Có nên mua nhà tường chung không?

Đầu tư mức giá có vẻ “mềm” hơn nên nhiều hộ gia đình đã lựa chọn mua nhà tường chung, giải quyết vấn đề về ngân sách. Xu hướng này ngày càng phổ biến ở các thành phố lớn, dân cư đông đúc. Vậy thế nào là nhà tường chung và có nên mua nhà tường chung không? Hãy để Kiến Trúc Tây Hồ giúp bạn giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây.



Thế nào là nhà chung tường?

Tường chung là hiện tượng thường gặp ở các khu dân cư được xây dựng lâu đời hoặc ở các dự án nhà phố, đặc biệt là nơi thành thị dân cư đông đúc. Ở nước ta, những ngôi nhà dùng chung tường thường thấy nhất là ở hai đô thị lớn: Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Vậy, nhà tường chung là gì?

the-nao-la-nha-chung-tuong.jpgNhà chung tường là gì?

Nhà tường chung là những ngôi nhà liền kề nhau và có chung một bức tường. Mục đích xây dựng là để giảm bớt chi phí xây dựng cho chủ đầu tư. Kèm theo đó là gia tăng tối đa diện tích khi sử dụng hoặc bán nhà.  Từ đó, lợi nhuận thu được sau mỗi căn nhà bán ra sẽ tăng thêm đáng kể.



Thông thường, nhà chung tường đều do những chủ đầu tư có quy mô nhỏ, lẻ tiến hành xây dựng. Họ sẽ mua một thửa đất rộng, tiến hành tách thửa và xây các ngôi nhà chung tường với diện tích đất 30 – 45m2 mỗi căn. Mặc dù hình thức xây nhà này đem lại nhiều lợi ích cho các chủ đầu tư nhưng lại khiến nhiều khách mua gặp nhiều khó khăn trong quá trình sử dụng.

co-nen-mua-nha-tuong-chung-khong.jpgNên hay không nên mua nhà tường chung?

“Có nên mua nhà chung tường không?” là một trong những thắc mắc thường gặp đối với những người đang có ý định mua nhà. Bởi việc mua nhà có chung tường cũng đem lại lợi ích nhất định.



Mua nhà chung tường có lợi ích gì?

Lợi ích lớn nhất khi mua nhà chung tường là giá nhà sẽ thấp hơn. Mức giá của những ngôi nhà này thường sẽ thấp hơn so với những ngôi nhà riêng tường thông thường. Vì hai nhà cùng có chung một bức tường nên chi phí xây dựng ít hơn, thời gian thi công cũng ngắn hơn. Do vậy mà chi phí thấp hơn cũng là điều dễ hiểu. Điều này rất  phù hợp với những người và những gia đình mà điều kiện tài chính có hạn.



Thứ hai, tăng tối đa diện tích sử dụng. Một bức tường không chiếm quá nhiều diện tích, thường chỉ 20cm. Nhưng chủ nhà vẫn coi đây là một trong những ưu điểm khi làm tường chung với hàng xóm.

Những bất cập khi mua nhà tường chung

Mua nhà chung tường cũng gây ra nhiều phiền phức cho chủ sở hữu. Cùng với đó, ảnh hưởng đến một số quyền lợi nhất định trong bất động sản.

Nền móng ngôi nhà có thể bị ảnh hưởng

Khi sử dụng, một trong hai chủ hộ liền kề nhau có thể muốn phá dỡ tường. Điều này có thể ảnh hưởng đến móng của cả hai ngôi nhà. Thậm chí, có nhiều trường hợp một căn hộ được xây dựng trên nền đất kém. Nhưng do có tường chung nên kéo theo một số căn hộ khác bị nghiêng và nứt theo.

nha-chung-tuong-co-uu-diem-gi.jpgMột số căn nhà bị nghiêng do ảnh hưởng của tường chung.

Những ngôi nhà có chung tường, chung móng, chung cả hệ thống dầm cột và mái chịu lực lại càng nguy hiểm. Một khi căn này có vấn đề, sẽ kéo theo tất cả những căn còn lại.

Bài viết liên quan: Làm sao để làm móng nhà không ảnh hưởng tới nhà bên cạnh



Xuất hiện nhiều thủ tục phức tạp, tốn thời gian

Do chung tường nên việc sửa chữa, xây mới hay mua bán bất động sản gặp nhiều khó khăn. Trường hợp sở hữu tường chung cũng khiến quyền bất động sản của đôi bên bị hạn chế.

Nếu một chủ sở hữu muốn xây sửa phải cân nhắc đến sự ảnh hưởng tới căn nhà còn lại. Đồng thời, phải nhận được sự cho phép của bên còn lại mới có thể tiến hành xây sửa. Nếu không muốn mất thời gian, chủ sở hữu buộc phải chấp nhận mất quyền sở hữu với tường chung.

van-de-khi-mua-nha-chung-tuong.jpgChọn nhà chung tường có thể gây ra nhiều tranh chấp giữa hai bên.

Nhiều trường hợp còn gặp khó khăn khi bán nhà hoặc sang nhượng lại cho người khác. Vì lý do không muốn chung tường với nhà bên cạnh mà nhiều người quyết định không mua. Điều này khiến cho chủ sở hữu gặp phải bất lợi và tốn thêm thời gian thuyết phục.

Ngoài ra, việc thực hiện nhiều thủ tục cũng gặp phải trở ngại nhất định. Ví dụ như đăng ký biến động, xin cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…



Rắc rối đủ điều khi mua nhà tường chung

Một khách hàng của Kiến trúc Tây Hồ cũng từng chia sẻ với chúng tôi về trường hợp thực tế mà chính anh đã gặp phải. Khi ấy mới cưới nhau không bao lâu, tiền tiết kiệm chẳng được bao nhiêu. Hai vợ chồng quyết mua một căn nhà xây sẵn 2 tầng trên diện tích đất 60m2. Đơn giá lúc đó là 13 triệu/m2. So với những căn khác thì giá khá hời. Vấn đề ở đây chỉ là mảng tường chung. Nhưng do chưa có kinh nghiệm, lại nghĩ không ảnh hưởng gì quá lớn nên anh chị quyết định mua nhà.

Ở một thời gian mới thấy nhiều rắc rối ập đến. Đầu tiên, chất lượng của căn nhà không như hề giống như vẻ ngoài bóng bảy của nó. Từng mảng tường do ẩm mốc từ trước mà nứt, vỡ; vôi vữa bả lại không kỹ kiến tường bị bong tróc. Nhất là góc tường trên tầng 2.



Nền móng yếu, bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu xuống cấp, lún. Mái nhà bị thấm nước lên tường khi trời mưa to.

Vấn đề lớn nhất ở đây chính là tường chung. Xây chung tường với những căn khác nhưng lại không có giấy tờ thỏa thuận giữa hai bên. Chủ cũ bán lại không chịu trách nhiệm giải quyết. Kết quả, việc sửa tường đã làm ảnh hưởng đến nhà hàng xóm. Gia đình anh chị phải năm lần bảy lượt lên phường, nộp phạt, giảng hòa… Nói chung hạch sách đủ điều. Căng nhất là anh chị không thể phá tường, sửa chữa thêm nữa. Chỗ ở đã không còn đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của các thành viên.

Giờ khi được ngồi làm việc với chúng tôi để lên kế hoạch cho căn nhà mới của mình, anh mới có dịp “kể khổ”. Lúc đầu tưởng mua được nhà giá rẻ, sau lại thành đắt, bán không được ở không xong.



Có nên mua nhà tường chung không?

Tóm lại, gia chủ không nên mua nhà có tường chung để tránh các vấn đề phát sinh về kỹ thuật và pháp lý sau này. Nếu có ý định mua nhà xây sẵn, tốt nhất nên mua nhà có tường riêng.

Tuy nhiên, khi mua nhà xây sẵn, cần kiểm tra rõ ràng, kỹ lưỡng bản vẽ thiết kế nền móng, tường trần, công năng. Nếu không có kinh nghiệm, hãy nhờ đến sự giúp đỡ của những người có chuyên môn thẩm định. Mua nhà là khoản tiền dành dụm, chắt chiu. Vì thế, hãy đặt vào nơi đáng tiêu và đúng chỗ.

Bài viết liên quan: Không được tuổi thì có nên xây nhà không?



Những quy định về việc mua và sử dụng nhà chung tường

Việc mua những ngôi nhà chung tường là điều không nên. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân như vị trí, điều kiện kinh tế,… bạn vẫn lựa chọn nhà chung tường. Nếu vậy, bạn cần nắm vững một số quy định trong điều 266 của Bộ luật Dân sự. Tại đây có quy định quyền sở hữu với mốc giới ngăn cách bất động sản nói chung.

  • Người sở hữu bất động sản liền kề được phép dựng cột mốc, xây dựng tường hoặc hàng rào trên phần đất thuộc quyền sở hữu của bản thân.
  • Những chủ sở hữu bất động sản liền kề nhau có thể tiến hành các thỏa thuận với nhau trong việc xây dựng tường hay cột mốc ngăn cách. Sau khi xây dựng, các cột mốc đó sẽ thuộc quyền sở hữu của cả hai bên.
  • Hai bên chủ sở hữu bất động sản liền kề nhau nếu có cột mốc chung phải thực hiện nghĩa vụ bảo vệ như nhau. Đồng thời, nếu thu được bất kỳ lợi ích nào từ cột mốc chung đó đều phải chia đôi (trừ trường hợp có thỏa thuận khác).
  • Nếu hai bên có cột mốc là bức tường chung, chủ sở hữu phần đất liền kề không được quyền trổ cửa sổ, đục tường hay đục lỗ thông khí. Nếu chủ sở hữu còn lại cho phép thì có thể đục hoặc trổ theo thỏa thuận hai bên.



Một số lưu ý khi mua nhà có tường chung

kiem-tra-thong-tin-can-nha.jpgBạn nên kiểm tra các số liệu trên bản vẽ ngôi nhà.

Trong trường hợp mua nhà chung tường, bạn nên lưu ý một số điều sau:

  • Kiểm tra số liệu trên bản vẽ sơ đồ nhà để tránh tranh chấp với chủ sở hữu bên cạnh. Kiểm tra ký hiệu tường chung tường riêng.
  • Người mua cần có các thỏa thuận bằng văn bản với chủ sở hữu liền kề. Như vậy sẽ hạn chế nhiều rủi ro khi sử dụng.
  • Bạn nên tham khảo ý kiến của người sở hữu chung tường với ngôi nhà bạn muốn mua về quyền sử dụng và sửa chữa khi cần thiết.

Bài viết liên quan: 7 Nguyên tắc xây dựng nhà liền kề phải tuân thủ

Tóm lại, Kiến Trúc Tây Hồ đã giúp bạn giải đáp câu hỏi: “Có nên mua nhà chung tường không?”. Hy vọng qua bài viết trên, bạn sẽ có thêm được nhiều thông tin cần thiết để lựa chọn cho mình căn nhà phù hợp nhất.



Chat zalo
Chat messenger
Liên hệ chúng tôi