đoán và may mắn trong cuộc sống lẫn công việc. Chính những ý nghĩa tốt đẹp và tích cực ấy mà Bạch Mã Hoàng Tử là laoij cây cảnh văn phòng được nhiều người lựa chọn.
Theo các chuyên gia phong thuỷ Song Hà thì, cây bạch mã hoàng tử rất hợp với những người mệnh Kim. Bởi mệnh Kim có màu bản mệnh là trắng, xám hoặc bạc, rất tương đồng với đặc điểm của cây.
Bên cạnh đó, theo Ngũ hành tương sinh thì Kim sinh Thuỷ. Do vậy, cây bạch mã hoàng tử cũng rất thích hợp với những người mệnh Thuỷ.
- Giá những cây Bạch Mã Hoàng tử nhỏ trồng trong chậu sứ thì có giá bán từ 300.000đ/chậu đến 500.000đ/chậu
- Giá những cây Bạch Mã Hoàng tử trồng trong chậu xi-măng hoặc chậu đá mài, giá bán dao động từ 700.000đ/chậu tới 2 triệu/chậu.
6, Cây Vạn Niên Thanh
Vạn Niên Thanh là loại cây thuộc dòng họ ráy Areceae mọc thành cụm với lá mang màu xanh chủ đạo tạo sự tươi mới và trẻ trung cho không gian văn phòng làm việc.
Trong phong thủy, cây Vạn Niên Thanh hợp với mạng Thủy và mạng Kim bởi có màu sắc xanh và trắng. Đặc biệt, cây rất phù hợp cho nam và nữ tuổi Thìn. Tuổi Thìn khi trồng cây vạn niên thanh trong phòng làm việc sẽ giúp đường công danh thuận lợi, hóa giải sát khí, luôn gặp may mắn, sung túc và nhiều điều cát tường.
- Giá bán cây Vạn Niên Thanh dao động từ 250.000 – 1.000.000đ/cây phụ thuộc vào kích thước cây và loại chậu.
7, Cây Lan Ý (Spathiphyllum Wallisii)
Cây Lan Ý còn có tên gọi khác là Bạch Môn, Vỹ hoa trắng hay Huệ hoà bình. Dựa vào kích thước của lá, cây Lan Ý thường được chia làm 3 loại chính, gồm: Lan ý lá nhỏ, Lan Ý là vừa và Lan Ý lá to. Cả ba loại đều giống nhau về đặc điểm của thân, lá và hoa.
Cây Lan Ý lá nhỏ dễ nhận biết, thân và lá đều khá nhỏ. Loại này thường được trồng trong chậu, thích hợp trang trí trên bàn làm việc hoặc bàn tiếp khách trong văn phòng.
Theo phong thuỷ học, cây Lan Ý hợp với những người có mệnh Thuỷ và mệnh Kim. Bên cạnh đó, cây Lan Ý cũng hợp với người mệnh Mộc bởi có màu xanh lá đậm, đây là màu đại diện cho mệnh Mộc.
- Giá bán cây Lan ý nhỏ, chiều cao khoảng 20 – 40cm chỉ từ 50.000 – 80.000đ
- Giá bán cây Lan Ý có kích thước cao hơn giá khoảng từ 100.000 – 250.000đ/chậu
8, Cây Trầu Bà (Epipremnum aureum)
Một số quan điểm cho cho rằng trồng cây trầu bà trong văn phòng, chúng sẽ giúp sự nghiệp của bạn suôn sẻ, ít trắc trở và ngày càng thăng tiến hơn.
Theo quan niệm dân gian, cây trầu bà sẽ phù hợp với những người có mệnh Mộc, Hỏa và Thủy, cũng như những người tuổi Ngọ, tuổi Thân.
- Giá bán của cây trầu bà phong thủy dao động từ 250.000 đến 1.000.000đ/cây. Giá bán của cây còn phụ thuộc vào kích thước, ngoại hình bên ngoài, màu sắc và chậu đi kèm với cây.
9, Cây Kim Tiền (Zamioculas Zamiifolia)
Cây kim tiền có nhiều tên gọi khác như kim tiền phát tài, phát tài hay kim phát tài. Mới chỉ nói tới tên của cây Kim Tiền cũng đã thể hiện được ý nghĩa của bản thân. Cây Kim Tiền mang tới những tài lộc, may mắn, tiền tài, phú quý, giàu sang, sung túc, thịnh vượng.
Từ “Kim” có nghĩa là phát tài, “Tiền” có nghĩa là giàu sang Phú Quý. Đặc biệt khi cây Kim tiền ra hoa đại diện vận may ngày càng phát, tiền tài, lợi lộc, may mắn cũng ngày càng nhiều.
Xét theo phong thủy, cây Kim Tiền hợp với cả 12 con Giáp và với tất cả các mệnh Ngũ hành. Đặc biệt là những người mệnh Mộc và Mệnh hỏa, trồng cây kim tiền sẽ tương sinh hợp mệnh, gặp nhiều may mắn và tài lộc.
- Giá cây Kim Tiền cao 15-30cm để bàn dao động từ 70.000-100.000đ/cây.
- Giá những cây Kim Tiền cao to từ 30cm trở lên sẽ tính theo giá của chậu và cây giá có thể từ từ 200.000 – 500.000đ/cây.
10, Cây Bàng Singapore (Ficus Lyrata)
Dáng cây Bàng Singapore có dáng thẳng, mọc hướng lên trên tựa biểu tượng của sự ngay thẳng và vươn lên phía trước của con người. Thân cây thoạt nhìn trông rất mảnh mai nhưng thực ra lại cứng rắn và dẻo dai. Nó thể hiện ý chí hiên ngang, kiên cường và cổ vũ người ta nỗ lực đương đầu với khó khăn thử thách. Lá bàng xanh tốt, to bản và rộng đại diện cho sự giàu sang, sung túc. Những lá bàng lớn vươn ra phía ngoài như đón lộc khiến phúc lộc và may mắn đến với người trồng.
Người mệnh mộc rất thích hợp để trồng Bàng Singapore. Hai mệnh mộc song hành với nhau sẽ giúp số mệnh của người trồng gia tăng và khiến tài lộc, may mắn tìm đến người đó nhiều hơn. Trong 12 con giáp thì tuổi Tỵ sẽ hợp để trồng cây này. Vậy nên người mệnh mộc sinh năm rắn mà trồng cây bàng Singapore thì không gì tốt hơn.
- Giá cây Bàng Singapore cao từ 0.8m – 1m: 130.000đ/cây.
- Giá cây Bàng Singapore cao từ 1.2m – 1.4m: 300.000đ/cây
11, Cây Phong Lộc Hoa (Bromeliad)
Cây Phong Lộc Hoa được cho rằng sẽ đem lại may mắn thịnh vượng về cho chủ nhân. Cũng có một số ý kiến cho rằng ý nghĩa khác của cây chính là nhờ vào hình dáng đặc biệt mà cây mang lại cũng giống như con người chúng ta đang vượt lên khó khăn, gian khó của cuộc sống để đạt được mục đích, được vinh quang, khiến mình được tỏa sáng giống như hoa của cây này luôn rực rỡ trong mọi hoàn cảnh.
Cây Phong Lộc Hoa được chọn để trồng nhiều trong văn phòng làm việc bởi vẻ đẹp và ý nghĩa đặc biệt của mình. Nó hợp với những người mang mệnh Mộc hoặc mệnh Hỏa; đặc biệt hơn là những người tuổi Sửu chơi hoa sẽ gặp nhiều may mắn, tài lộc đầy nhà, tiền vào như nước.
- Giá cây Phong Lộc Hoa cao 15-20cm khoảng 60.000-100.000đ/cây.
- Những cây có kích thước lón hơn giá từ vài trăm nghìn tới vài triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm: Những ý tưởng trang trí văn phòng làm việc ngày Tết
Những lưu ý khi trồng cây cảnh trong văn phòng
Khi trồng cây cảnh trong văn phòng, dưới đây là một số lưu ý quan trọng bạn nên xem xét:
Ánh sáng: Tìm hiểu về mức độ ánh sáng trong văn phòng của bạn để chọn loại cây phù hợp. Có cây cảnh thích ánh sáng mạnh, trong khi có cây thích ánh sáng yếu. Đặt cây ở vị trí phù hợp với nhu cầu ánh sáng của nó.
Nước và chăm sóc: Đảm bảo cung cấp đủ nước cho cây, nhưng tránh tưới quá nhiều gây ngập úng đất hoặc tạo môi trường ẩm ướt không tốt. Kiểm tra độ ẩm đất trước khi tưới và đảm bảo rằng đất đã khô một chút. Hãy tìm hiểu về yêu cầu cụ thể về nước và chăm sóc cho từng loại cây mà bạn trồng.
Đất và chậu: Sử dụng loại đất phù hợp và chậu có lỗ thoát nước để đảm bảo thoát nước tốt và không gây ngập úng cho cây. Đặt muỗng nhỏ hoặc đáy chậu để giữ khoảng cách giữa đáy chậu và nước tồn đọng.
Độ ẩm: Văn phòng thường có môi trường khô hơn so với môi trường bên ngoài vì thường xuyên sử dụng điều hòa nhiệt độ, nhiều thiết bị điện tử. Để tăng độ ẩm cho cây, bạn có thể sử dụng bình phun nước để phun nhẹ lên lá hoặc đặt chậu cây lên đĩa chứa nước.
Lọc không khí: Một số loại cây có khả năng lọc không khí và giảm chất gây ô nhiễm. Tuy nhiên, lưu ý rằng cây không thể loại bỏ tất cả các chất gây ô nhiễm trong không khí. Vì vậy, vẫn cần đảm bảo hệ thống thông gió và làm sạch không khí đúng cách trong văn phòng.
Kiểm tra sức khỏe của cây: Theo dõi sức khỏe của cây thường xuyên. Nếu thấy có bất kỳ vết bệnh, sâu bệnh hoặc lá vàng, hãy xem xét các biện pháp để khắc phục và bảo vệ cây khỏi sự suy yếu.
Tránh cây gây dị ứng: Nếu có nhân viên trong văn phòng có dị ứng với phấn hoa hoặc một số loại cây cụ thể, hãy tránh trồng những loại cây đó để đảm bảo sức khỏe của mọi người trong văn phòng.
Vệ sinh: Đảm bảo vệ sinh chậu cây và xung quanh nó để tránh vi khuẩn và côn trùng gây hại.
Nhớ rằng việc chăm sóc cây cảnh đòi hỏi thời gian và quan tâm. Nếu bạn không có đủ thời gian hoặc kỹ năng chăm sóc cây, hãy chọn những loại cây dễ trồng và ít tốn công chăm sóc.