Cách sửa lại cổng sắt cũ

Hầu hết các mẫu cổng sắt đều được mạ kẽm và phủ sơn chống han gỉ trước khi lắp đặt. Tuy nhiên sau vài chục năm sử dụng, thời tiết khắc nghiệt đã là cho bộ cổng dần xuống cấp. Mà biểu hiện dễ thấy nhất là bong tróc sơn, han gỉ thành từng mảng, cửa xệ, đóng mở khó khăn. Nhưng nếu việc thay mới khá tốn kém và chưa thực sự cần thiết? Vậy thì gia chủ có thể tham khảo một số cách sử lại cổng sắt cũ mà Kiến trúc Tây Hồ giới thiệu dưới đây.

Cổng sắt sử dụng lâu ngày dễ bị gỉ sét, xệ cánh, hỏng, nứt, sơn phai màu. Nguyên nhân khách quan là do bộ phận này chịu tác động trực tiếp từ môi trường, ngoại cảnh, tia UV, mưa nắng…. Sắt dễ bị oxy hóa và ăn mòn tạo nên những vết gỉ sét đen trên song cửa cổng. Còn tình trạng bị xệ cánh là do thường xuyên mở ra mở vào dẫn đến khả năng chịu tải trọng của bản lề kém đi. Cộng thêm việc vị trí này dễ bị gỉ sét nên cánh xệ.

Cổng sắt cũ của bạn đang ở mức độ nào?

Trước khi sửa lại cổng sắt đã cũ, hãy xem xét cổng nhà bạn đang ở mức độ nào. Từ đó mới có phương án xử lý tốt nhất.

sua-lai-cong-sat-cu

Thứ nhất, kiểm tra lại vết han gỉ xem nó xảy ra ở đâu. Các vị trí thường thấy sẽ là bản lề, vị trí cổng kết nối với tường, các thanh gài… hoặc thậm chí là toàn bộ cổng cửa.

Thứ hai, kiểm tra mức độ gỉ sét, hỏng hóc của cổng

  • Mức độ nhẹ: Bề mặt lớp sơn phủ sẽ bị bong tróc thành từng mảng. Ở các vị trí đó, xuất hiện vết gỉ sét nhẹ và không thực sự có nhiều điểm như vậy. Lúc này, cách khắc phục đơn giản nhất là dùng giấy nhám chà sạch vết gỉ sét.

kiem-tra-muc-do-hong-cua-cong

  • Mức độ vừa: Các mảng gỉ sét và bong tróc sơn bắt đầu xuất hiện nhiều hơn, đậm hơn. Khi ta chạm tay vào vị trí đó, từng mảng gỉ sét sẽ rơi ra.
  • Mức độ nặng: Tình trạng gỉ sét xuất hiện ở gần như toàn bộ bề mặt cổng. Vết gỉ ăn sâu vào kim loại phía trong, tạo thành các vết lồi lõm.

Khi cổng cũ đang ở mức độ 2 và 3, bạn cần có phương án sửa chữa lại.

Cách sửa lại cổng sắt bị xệ

Nếu cổng sắt cũ đã bị xệ, bạn có thể áp dụng một số cách sửa chữa đơn giản dưới đây:

  • Cách 1: Thay thế bản lề đã bị gỉ sét. Hàn cố định bản lề mới lên cánh cửa và cột. Mối hàn này nên được phủ sơn kỹ càng để tránh han rỉ.
  • Cách 2: Trường hợp bản lề cổng vẫn còn đủ rắn chắc, dùng tấm thép cố định vị trì bị xệ ở bản lề.
  • Cách 3: Khắc phục tạm thời bằng cách cắt bớt một góc phía dưới cánh cổng. Điều này giúp tránh tình trạng cổng bị cọ quẹt ở dưới đất khi đóng mở.
  • Cách 4: Có thể thay thế một số bộ phận bị gỉ sét khác ở cổng nếu được. Phương án này sẽ giúp tiết kiệm tối đa chi phí so với thay mới hoàn toàn.
  • Cách 5: Bổ sung thêm một miếng kim loại làm chêm nâng dưới bản lề. Đây cũng là cách tạm thời nhưng khá hiệu quả.

Bên cạnh việc sử lý cổng bị xệ, nên kết hợp với sơn lại để cổng mới, tuổi thọ lâu hơn.

Cách sơn lại cửa cổng sắt cũ

Sơn lại cổng sắt là cách giải quyết phổ biến nhất. Bộ cổng sẽ được khoác lên mình màu sắc tươi mới, sáng sủa, loại bỏ các vết han gỉ. Bạn hoàn toàn có thể tự làm công việc này với những bước đơn giản sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị sơn

Dụng cụ cần thiết:

  • Giấy đánh nhám hoặc bàn chải sắt; chổi phủi bụi (hoặc khăn khô); thép và mỏ hàn; xăng hoặc dung môi.
  • Con lăn sơn (hoặc chổi quét sơn)
  • Các loại sơn lót, sơn phu cần thiết
  • Bìa carton hoặc bạt, bao nilon

Sơn cổng sắt màu gì đẹp?

Trên thị trường hiện nay có hơn 30 màu sơn cổng. Bạn có thể tùy chọn màu sắc hợp phong thủy, gu thẩm mỹ và thống nhất với tổng thể của ngôi nhà.

Gợi ý một số màu sơn cổng sắt được ưa chuộng hiện nay là: nâu cafe, màu đen, màu trắng, màu vàng đồng, đỏ đô…

son-cong-sat-mau-gi-dep
Mẫu cổng sắt màu đen được ưa chuộng trong thiết kế biệt thự
cong-sat-mau-cafe
Mẫu cổng sắt màu cafe đẹp thích hợp cho nhà phố, biệt thự.

Cách pha sơn cổng sắt

  • Tùy vào diện tích bề mặt cần sơn, lấy đủ số sơn ra một thùng chứa. Sau đó cần đóng ngay nắm thùng sơn còn dư lại để không bị hư hỏng.
  • Sử dụng dung môi (xăng, etylen, ancol…) pha theo tỉ lệ hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất sơn.
  • Dùng gây khuấy đều, nhẹ nhàng sơn và dung môi trong thùng để hòa tan.

Bước 2: Cạo sơn cửa sắt cũ, làm sạch bề mặt

Cách cạo sơn trên cổng sắt cũ tương đối đơn giản. Trước, tiên sử dụng giấy nhám để làm sạch toàn bộ bề mặt sắt bị phồng rộp, bong tróc sơn.

Nếu trên bề mặt có những vết oxy hóa sâu, cần dùng máy hàn để lấp đầy những vết lồi lõm đó. Đảm bảo bề mặt cổng cửa trơn mịn. Trường hợp trên cổng có dính vết dầu mỡ, dùng xăng để làm sạch.

Sau đó, lấy vải khô, lau toàn bộ bề mặt đã chà nhám mịn.

Bạn cũng có thể dùng các dụng cụ điện để loại bỏ lớp sơn cũ, phổ biến là máy mài. Tuy nhiên thay vì dùng đĩa mài, nên cố định bằng một bàn chải sắt.

lam-sach-be-mat-cong

Ngoài ra trên thị trường cũng có nhiều loại hóa chất chuyên dụng để làm sạch lớp sơn cũ một cách nhanh chóng, hiệu quả. Tiến hành tuần tự các bước theo như hướng dẫn trên bao bì. Tuy nhiên, nếu diện tích bề mặt không quá lớn thì chà nhám bằng tay vẫn là cách hiệu quả, tiết kiệm chi phí.

Bước 3: Sơn lót chống han gỉ

Quét 3 lớp sơn lót mỏng đều lên bề mặt kim loại. Sau khi lớp lót này khô hoàn toàn mới tiến hành sơn lớp kia. Sơn lót sẽ bảo vệ bề mặt, chống tác động ngoại cảnh, oxy hóa, tăng tuổi thọ sử dụng.

Bước 4: Sơn phủ màu

Sau khi các lớp sơn lót đã khô hoàn toàn, ta tiến hành pha sơn phủ như hướng dẫn ở trên. Dùng con lăn hoặc chổi quét sơn để sơn đều bề mặt.

son-phu-mau-cong

Ở lớp phủ, bạn nên lăn đi lăn lại nhiều lần và tiền hành đều tay, theo một chiều nhất định để cổng có độ mượt, bóng mịn.

Sơn cửa cổng sắt cũ cần lưu ý điều gì?

Chọn thời điểm sơn

Thời điểm sơn cổng thích hợp là những ngày nắng to, thời tiết khô ráo. Như vậy thì bề mặt mới kịp khô để sơn có độ bám dính, chất lượng tốt nhất. Đồng thời sẽ thuận tiện hơn trong quá trình thực hiện.

Chọn loại sơn phù hợp

Không phải tất cả các loại sơn hiện có trên thị trường đều có thể dùng để sơn cổng sắt. Quan trọng ở đây là cần lựa chọn đúng loại và đủ tốt thì cổng mới bền, đẹp. Nếu thành phần trong sơn thiếu các chất phụ gia cần thiết sẽ khiến lớp sơn này bị oxy hóa. Một thời gian ngắn dẫn đến hình thành các vết phồng rộp trên bề mặt sơn.

Yêu cầu đối với sơn cổng sắt là:

  • Dùng đúng loại sơn kim loại, phục vụ ngoài trời.
  • Có mức độ kết dính tốt trên bề mặt kim loại.
  • Sơn không thấm nước và chịu độ ẩm tốt.
  • Có các thành phần phụ gia cần thiết để chống oxy hóa.
  • Chống ứng suất cơ học.
  • Có độ giãn nở đàn hồi. Khi chọn sơn, cần tính đến việc kim loại nở ra do tác động của nhiệt độ cao. Điều này có thể làm xuất hiện các vết nứt trên lớp sơn. Để tránh tình trạng trê, bạn cần mua loại sơn tạo lớp đàn hồi có thể chịu được sự giãn nở và co lại của bề mặt kim loại.

Bạn có thể lựa chọn một số loại sơn cổng sắt cũ như:

  • Sơn dầu Acrylic trên kim loại có tuổi thọ lâu bền.
  • Sơn Alkyd có độ đàn hồi cao, chống chịu cơ học tốt.

Chuẩn bị đồ bảo hộ an toàn

Trong quá trình sơn cổng sắt cũ, cần chuẩn bị đủ găng tay, khẩu trang, kính bảo hộ. Loại bỏ các mối nguy hại gây cháy nổ trong điều kiện thời tiết năng nóng khi có sử dụng xăng làm dung môi sơn cổng.

Đảm bảo vệ sinh khi sơn cổng sắt

Để công việc sơn sửa không ảnh hưởng đến xung quanh, khi sơn, nên trải bạt, bao nilon phía dưới. Tránh tình trạng sơn vơi vãi ra xung quanh.

Bài viết liên quan:

Cách sửa lại cổng sắt bị hỏng, nứt bằng keo epoxy

Keo epoxy tồn tại ở dạng chất lỏng không màu, không mùi. Loại keo này có khả năng kháng nước, kháng hóa chất tốt, chống ăn mòn, tác động của thời tiết. Nó được ứng dụng phổ biến trong trang trí, sản xuất các món đồ nội thất tinh xảo.

dung-keo-epoxy-sua-cong-sat-cu

Đặc biệt keo có độ bám dính tất tốt ngay cả trên bề mặt kim loại, nhựa, bê ông… Vì thế nếu trên cổng sắt có vết nứt hoặc đứt gãy, gia chủ có thể sửa lại bằng cách dùng dung dịch epoxy.

Cách sử dụng như sau:

  • Bước 1: Làm sạch xung quanh bề mặt vết nứt. Cạo sạch lớp sơn đang bị bong tróc, vết han rỉ, bụi bẩn bám trên cổng sắt lâu ngày.
  • Bước 2: Sử dụng keo epoxy bôi vào 2 đầu của các thanh bị đứt gãy, nứt. Sau đó kẹp chặt lại cho keo có độ kết dính chắc chắn. Keo sẽ đóng rắn sau 15 phút nên sau mỗi lần sử dụng, cần đóng nắp lại chắc chắn.
  • Bước 3: Sau khi mối nối khô, bạn có thể dùng giấy nhám để chà mịn bề mặt lớp epoxy để tạo khuôn, tạo hình giống với cổng sắt.

Tóm lại

Việc phục hồi cổng sắt dễ dàng hơn rất nhiều so với cổng gỗ. Bạn có thể tiết kiệm được một khoản chi phí cho việc thay mới trong khi nó thực sự chưa cần thiết. Hi vọng cách sửa lại công sắt cũ mà Kiến trúc Tây Hồ hướng dẫn trên đây sẽ giúp bản “thay mới” bộ cổng đẹp và sang trọng nhất cho ngôi nhà của mình.

Chat zalo
Chat messenger
Liên hệ chúng tôi