Nhà xây tường 10 có bị thấm không?

Nhà xây tường 10 có bị thấm không? Làm thế nào để tăng khả năng chống thấm cho nhà xây tường 10? Nhà cấp 4, nhà phố, biệt thự nên chọn tường 10 hay tường 20 để đảm bảo an toàn, chắc chắn? Tường có vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến độ chắc chắn của nhà ở. Vì vậy gia chủ cần phải lựa chọn kỹ lưỡng, tính toán đến tuổi thọ sử dụng về sau. Trong bài viết này, các KTS Kiến trúc Tây Hồ sẽ đưa ra tư vấn phù hợp nhất để gia chủ tham khảo, cân nhắc trước khi khởi công xây nhà.



Tường 10 là gì?

nha-xay-tuong-10

Tường 10 là tường 10cm (100mm), còn được gọi là tường con kiến. Loại tường này được xây bằng 1 lớp gạch ống 4 lỗ độ dày 8cm. Hai bên gạch sẽ xây trát thêm 1,5cm mỗi bên. Vì vậy tường có tổng độ dày 110mm. Bức tường được xây dựng kiên cố, có tác dụng tạo khung cho ngôi nhà, che chắn tác động từ môi trường bên ngoài.



Nhà xây tường 10 có bị thấm không?

Ưu điểm của tường 10 là khối bê tông nhẹ, thi công nhanh chóng vì chỉ có 1 lớp gạch. Từ đó giảm nhiều ngân sách đầu tư cho vật liệu, nhân công lao động. Tường xây chiếm 110mm cũng giúp gia chủ tiết kiệm thêm diện tích xây dựng. Vì vậy nhà nhiều gia đình có ý định làm nhà trên mảnh đất hẹp đã nghĩ đến giải pháp này.

nha-xay-tuong-10-co-bi-tham-khong

Tuy nhiên, tường 10 cũng có nhiều nhược điểm. Do chỉ có 1 lớp gạch nên khả năng chống nóng, chống ồn kém. Nhà xây tường 10 cũng hay bị thấm nước ở, gây rạn nứt, xuống cấp công trình, không đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Tường bị thấm nước lâu ngày tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi nảy nở, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.



Một nhược điểm nữa của nhà xây tường 10 là thiếu chắc chắn. Khi nhà hàng xóm xung quanh đào móng, tường dễ bị ảnh hưởng như: móng yếu, nghiêng, nứt, sụt lún, thậm chí là sập nhà.

Do chỉ xây 1 lớp gạch ống 4 lỗ nên bức tường 110mm có khả năng chịu tải trọng kém. Không phù hợp xây dựng cho công trình nhiều tầng.

Bài viết liên quan: Nên hay không nên bồi dưỡng thợ xây?



Cách chống thấm cho nhà xây tường 10

Trước khi xây nhà tường 10

Tường bao phía bên ngoài, trực tiếp chịu tác động của thời tiết mưa nắng rất dễ bị thấm. Để tăng khả năng chống thấm cho tường 10, trước khi thi công, gia chủ nên đổ bê tông sàn trệt. Đồng thời gia cố bằng gạch đinh tăng khả năng chịu tải trọng cho công trình.

Đối với tường 10 đã thi công

Với những ngôi nhà đã thi công tường 10 phía bên ngoài, để tăng chống thấm, có thể áp dụng một trong các biện pháp dưới đây:

  • Sử dụng dung dịch phun gốc silicats, gốc bitum, sơn chống thấm chuyên dụng từ bên ngoài… để tạo lớp ngăn nước thấm vào bên trong tường.
  • Trường hợp tường 10 đã bị thấm bước và quá xuống cấp, cần cải tạo lại bằng lớp vừa chống thấm chuyên dụng bên ngoài.
  • Xử lý chống thấm tường 10 từ bên trong bằng cách dùng bột trét tường phủ kín bề mặt. Tiếp theo là phẳng, phun lần lượt một lớp sơn lót, một lớp sơn chống thấm.

cach-chong-tham-cho-tuong-10

Xử lý thấm nước là một quá trình phức tạp, tốn nhiều thời gian, công sức. Để đảm bảo hiệu quả, gia chủ luôn phải làm sạch bề mặt tường.



Làm nhà nên xây tường 10 hay tường 20?

Tường 10 và tường 20 là 2 phương án được sử dụng phổ biến khi thi công nhà ở dân dụng. Tường 20 còn gọi là tường 2, có độ dài 220mm (miền Bắc) hoặc 200mm (miền Nam); được xây bởi 2 lớp gạch 4 lỗ, trát xi măng kín 2 bên. Tường này có tên gọi khác là tường chịu lực.

Tường 20 khắc phục nhược điểm của tường 10. Nó có khả năng chống thấm, chống nóng và chống ồn tường đối tốt. tường chịu được áp lực tải trọng lớn, phù hợp với nhà dân dụng cao tầng, biệt thự, nhà phố.

Tuy nhiên, nhược điểm của tường 20 là thời gian thi công lâu, tốn kém vật liệu, chi phí. Vậy nên chọn tường 10 hay tường 20 khi xây nhà?

co-nen-mua-nha-tuong-chung-khong.jpg

Tường bao bọc bên ngoài, người xuyên chịu tác động của môi trường, thời tiết, khí hậu mưa nắng thì nên xây tường 20. Còn dùng tường 10 để phân chia các không gian buồng phòng bên trong nhà, giúp tiết kiệm chi phí xây dựng hoàn thiện.



Cũng có thể dùng tường 10 để xây nhà. Nhưng chỉ trong điều kiện gia chủ xây nhà nhỏ, ít tầng, xung quanh 2 bên hông có nhà hàng xóm đã xây dựng từ trước và cao hơn che chắn. Điều này sẽ làm giảm tác động từ môi trường, rút ngắn thời gian xuống cấp, thấm ngược cho công trình.

Ở các vị trí có an ninh kém, không nên sử dụng tường 10 nếu như không có lưới sắt bảo vệ. Ví dụ: phía trước ban công, tường sân thượng.

Bài viết liên quan: Có nên mua nhà tường chung không?



Nhà cấp 4 xây tường 10 được không?

Nhà cấp 4 xây tường 10 có thể là một giải pháp tối ưu chi phí được xem xét. Tuy nhiên các cột chống đỡ cần đổ bê tông cốt thép chắc chắn để thu tải trọng của ngôi nhà xuống cột, giảm tải áp lực cho tường nhà.

Nhà vườn, nhà phố xây tường 10 được không?

Biệt thự nên xây tường 20 vì công trình thường có quy mô phức tạp và áp lực tải trọng lớn.

mau-biet-thu-vuon-2-tang-mai-nhat-chu-cu (7)

Nhà vườn, nhà phố từ 2 tầng trở xuống, kết cấu đơn giản, xung quanh có các công trình đã xây dựng ở bên cạnh cao hơn che chắn thì có thể sử dụng tường 10. Phương án này giúp gia chủ tiết kiệm cả chi phí và diện tích xây dựng khi đất đai chật hẹp. Nhưng hệ thống cột phải làm bê tông cốt thép chắc chắn. trường hợp nhà vườn thiết kế phức tạp, kết cấu tải trọng nặng, không nên xây tường 10. Trải qua nhiều năm hình thành và phát triển, Kiến trúc Tây Hồ đã vươn lên trở thành một thương hiệu uy tín trên thị trường xây dựng. Công ty đã tham gia thiết kế và thi công vô số các dự án biệt thự nhà vườn đẹp, đẳng cấp. Xem các thêm các mẫu thiết kế nhà biệt thự vườn ở đây: [TOP+99] THIẾT KẾ BIỆT THỰ VƯỜN – Đẹp nhất, Ấn tượng Nhất

Nhà vườn, nhà phố từ 3 tầng trở lên không liền kề, sát vách nên xây tường 20. Phương án này vừa đảm bảo an toàn, chắc chắn, vừa có khả năng chống nóng, chống thấm, chống ồn hiệu quả.



Kết luận

Nhà xây tường 10 có bị thấm không? Câu trả lời là CÓ, nhà xây tường 10 chỉ gồm 1 lớp gạch mỏng nên dễ bị thấm nước, khả năng chống nóng, chống ồn kém hơn tường 20. Nhưng đây cũng là một giải pháp tiết kiệm chi phí, diện tích cho chủ đầu tư. Vì vậy, tùy thuộc vào nhu cầu công năng và khu vực xây dựng mà gia chủ lựa chọn phương án thi công phù hợp. Hoặc có thể làm việc trực tiếp với Kiến trúc sư có chuyên môn kinh nghiệm để tránh “tiền mất tật mang”.



Chat zalo
Chat messenger
Liên hệ chúng tôi