Có nên làm cột chống sét không?

Có nên làm cột chống sét không? Tia sét gây ra sự phá hủy trên diện rộng, gây thiệt hại nặng nề cho con người, vật nuôi và cơ sở hạ tầng. Trong đó, những ngôi nhà cao tầng có nguy cơ ảnh hưởng nhiều hơn cả. Lắp cột chống sét phía trên tòa nhà được xem là phương án phòng chống hiệu quả. Vậy cụ thể cột chống sét là gì? Nó cấu tạo ra sao? Nguyên lý hoạt động như thế nào? Có thực sự mang lại lợi ích chống sét hiệu quả, an toàn không? Cùng Kiến trúc Tây Hồ tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.



Có nên làm cột chống sét không?

Tia sét là sự phóng điện với dòng điện khổng lồ. Nó có thể đạt 10-100 nghìn ampe và điện áp đôi khi lên tới 50 triệu vôn. Sét đánh trực tiếp vào tòa nhà không lắp đặt hệ thống chống sét có thể gây ra cháy lớn. Trường điện từ do sét tạo ra gây hư hỏng các thiết bị gia dụng có kết nối mạng, gây cháy nổ, thiệt hại về người và tài sản.

lam-cot-chong-set

Trong quá trình hình thành, tia sét có thể di chuyển theo bất cứ hưởng nào. Cho đến khi nó tìm được cách tiếp đất, đường dẫn phóng điện mới được tạo ra. Tia sét có nguy cơ đánh vào các tòa nhà cao tầng nhiều hơn. Bởi vì khoảng cách giữa các đám mây tích điện và tòa nhà ngắn hơn.

co-nen-lam-cot-chong-set-khong

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng nhà thấp tầng không bị sét đánh. Bởi vì tia sét sẽ bị hút về phía vật liệu dẫn điện. Nhà thấp tầng, nhà cấp 4 nhưng có nhiều kim loại phía trên cũng vẫn bị sét đánh. Vậy có nên làm cột chống sét không? Câu trả lời là . Kể cả nhà cấp 4, nhà 2 tầng, 3 tầng cũng nên lắp đặt cột chống sét để bảo vệ bản thân và gia đình.

Mục đích duy nhất của cột chống sét là cung cấp một đường dẫn có điện trở thấp cho tia sét. Sau đó cho phép nó đi qua mặt đất mà không ảnh hưởng đến cấu trúc vật lý của tòa nhà.

Bài viết liên quan: Nhà mái tôn có bị sét đánh không?



Cột thu lôi là gì?

Sét được hình thành khi các điện tích âm và dương trong đám mây tích tụ đến mức tạo ra tia lửa xuất hiện giữa chúng. Tia lửa đó chính là tia sét. Sét làm tăng nhiệt trong vật liệu lên nhiệt độ cao gây ra hỏa hoạn trong tòa nhà.

cot-thu-loi-la-gi

Cột thu lôi là một thanh kim loại đặt trên đỉnh tòa nhà để bảo vệ tòa nhà khỏi bị sét đánh. Cột chống sét, kim thu lôi, dây dẫn sét là những tên gọi khác của cột thu lôi. Tia sét tạo ra sẽ đánh trực tiếp vào cột thu lôi. Sau đó, tia sét sẽ theo đường dẫn để truyền năng lượng vào lòng đất mà không làm ảnh hưởng đến cấu trúc của tòa nhà. Nhờ đó mà ngăn chặn được tình trạng hỏa hoạn, mất điện, điện giật.



Cột chống sét ra đời như thế nào?

Nhiều người hiểu lầm rằng cột thu lôi hút sét. Nhưng thực tế, nó cung cấp một đường dẫn điện trở thấp xuống đất và trực tiếp dẫn các dòng điện khổng lồ sinh ra khi sét đánh. Hay nói cách khác, cột chống sét là một phương án an toàn để chống sét đánh vào tòa nhà.

lich-su-ra-doi-cua-cot-thu-loi

Cột chống sét là phát minh của người Mỹ thông qua các thí nghiệm về điện vào những năm 1752 Benjamin Franklin. Tuy không phải người đầu tiên đề xuất mối tương quan giữa điện và sét. Nhưng  Benjamin Franklin là người đầu tiên nghĩ ra một hệ thống khả thi để kiểm tra lý thuyết của mình. Ông cũng đã áp dụng đầu tiền tại Philadelphia.

Tuy nhiên, vì lòng yêu nước nên ông đã từ chối cấp bằng sáng chế cho phát sinh của mình. Đến năm 1760, cột chống sét bắt đầu được bán ở thị trường các thuộc địa.



Ưu điểm khi lắp đặt cột chống sét cho nhà ở

Giảm nguy cơ cháy nổ:

Sét sẽ đi theo hệ thống điện hoặc ống nước trong nhà để tiếp đất. Đường điện, ống nước tuy không bắt lửa nhưng chúng sẽ bị nóng lên rất nhanh. Hệ quả gây ra cháy nổ khi tiếp xúc gần vật liệu dễ cháy.

cot-thu-loi

Khi đó, hệ thống chống sét sẽ ngăn chặn các tia sét đánh hiệu quả. Nó hướng điện áp của sét xung quanh cấu trúc của ngôi nhà và trực tiếp xuống đất. Giảm nguy cơ cháy nổ trong tòa nhà. Đây là lợi ích quan trọng nhất giúp giảm thiệt hại về người và của cho các gia đình.



Bảo vệ các thiết bị điện tử trong nhà:

Cột thu lôi chuyển hướng tia sét ra xung quanh ngôi nhà và tiếp đất. Điều này góp phần bảo vệ các thiết bị điện tử trong nhà. Bao gồm:

  • Hệ thống dây điện
  • Bộ ngắt mạch trong nhà
  • Bất kỳ các thiết bị điện, điện tử nào: lò nướng. lò vi sóng, máy sấy, tủ lạnh, tivi, máy tính, điện thoại…

Tăng giá trị bất động sản:

Nhà có cột chống sét được mọi người quan tâm hơn cả. Vì vậy, lắp đặt cột chống sét ngay từ quá trình thi công xây dựng là một phương pháp quan trọng để tăng giá trị bất động sản khi bán ra.

Không tốn nhiều diện tích:

Tuy cao nhưng cột thu lôi lại hẹp và không chiếm nhiều diện tích theo chiều ngang. Vì vậy nó không làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ kiến trúc của ngôi nhà. Ngược lại, mang đến cảm giác an toàn hơn với mọi người.



Cấu tạo của cột thu lôi

Cột thu lôi được cấu tạo gồm:

  • Thanh kim loại dài nối từ đỉnh cao nhất của công trình đến mặt đất.
  • Phía trên cùng của thanh kim loại là đầu mọt để tập trung tia sét.
  • Phía ngoài bọc bằng sứ để ngăn ngừa ảnh hưởng của sét tới công trình.

Cấu tạo chung của một hệ thống chống sét hoàn chỉnh sẽ bao gồm:

  • Cột thu lôi: đặt ở vị trí mái cao nhất của tòa nhà. Nó có khả năng phát tia tiền đạo thu hút sét.
  • Dây dẫn sét: Làm bằng đồng lá hoặc cáp đồng trần. Có có tác dụng dẫn dòng sét từ cột thu lôi xuống hệ thống tiếp đất. Tiện diện của dây dẫn sét trung bình từ 50mm2 – 75mm2, dựa theo tiêu chuẩn quốc tế NFC 17-102 của Pháp.
  • Hệ thống tiếp đất: Nó bao gồm cọc tiếp đất, dây tiếp đất, ốc siết cáp/ hoặc mối hàn nhiệt. Hệ thống tiếp đất có vai trò tản dòng điện từ tia sét vào trong đất một cách an toàn mà không làm ảnh hưởng đến cấu trúc vật lý của tòa nhà.

cau-tao-cua-cot-thu-loi

  • Lighting Rod: Cột thu lôi
  • Wire: Dây dẫn sét
  • Ground Rod: Hệ thống tiếp đất

Kết luận

Có nên làm cột chống sét không? Mỗi năm, Việt Nam nhận khoảng 2.000.000 tia sét đánh và rất nhiều ca tử vong. Gần đây nhất, 3 người tử vong và hơn 200 con lợn bị sét đánh chết ở Thái Bình. Những con số thống kê này càng cho thấy mức độ quan trọng khi lắp đặt cột chống sét cho nhà ở.



Chat zalo
Chat messenger
Liên hệ chúng tôi