Xây nhà lấn sang đất người khác là trường hợp dễ gặp khi hai mảnh đất giáp ranh; hoặc chủ đất không thường xuyên có mặt để trông coi. Chủ sở hữu cố ý lấn chiếm để mở rộng diện tích sử dụng; làm ảnh đến quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền sở hữu đất bị lấn chiếm. Vậy trường hợp này là vi phạm gì? Pháp luật quy định xử phạt như thế nào khi có đơn tố cáo lấn đất người khác xây nhà? Mời quý gia chủ tìm hiểu thêm thông tin Pháp luật trong bài viết dưới đây của Kiến trúc Tây Hồ.
Cơ sở pháp lý
Quy định về xây dựng công trình nhà ở được thể hiện rõ trong các văn bản pháp luật sau:
- Bộ luật Dân sự 2015
- Luật đất đai 2013
- Nghị định 16/2022/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng
Nghị định 43/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết về thi hành một số điều của Luật đất đai - Nghị định 102/2014/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
Cụ thể, các văn bản pháp luật quy định:
Điều 174 Bộ luật Dân sự 2015 về Nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng:
Chủ sở hữu, chủ thể có quyền đối với tài sản khi xây dựng phải tuân theo quy định của pháp luật về xây dựng… Không được xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh.
Điều 175 Bộ luật Dân sự 2015 về Ranh giới giữa các bất động sản:
Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc thỏa thuận. Ranh giới này cũng có thể xác định theo tập quán ranh giới đã tồn tại trên 30 năm mà không có tranh chấp.
Yêu cầu các chủ sở hữu bất động sản liền kề không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách.Người chủ sở hữu chỉ được trồng cây và thực hiện các dự định khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sở hữu của mình.
Điều 12, Luật đất đai 2013 về Những hành vi bị nghiêm cấm:
- Lấn, chiếm đất thuộc sở hữu của người khác, hủy hoại đất đai
- Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố trước đó.
Điều 170, Luật đất đai 2013 về Nghĩa vụ chung của người sử dụng đất:
Chủ sở hữu sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất và đúng các quy định về độ sâu, chiều cao trên không.
Vậy xây nhà lấn sang đất người khác là vi phạm gì?
Xây nhà lấn đất là việc chủ sở hữu đất cố tình dịch chuyển mốc ranh giới thửa đất xây nhà của mình sang đất người khác mà chưa được sự đồng ý của chủ đất cũng như cơ quan có thẩm quyền. Mục đích là để mở rộng diện tích sử dụng cho ngôi nhà mới xây.
Như vậy tự ý xây nhà lấn sang đất của người khác là hành vi vi phạm pháp luật và quy định quản lý đất đai. Căn cứ vào các quy định pháp luật có liên quan, nếu tình tiết nghiêm trọng thì phải chịu trách nhiệm pháp lý tương ứng.
Bài viết liên quan: Xây nhà có phải ký giáp ranh không?
Quy định xử phạt khi xây nhà lấn sang đất bên cạnh
Trường hợp lấn đất xây nhà
Đối với trường hợp xây nhà lấn chiếm diện tích đất của người khác, Khoản 10, Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng – 100.000.000 đồng với xây nhà ở riêng lẻ.
- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng – 120.000.000 đồng với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, di tích lịch sử văn hóa.
- Phạt tiền từ 180.000.000 đồng – 200.000.000 đồng với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng; hoặc lập báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Trường hợp tiếp tục tái phạm nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tiếp tục xử phạt hành chính với trường hợp lấn đấn như sau:
- Phạt tiền từ 120.000.000 – 140.000.000 đồng với xây dựng nhà ở riêng lẻ.
- Phạt tiền từ 140.000.000 – 160.000.000 đồng với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, di tích lịch sử văn hóa.
- Phạt tiền từ 950.000.000 – 1.000.000.000 đồng với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng; hoặc lập báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Ngoài xử phạt hành chính, chủ sở hữu xây dựng lấn chiếm sang đất người khác còn phải buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng nhà ở đã lấn sang đất người khác.
Trường hợp cố tình lấn đất xây nhà và dùng vũ lực ảnh hưởng tới sức khỏe
Cố tình lấn đất xây nhà và có hành vi sử dụng vũ lực gây thương tích sẽ bị xử lý theo Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Cụ thể: xử phạt không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm khi cố ý gây tổn hại sức khỏe mà tỉ lệ từ 11 – 30%; hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau:
- Dùng vũ lực, hung khí nguy hiểm, vật liệu nổ.
- Dùng axit hoặc hóa chất nguy hiểm.
- Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mang thai, người già, người ốm đau.
- Đối với ông, bà, cha, mẹ, cô giáo, thầy giáo, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình,
- Lợi dụng đến chức vụ, quyền hạn.
- Thực hiện có tổ chức.
- Thuê người gây thương tích, tổn hại.
- Có tính chất côn đồ.
- Đang trong thời gian bị giam giữ, chấp hành án phạt tù.
- Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
Trường hợp cố tình lấn đất xây nhà và có hành vi phá hoại tài sản
Nếu cố tình xây nhà lấn đất và có hành vi hủy hoại tài sản của chủ sở hữu bên cạnh, bản thân sẽ chịu trách nhiệm được quy định tại Khoản 1, điều 178 bộ luật Hình sự 2015 về Tội hủy hoại tài sản.
Cụ thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 50.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ 3 năm; hoặc phạt tù từ 6 tháng – 03 năm nếu:
- Phá hoại, làm hỏng tài sản có giá trị từ 2.000.000 – dưới 50.000.000 đồng.
- Tài sản là di vật, cổ vật, vật có giá trị văn hóa lịch sử.
- Tài sản dưới 2.000.000 đồng nhưng người vi phạm đã bị xử phạt hành chính mà còn tái phạm; đã bị kết án, chưa xóa án nhưng tiếp tục vi phạm; gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, xã hội; tài sản là phương tiện kiếm sống chính của gia đình bị hại.
Bài viết liên quan: Đất nằm trong quy hoạch có được xây nhà không?
Kết luận
Như vậy, xây nhà lấn sang đất của người khác là hành vi vi phạm pháp luật. Vì thế khi xây nhà, gia chủ phải làm thủ tục theo quy định của pháp luật. Sau khi được các ban ngành liên quan chấp thuận thì phải xây nhà theo đúng diện tích đã được phê duyệt. Không tự ý lấn chiếm đất của người khác. Cố tình vi phạm sẽ chỉ khiến bản thân gia chủ phải bồi thường và tổn thất. Việc chiếm dụng đất của người khác để xây nhà trái phép là hành vi xây dựng trái phép, có thể bị tố cáo. Hơn nữa còn làm ảnh hưởng đến tình làng nghĩa xóm với các hộ xung quanh.