Hướng dẫn xây móng nhà – Thông tin quan trọng đừng bỏ qua

Xây móng nhà không đơn giản chỉ đưa máy đến đào hố đất, đặt giàn thép rồi đổ bê tông. Mà quan trọng nhất là phải tính toán được các thông số kỹ thuật về chỉ số nền đất, tải trọng công trình, các yếu tố địa chất, thiên văn và khách quan tác động. Từ đó lựa chọn loại móng phù hợp cho từng công trình. Đảm bảo sử dụng lâu bền, không biến dạng và giá cả hợp lý nhất. Cụ thể, hướng dẫn xây móng nhà đạt tiêu chuẩn sẽ được KTS Trần Hoàng chia sẻ dưới đây.

Xây móng nhà cấp 4

Nhà cấp 4 là loại hình nhà ở đơn giản hơn cả. Được xây dựng phổ biến ở nông thôn, ngoại ô thành phố. Do chỉ có 1 tầng nên tải trọng của cả công trình xuống phần móng nhà sẽ nhỏ hơn nhà cao tầng. Vì thế cách xây móng nhà cấp 4 cũng đơn giản hơn nhiều.

huong-dan-lam-mong-nha-cap-4

Tuy nhiên, thi công móng cần đúng kỹ thuật để không xảy ra tình trạng lún, nứt. Đặc biệt là các nền đất yếu, đất ruộng. Xây nhà cấp 4 có thể chọn 1 trong 4 loại móng: móng cọc, móng băng, móng bè, móng đơn.



Xây móng nhà nhiều tầng

Móng nhà 2 tầng, 3 tầng, 4 tầng… có quy trình xây dựng móng phức tạp hơn. Nhà càng nhiều tầng thì tải trọng lên móng càng lớn. Đòi hỏi kỹ thuật nghiên cứu, lựa chọn loại móng phù hợp.

Sự khác nhau trong cách xây móng nhà nhiều tầng sẽ phụ thuộc vào tải trọng của cả công trình và đất nền. Tải trọng càng cao thì càng cần móng gia cố chắc chắn, chịu tải tốt.

huong-dan-xay-mong-nha-nhieu-tang

Nhà 2 tầng có thể sử dụng cả 4 loại móng như nhà cấp 4: móng cọc, móng băng, móng bè, móng đơn.

Nhà 3 tầng, 4 tầng, 5 tầng thì chỉ dùng được 3 loại móng: móng cọc, bóng băng và móng bè.

Với công trình nhà 2 tầng, móng băng là loại móng được sử dụng phổ biến hơn cả. Loại móng này được dùng dưới nhà, dưới tường, dưới dãy cột.

Đặc tính của móng băng là có độ lún đồng đều, khả năng chịu tải trọng tốt. Khi xây móng nhà 2 tầng, nên chọn chiều cao dầm móng bằng 1/10 chiều dài của nhịp lớn nhất.

Hướng dẫn xây móng nhà

Trước khi thi công, chủ nhà thầu – đơn vị thiết kế thi công phải tiến hành khảo sát mặt bằng. Đánh giá các chỉ số nền đất. Tính toán tải trọng chịu tải của cả công trình. Từ đó, lựa chọn phương án thi công móng phù hợp nhất. Các loại móng nhà thông dựng như: móng đơn, móng băng, móng bè, móng cọc… Trước khi tìm hiểu cách xây móng nhà, bạn cũng cần nắm rõ các loại móng nhà phổ biết hiện hiện nay tại bài viết:

Các loại móng nhà đầy đủ, chi tiết nhất – Cập nhật 2020

huong-dan-cach-xay-mong-nha

Chọn tải trọng để tính toán nền móng

Khi tính toán lựa chọn nền móng thi công nhà ở, nhà thầu sẽ sử dụng tải trọng tiêu chuẩn và tải trọng tính toán. Hệ số vượt tải là n = 1,15÷1,2.

Trong đó:

– Tải trọng tiêu chuẩn: Được hiểu là tải trọng tác động lớn nhất mà không gây hư hại, ảnh hưởng đến độ bền của công trình trong quá trình sử dụng.

– Tải trọng tính toán: Tải trọng tính toán sẽ = tải trọng tiêu chuẩn x hệ số vượt tải n. Là tải trọng xem xét đến sự sai khác giữa tải trọng thực tế và tải trọng tiêu chuẩn.



Lựa chọn giải pháp móng cho công trình

Nhà cấp 4

Với nền đất tốt, móng đơn vẫn là lựa chọn tối ưu hơn cả về chi phí và thời gian thi công cho nhà cấp 4 diện tích nhỏ. Những công trình biệt thự vườn cấp 4 không gian phức tạp, móng cọc được ứng dụng nhiều. Sự liên kết giữa giằng móng và đài móng đảm bảo độ vững chắc cho công trình.

Nếu như làm nhà cấp 4 ở nền đất yếu, có mạch nước ngầm, nước đọng thì chọn móng bè. Móng kiên cố, vững chắc. Mặt khác, có khả năng chống thấm tốt hơn cho tường nhà.

lua-chon-giai-phap-cho-mong-nha

Cách chọn móng cho nhà nhiều tầng

Với nền đất yếu, chủ đầu tư nên chọn xây móng bè cho công trình nhà nhiều tầng. Móng bè sẽ giúp giảm áp lực của toàn bộ công trình lên trên nền đất.

Đối với nền đất yếu nhưng có lớp đất rất dày. Khi thi công, chủ đầu tư có thể xem xét lựa chọn móng cọc ma sát đóng sâu xuống hoặc móng bè.

Nếu nền đất xây dựng nhà có mặt đất bên trên là đất yếu, lớp dưới là nền đất tốt. Nên dùng lớp đệm cát để thay đổi lớp đất yếu. Đồng thời đóng cọc tre hoặc cọc tràm cho móng.

Còn ngược lại, đất nền xây nhà có lớp đất mặt tốt, lớp đất nền phía dưới là đất xấu. Phương án xây móng bè tối ưu hơn cả.



Chọn độ sâu của móng nhà

Độ sâu của móng sẽ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố địa hình, thủy văn, điều kiện và khả năng thi công móng nhà…

– Nếu xây nhà trên sườn dốc thì đáy móng phải nằm ngang. Có thể sử dụng phương án giật cấp móng để tiết kiệm chi phí khi chuyển từ phần này sang phần khác.

– Với nền đất có mạch nước ngầm chảy với vận tốc lớn, nền cát nhỏ, cát bụi, móng dễ bị ăn mòn, biến dạng. Khiến cho khả năng chịu tải của móng kém, độ sụt lún lớn. Phương án chọn xây móng nhà là đặt móng bên trên hẳn mực nước ngầm. Hoặc bên dưới hẳn.

– Trường hợp xây nhà có tầng hầm thì đáy móc phải cách sàn tầng hầm ít nhất 0,5m. Phần mặt trên của móng phải nằm bên dưới sàn của tầng hầm.

– Móng nhà phải được chôn sâu để chống lật và trượt nếu trường hợp móng phải chịu tải trọng ngang và momen uốn lớn.

chon-do-sau-cho-mong-nha

Tóm lại, một vài gạch đầu dòng quan trọng cho chủ đầu tư khi chọn độ sâu để xây móng nhà như sau:

– Chiều sâu chôn móng cho cả công trình nhà cấp 4 và 2 – 5 tầng không được nhỏ hơn 0,5m.

– Đáy móng phải là lớp đất tốt, chịu lực cao. Lớp đầy dài tối thiểu 0,3m.



Các bước xây móng nhà cấp 4, nhà từ 2 tầng, 3 tầng, 4 tầng, 5 tầng

Các bước triển khai xây móng nhà cụ thể sẽ phụ thuộc vào từng loại móng, từng vị trí nền đất, số tầng nhà… Song, một trình tự xây móng nhà cơ bản sẽ được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Khảo sát mặt bằng, chuẩn bị bản vẽ, nhân công, nguyên vật liệu xây móng.

Bước 2: Dọn dẹp sạch sẽ khu vực xây móng. Tập kết nguyên vật liệu, nhân công, sẵn sàng cho công tác thi công. Tiến hành đào hố móng.

Bước 3: Làm phẳng mặt bằng hố móng, san đều, đầm phẳng

Bước 4: Kiểm tra độ cao, đổ bê tông lót móng (đổ lăm le). Nhằm hạn chế sự mất nước của bê tông và biến dạng nền móng

Bước 5: Đổ bê tông và cắt đầu cọc

Bước 6: Ghép cốt pha

Bước 7: Đổ bê tông móng nhà

Bước 8: Bảo dưỡng bê tông móng, tháo cốt pha móng sau khi đã chắc chắn.

Một số lưu ý khi đào móng nhà

 huong-dan-xay-mong-nha

– Với nền đất yếu, chủ thầu cần phải có phương án gia cố lại đất trước khi đào. Ví dụ xây nhà trên nền đất ruộng.

– Để tránh trường hợp trời mưa hoặc có mạch nước ngầm trong đất khi thi công móng nhà. gia chủ/ đơn vị thi công cần chuẩn bị sẵn một máy bơm nước và ống dẫn tại công trường để kịp thời tiêu thoát nước. Khi đổ móng nhà mà gặp trời mưa thì là tốt hay xấu? Lời giải đáp có trong bài viết Đổ móng nhà gặp trời mưa tốt hay xấu?

– Để tăng độ nén của đất, sau khi đào hố móng, cần tiến hành tưới nước đầm kỹ đáy móng.

– Sau khi đổ bê tông và xác định tim móng, cần đầm thật kỹ.

– Công tác thép dầm móng cần được chuẩn bị bên ngoài. Sử dụng các viên kê để giữ cốt thép đúng vị trí trong hố móng, đảm bảo độ dày lớp bê tông bao phủ (thường ≥ 2cm).

– Đổ bê tông dầm móng, dùng đầm dùi đầm kỹ, bảo dưỡng bê tông khoảng 1 ngày sau khi đổ. Sau khi lớp bê tông chắc chắn thì có thể tháo dỡ ván khuôn.

Móng nhà là bộ phận kết cấu bên dưới của công trình. Chịu tải trọng của toàn bộ nhà ở và truyền tải trọng từ trên xuống dưới. Móng có chắc thì nhà mới bền vững và kiên cố. Những lưu ý quan trọng cần nắm được khi làm móng nhà được tổng hợp trong bài viết: KTS tư vấn những lưu ý khi làm móng nhà.



Tạm kết

kts-tran-hoang-giam-sat-ky-thuat-giai-doan-lam-mong-cong-trinh

Trên đây là hướng dẫn xây móng nhà dựa trên kinh nghiệm thi công hơn 20 năm của KTS Trần Hoàng – Kiến trúc Tây Hồ. Tóm lại, đào móng là một trong những khâu quan trọng nhất khi xây nhà. Móng nhà được tính toán thiết kế thi công chuẩn kỹ thuật, khả năng chịu tải tốt thì cả công trình mới kiên cố.

Chính vì vậy, chủ đầu tư nên lựa chọn đơn vị thi công uy tín, có kinh nghiệm thực tế. Mà muốn đánh giá kinh nghiệm thực tế, hãy xem những dự án mà họ đã thực hiện và phản hồi của khách hàng. Trong quá trình thi công, giai chủ phải giám sát chặt chẽ. Bàn bạc kỹ với KTS, đơn vị nhà thầu để có phương án thi công tốt nhất.



Chat zalo
Chat messenger
Liên hệ chúng tôi