Hệ thống thông gió nhà ống – Giải pháp cấp khí tươi chủ động

Không khí sạch liên tục được cung cấp từ tự nhiên là các nguồn thông gió lý tưởng. Tuy nhiên, nhà ống thường phải xây liền kề sát vách, diện tích nhỏ, chật chội, ngột ngạt, không có nhiều điều kiện để lấy không khí sạch từ tự nhiên. Trong trường hợp này, việc kết hợp hệ thống thông gió cưỡng bức là cần thiết. Vậy cụ thể có những giải pháp nào để bố trí hệ thống thông gió nhà ống hiệu quả, tiết kiệm năng lượng nhất?

Thông gió là gì?

Thông gió là sự trao đổi không khí trong nhà và ngoài trời. Thông gió nhà ở là đưa không khí sạch từ bên ngoài vào để tăng lượng oxy trong nhà. Đồng thời loại bỏ không khí ẩm, mùi hôi thối, ngột ngạt. Từ đó giúp cho ngôi nhà và con người cảm thấy thoải mái, dễ chịu, hạn chế tình trạng ngưng tụ, ẩm mốc.

he-thong-thong-gio-nha-ong

Hệ thống thông gió thích hợp giúp ngôi nhà tiết kiệm năng lượng, an toàn và tạo ra môi trường lành mạnh. Ngược lại, nếu không có hệ thống thông gió thích hợp, ngôi nhà sẽ rất ngột ngạt và chứa nhiều chất ô nhiễm có hại. Chẳng hạn như carbon monoxide, khói thuốc lá và hơi ẩm.

giai-phap-thong-gio-trong-nha-ong

Có 3 cách để tạo thông gió cho nhà ống: Thông gió tự nhiên, cơ học và hỗn hợp.

  • Thông gió tự nhiên: không khí sạch di chuyển một cách tự nhiên từ bên ngoài vào nhà. Chúng được đưa vào thông qua các ô thoáng, cửa sổ, cửa ra vào, giếng trời, quạt thông gió nhỏ giọt. Thông gió tự nhiên này phụ thuộc phần lớn vào khí hậu, thiết kế kiến trúc và hành vi của con người.
  • Thông gió cơ học: là sử dụng quạt cơ để thống gió. Quạt sẽ được lắp trực tiếp vào cửa sổ hoặc tường, các ống dẫn khí. Mục đích để cung cấp không khí sạch vào nhà hoặc thải không khí ra khỏi phòng. Thông gió cơ học sẽ phụ thuộc nhiều vào khí hậu.
  • Thông gió hỗn hợp: là sự kết hợp của cả phương pháp tự nhiên và cưỡng bức để tăng tốc độ thông gió cho nhà ống.

Vai trò của hệ thống thông gió với nhà ống

Tại sao nhà ống cần lắp đặt thống gió?

Đặc điểm của nhà ống là:

  • Hẹp và sâu, được xây dựng trong khu dân cư đông đúc, chật hẹp.
  • 3 bức tường xung quanh hầu như sẽ xây kín mít và tiếp giáp với tường nhà hàng xóm.
  • Mặt tiền có thể mở ra với đường lớn, hoặc cũng bị bưng bít bởi những tòa nhà xung quanh.
  • Do diện tích chật hẹp nên phần lớn đất đã dùng để xây nhà, không có những khoảng sân vườn, cây xanh, bóng mát.

vai-tro-cua-he-thong-thong-gio

Dựa vào những đặc điểm thiết kế như trên, chất lượng không khí trong nhà ống luôn là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu. Bởi vì:

  • Vào mùa đông: Không khí trong nhà ống chứa hơi ẩm từ việc nấu nướng, giặt giũ, phơi quần áo và các hoạt động khác. Do không đủ các khoảng thông thoáng để thoát ra ngoài, chúng có xu hướng ngưng tụ trên các bề mặt không thấm nước (đồ nội thất, sàn gỗ công nghiệp, cầu thang, lan can…). Sự ngưng tụ này có thể làm hỏng đồ dùng nếu như kéo dài. Đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
  • Và mùa hè: Các bức tường bê tông gây cảm giác nóng bức ngột ngạt. Chưa kể nhiệt độ trong thành phố cũng tăng lên do hiệu ứng nhà kính. Nhiều gia đình sử dụng vật liệu cách nhiệt hoặc kính hai lớp. Tuy nhiên, điều này sẽ làm cho không khí ẩm từ các hoạt động thường ngày không thể thoát ra ngoài. Dẫn đến tình trạng ngưng tụ, bí bách, chất lượng không khí trong nhà giảm xuống.

Vai trò của thông gió với nhà ống

Thông gió đầy đủ là điều kiện cần thiết để duy trì môi trường trong lành cho nhà ống. Bởi vì nó có tác dụng:

  • Ngăn ngừa sự tích tụ của hơi ẩm quá mức trong nhà ống. Giảm tình trạng ngưng tụ, nấm mốc, bảo vệ sức khỏe con người.
  • Hầu hết các hệ thống thông gió mang lại lợi ích cho sức khỏe bằng cách giảm khí Radon và carbon monoxide có trong tự nhiên.
  • Cung cấp không khí sạch để loại bỏ mùi thức ăn, mùi hôi thối từ khu vực nhà vệ sinh trong nhà.
  • Trong một số trường hợp, thông gió còn giúp loại bỏ tới 95% hạt bụi mịn các chất gây dị ứng, kích thích khác. Điển hình là mùi thuốc lá.

Nguyên tắc thiết kế thông gió cho nhà ở

Có 3 yếu tố cơ bản cần quan tâm khi thiết kế hệ thống thông gió cho nhà ở:

  • Tốc độ thông gió: lượng không khí ngoài trời được cung cấp vào không gian và chất lượng của không khí ngoài trời
  • Hướng luồng không khí: hướng luồng không khí tổng thể trong nhà phải từ vùng sạch đến vùng bẩn.
  • Phân phối không khí đến các khu vực trong nhà: không khí bên ngoài phải được phân phối đến từng phần của không gian một cách hiệu quả. Các thành phần ô nhiễm trong không khí thu vào cũng cần được loại bỏ để đảm bảo môi trường trong lành.

nguyen-tac-thiet-ke-thong-gio-nha-ong

Dựa trên 3 yếu tố trên, hệ thống thông gió sau khi thiết kế sẽ cần đánh hiệu suất sử dụng thông qua 4 khía cạnh sau:

  • Hệ thống có cung cấp đủ tốc độ thông gió theo yêu cầu hay không?
  • Hiệu quả của hệ thống trong việc phân phối không khí ngoài trời đến từng vị trí trong phòng như thế nào?
  • Hiệu quả của hệ thống thông gió trong việc loại bỏ các chất ô nhiễm trong khối không khí khỏi từng vị trí trong phòng như thế nào?
  • Hướng của luồng không khí tổng thể trong nhà ống có di chuyển từ vùng sạch đến vùng bẩn không?

Giải pháp thông gió cho nhà ống hiệu quả, tiết kiệm năng lượng

Thiết kế giếng trời

Với nhà phố nhiều tầng, ngoài hướng gió vào và ra trên một mặt phẳng thì còn có một hướng theo trục thẳng đứng từ trên xuống. Vậy nên tạo thông gió ở cầu thang và giếng trời là giải pháp lý tưởng cho nhà ống.

thiet-ke-gieng-troi-nha-ong

Thiết kế giếng trời không chỉ cung cấp và tạo lưu thông cho gió tự nhiên trong nhà – ngoài trời. Mà còn mang đến lượng ánh sáng tự nhiên cho nhà ống. Giếng trời trải dài từ tầng 1 đến tầng mái. Vì vậy, tất cả các phòng, các tầng của nhà ống đều nhận được gió tự nhiên và lượng ánh sáng thích hợp.

Tuy nhiên, khi thiết kế giếng trời trong nhà ống, gia chủ và KTS cũng phải tính đến các giải pháp che chắn linh động. Điều này giúp đề phòng mưa bão và nắng gắt buổi trưa.

Bài viết liên quan: Nguyên tắc thông gió giếng trời cần tuân thủ

Thiết kế thông tầng nhà ống

 Thông tầng cần có diện tích lớn và chỉ phù hợp với biệt thự? Không hẳn vậy! Thực tế là nhà phố vẫn có thể thiết kế thông tầng ở khu vực cầu thang. Nó đặc biệt phù hợp với kiểu kiến trúc nhà ống hiện đại, tối giản.

thiet-ke-thong-tang

Thông tầng kết hợp với giếng trời vừa mang lại không gian vui chơi, sinh hoạt chung cho cả gia đình. Đồng thời, giúp ngôi nhà thêm thông thoáng, không khí sạch được lưu thông và len lỏi vào khắp các ngóc ngách.

Sử dụng gạch hoa gió trong thiết kế kiến trúc

Gạch hoa gió cũng là giải pháp thông gió tốt cho nhà ống. Vật liệu này có thể dùng ở mặt tiền kiến trúc, thông tầng hoặc tầng mái. Ánh sáng, không khí tự nhiên từ bên ngoài sẽ len lỏi theo khoảng hở của gạch để đi vào bên trong nhà. Đồng thời gạch hoa gió có tính thẩm mỹ cao, tăng thêm vẻ đẹp cho khối kiến trúc nhà ống.

su-dung-gach-hoa-gio

Nhược điểm của giải pháp thông gió tự nhiên này là không thể kiểm soát lượng ánh sáng, không khí vào nhà một cách chủ động. Vì vậy, gia chủ nên tính toán kỹ vị trí sử dụng gạch hoa gió. Xem xét lắp đặt thêm rèm cửa giải pháp phù hợp khác để có thể điều tiết ánh sáng, không khí vào nhà.

Bài viết liên quan: Những cách lấy ánh sáng cho nhà ống hiệu quả

Sử dụng quạt thông gió

Lắp đặt hệ thống quạt thông gió – một trong những giải pháp không thể thiếu để cấp khí tươi cho nhà ống. Quạt thông gió có thể bố trí tại: phòng khách, bếp nấu, phòng ngủ, nhà vệ sinh. Các vị trí cần được tính toán chính xác, tuân theo nguyên lý hai bình thông nhau: có nghĩa 1 không gian phải có cả khí vào và khí ra.

Làm cầu thông gió ở mái

lam-cau-thong-gio

Một số ngôi nhà ống chỉ làm cầu thang ở cuối, thiếu phần thoáng khí cho ngôi nhà. Trong trường hợp này, gia chủ cần xem xét bố trí thêm cầu thông gió ở mái. Sáng lên mở cửa tầng tum, tối đóng vào để tạo luồng gió theo chiều đứng của ngôi nhà. Kiểm tra hệ thống thông gió tầng tum, để đảm bảo gió lưu thông theo trục đứng của ngôi nhà.

Những sai lầm cần tránh khi làm thông gió nhà ống

Khi tính toán lắp đặt thông gió cho nhà ống, chủ nhà và KTS cần trách những sai lầm phổ biến sau:

Bố trí cửa đón gió và thoát gió ở cùng 1 phía

Cửa khí vào và khí ra được thiết kế theo nguyên tắc hai bình thông nhau. Nếu đặt chúng về cùng 1 phía thì không khí vào sẽ ngay lập tức đi ra, không đủ để di chuyển đến khác không gian khác nhau trong nhà. Hiệu quả thông gió và ánh sáng không đạt được như mong đợi.

Thay vào đó, cửa gió vào và gió ra cần được bố trí đối diện hoặc lệch nhau. Giúp luồng không khí đi vào có thể lưu thông tốt nhất tới tất cả các khu vực trong nhà.

Bật quạt quay lưng về phía cửa sổ

Nhiều người cho rằng quạt quay lưng về phía cửa sổ sẽ hút được nhiều khí tươi từ bên ngoài vào. Thực tế trong trường hợp phòng chỉ có 1 cửa sổ thì đây là cách làm sai lầm cần tránh. Tuy lượng không khí được hút vào nhiều nhưng không thể lưu thông. Khiến cho căn phòng thêm bụi bặm và ngột ngạt.

Trong trường hợp phòng chỉ có 1 cửa sổ, gia chủ nên bố trí quạt gần và hướng về phía ngoài cửa sổ. Nó tạo điều kiện cho luồng không khí ra vào dễ dàng, tuần hoàn hơn.
Nếu như nhà có 2 cửa và xác định đúng hướng gió vào – ra thì có thể đặt quạt ở vị trí hướng gió vào và quay quạt vào bên trong nhà.  Tức là đặt quạt xuôi theo hướng gió vào.

Kết luận

Hệ thống thông gió nhà ống là một phần không thể thiếu để cung cấp lượng oxy tươi sạch một cách thường xuyên cho con người. Đồng thời  tạo sự thoải mái cho không gian nhà ở, giảm thiểu nấm mốc, ngưng tụ và mầm bệnh.

Tuy nhiên, thông gió cho nhà ống cần được xem xét tích hợp ngay từ khi bắt đầu thiết kế xây dựng. Nó sẽ cho phép chủ nhà có nhiều sự lựa chọn hơn phù hợp với nhu cầu thực tế.

Chat zalo
Chat messenger
Liên hệ chúng tôi