Ép cọc cách nhà bên cạnh bao nhiêu?

Ép cọc bê tông tại các công trình nhà ở liền kề, diện tích hẹp, hẻm sâu không chỉ gây tiếng ồn lớn. Mà lực ép tạo còn ra chấn rung mạnh. Nếu không được tính toán lựa chọn vị trí đúng, có thể làm ảnh hưởng đến móng nhà bên cạnh. Thậm chí dẫn đến đổ nhà. Vậy nên ép cọc cách nhà bên cạnh bao nhiêu để không ảnh hưởng đến nhà hàng xóm? Nhà thầu phải bồi thường như thế nào nếu gây thiệt hại?

ep-coc-be-tong-anh-huong-nha-ben-canh



Ép cọc có ảnh hưởng đến nhà bên cạnh không?

Nếu là nhà cấp 4 mới xây hoặc nhà xây lâu năm làm móng cừ tràm, đà kiềng, móng băng thì không ảnh hưởng nhiều. Hiện nay, phần lớn các công trình nhà ở mới xây trong khu vực liền kề đều sử dụng phương án đào móng cọc.

ep-coc-co-anh-huong-nha-ben-canh-khong

Ép cọc sẽ ảnh hưởng đến nhà bên cạnh trong các trường hợp sau:

– Các công trình đã quá cũ, móng không kiên cố, đã bắt đầu có dấu hiệu nứt vỡ. Khi ép cọc, máy khoan rung mạnh có thể làm nhà bên cạnh bị nứt tường, xẻ tường.

– Nền đất yếu, không có độ tơi xốp, việc ép móng cọc sát nhà bên cạnh sẽ gây ra hiện tượng trồi đất. Khi đó, đất nhà bên sẽ bị trồi, dồn nén sang hố đào. Khiến cho móng nhà đó bị thiếu chắc chắn, sụt lún, nứt tường.

Đào móng sâu hơn nhà bên cạnh có ảnh hưởng gì không?



Nên ép cọc cách nhà bên cạnh bao nhiêu?

Có 2 phương pháp ép cọc xây nhà phố đang được các nhà thầu sử dụng.

Ép cọc bê tông tải sắt

Ép cọc bê tông tải sắt là phương pháp sử dụng các khối sắt làm đối trọng. Do lực ép bê tông lớn nên có thể ép cọc sâu, móng có khả năng chịu tải tốt.

Khoảng cách từ tim cọc đến vách nhà bên cạnh là 700mm. Nếu tim cọc nằm  ở trong góc, ta ép công son cách tường 300mm.

nen-ep-coc-cach-nha-ben-canh-bao-nhieu

Ép cọc neo

Ép cọc neo là cách dùng phổ biến hơn cả cho nhà xây trong phố, xung quanh đã có nhà. Nó không phát ra tiếng ồn lớn, lại tiết kiệm chi phí, lực ép có tải trọng vừa phải, phù hợp với công trình nhỏ từ 5 tầng trở xuống.

Khi xây nhà ở giữa 2 công trình 2 bên thì tim cọc sẽ không đồng tâm, mà bị lệch tâm.



Khi ép cọc bê tông, khoảng cách từ tim cọc đến tường nhà bên cạnh đảm bảo khoảng 300 – 400mm.

Như vậy để đảm bảo an toàn, không làm ảnh hưởng đến tường nhà bên cạnh. Khi ép cọc bê tông, khoảng cách tối thiểu để ép cọc đối với nhà xây chen là từ  300 – 700mm.

Bài viết liên quan:

Các loại móng nhà đầy đủ, chi tiết nhất – Cập nhật từ KTS

Hướng dẫn xây móng nhà – Thông tin quan trọng đừng bỏ qua



Làm nứt nhà bên cạnh khi đào móng bồi thường thế nào?

Biện pháp xử lý

Trong quá trình thi công, nếu tổ chức, cá nhân nào gây ra tình trạng nứt, lún các công trình lân cận thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 15 Nghị định 180/2007/NĐ-CP.

Điều 15. Xử lý công trình xây dựng ảnh hưởng đến chất lượng công trình lân cận; ảnh hưởng đến môi trường, cộng đồng dân cư

Trường hợp công trình xây dựng gây lún, nứt, thấm, dột hoặc có nguy cơ làm sụp đổ các công trình lân cận thì phải ngừng thi công xây dựng để thực hiện bồi thường thiệt hại:

a) Việc bồi thường thiệt hại do chủ đầu tư và bên bị thiệt hại tự thỏa thuận; Trường hợp các bên không thoả thuận được thì bên thiệt hại có quyền khởi kiện đòi bồi thường tại tòa án;

b) Công trình chỉ được phép tiếp tục thi công xây dựng khi các bên đạt được thỏa thuận việc bồi thường thiệt hại.

lam-nut-nha-hang-xom-boi-thuong-bao-nhieu



Bồi thường dân sự

Trường hợp chủ đầu tư, nhà thầu thi công không thực hiện các quy định tại khoản 1 thì phải bị đình chỉ thi công xây dựng. Đồng thời, áp dụng biện pháp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Nghị định này. Thực hiện đến khi chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng hoàn thành việc khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại.

Việc áp dụng các biện pháp bồi thường thiệt hại khi làm nút, hỏng nhà người khác trong quá trình xây dựng được quy định tại Điều 3 Thông tư số 03/2018/TT-BXD.



Điều 3: Về áp dụng biện pháp bồi thường thiệt hại quy định tại điểm c khoản 11 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP.

Việc bồi thường thiệt hại này sẽ do hai bên tự thỏa thuận. Trong trường hợp không thỏa thuận được, hai bên giải quyết theo quy định của pháp luật.

Ép móng cọc gây sụp đổ hoặc có nguy cơ sụp đổ nhà bên cạnh thì chủ đầu tư phải dừng thi công. Đồng thời di dời ngay người nhà và tài sản của họ đến nơi khác. Bên thi công có phải chịu các khoản chi phí sinh hoạt của họ

Nếu hai bên không tự thỏa thuận được có quyền khởi kiện ra Tòa án.

Bên nhà thầu thi công chỉ được phép tiếp tục xây dựng khi cả 2 bên đạt được thỏa thuận bồi thường thiệt hại.

ep-coc-be-tong-anh-huong-nha-ben-canh



Xử phạt hành chính

Xử phạt hành chính đối với các trường hợp thi công đào móng ép cọc làm nứt, sụt lún tường nhà liền kề được quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP.

Nội dung khoản 3 như sau:

Xử phạt đối với hành chính với tổ chức, cá nhân thi công xây dựng làm ảnh hưởng sụt lún, nứt hỏng các công trình lân cận. Gây sụp đổ hoặc nguy cơ sụp đổ nhưng không ảnh hưởng đến tính mạng. Trong trường hợp 2 bên không tự thỏa thuận được theo việc bồi thường của luật dân sự.

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng: Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại nông thôn và không thuộc trường hợp tại điểm b, c khoản 3.

b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng: Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;

c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng: Đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng. Hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.



Tóm lại

Ép cọc cách nhà bên cạnh bao nhiêu? Việc tính toán vị trí đặt máy ép cọc khi xây nhà trong khu phố liền kề là hết sức quan trọng. Cần được thực hiện bởi các đơn vị có chuyên môn, kinh nghiệm làm nhà trong phố để tránh sai sót. Khi thuê công ty thiết kế thi công nhà ở trọn gói thì các kỹ sư, kiến trúc sư sẽ có trách nhiệm lên phương án thi công đảm bảo an toàn.

Trước khi thi công, chủ nhà thầu phải khảo sát địa điểm, địa chất, nền đất. Thu thập các thông tin về móng nhà bên cạnh để đưa ra phương án tối ưu nhất. Đồng thời, gia chủ nên thông báo với hàng xóm và có các phương án thỏa thuận trong trường hợp xảy ra thiệt hại.



Chat zalo
Chat messenger
Liên hệ chúng tôi