Nhà cấp 4 của bạn đã xây từ lâu và đang có dấu hiệu xuống cấp, cũ nát trầm trọng? Bạn muốn nhân thời điểm này cơi nới, mở rộng thêm các khu vực chức năng để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt? Thế nhưng sức ép tài chính cho một căn nhà xây mới là không hề nhỏ. Nó có thể giao động từ 5 – 7 trăm triệu đến vài tỷ đồng. Vậy làm thế nào để vẫn có nhà mới mà lại tối ưu chi phí? Có thể các kinh nghiệm tạo nhà cấp 4 cũ nát hữu ích dưới đây sẽ là chìa khóa mà gia chủ đang tìm kiếm!
Cải tạo…. không hẳn là không thời thượng
Cải tạo nhà ở là quá trình phục hồi, nâng cấp và sửa sang lại nhà cửa. Có thể cơi nới thêm diện tích, không gian, phòng ốc; thay đổi màu sơn, chất liệu; thay đổi cách bố trí nội thất trong nhà. Tùy mức độ xuống cấp và ý đồ của chủ đầu tư mà giải pháp cải tạo có thể mang đến rất nhiều ý tưởng khác nhau cho một công trình nhà ở cấp 4.
Tuy nhiên, không phải chỉ những người ít tiền mới phải cải tạo thay vì xây mới. Mà trên thực tế, nhiều gia đình có điều kiện lại lựa chọn phương án cải tạo, nâng cấp không gian sống ngay trên chính nền móng ngôi nhà cấp 4 cũ nát.
Bởi vậy, việc cải tạo không hẳn làm mất đi tính thời thượng, hạ thấp giá trị công trình cũng như giá trị bản ngã của gia chủ. Mà ngược lại, một ngôi nhà được cải tạo ngoạn mục, lột xác hoàn toàn theo xu hướng kiến trúc mới lại khiến cho nó trở nên độc đáo, ấn tượng và đáng sống hơn rất nhiều.
Ngôi nhà cấp 4 được xây dựng từ lâu, là nơi chứa đựng nhiều kỷ niệm khó quên của các thế hệ. Do đó mà việc cải tạo còn góp phần lưu giữ những ký ức gia đình, giúp các thành viên thêm gần gũi và gắn kết với nhau hơn.
Cảm hứng từ những cách cải tạo nhà cấp 4 cũ nát thành chốn riêng cực chất
Đã có rất nhiều dự án như vậy được thực hiện. Thậm chí những căn nhà “đụng đâu hỏng đó”, xuống cấp trầm trọng vẫn có pha “lột xác” ngoạn mục. Bạn có thể lấy cảm hứng từ một vài ý tưởng dưới đây:
Cải tạo nhà cấp 4 tại Biên Hòa
Căn nhà cấp 4 nằm ở thành phố Biên Hòa, Đồng Nai. Đây là loại nhà ống có mặt tiền nhỏ hẹp. Cả bên ngoài và bên trong đều đã cũ nát, xuống cấp trầm trọng. Gia chủ muốn cải tạo để có một không gian sống lý tưởng, hiện đại, gần gũi với thiên nhiên. Và dưới đây là thành quả.
Cải tạo nhà cấp 4 tại quận 9, TP HCM
Ngôi nhà thuộc sở hữu của hai vợ chồng chị Dương Ngọc Khánh. Toàn bộ tường trong nhà đã được đập thông nhau. Sau đó, KTS lên phương án bố trí lại mặt bằng, đảm bảo công năng cho các thành viên sử dụng. Diện tích chật hẹp nên phương án nội thất hiện đại tối giản được ưu tiên sử dụng. Cả kiến trúc và nội thất căn nhà đều được cải tạo một cách táo báo, mang đến luồng sinh khí mới cho cả gia đình.
Cải tạo nhà cấp 4 và nhà 2 tầng thành 1 căn hoàn chỉnh
Nhà cũ được xây dựng từ năm 1983. Mỗi lần mưa là nước ngập sân vì đường bên ngoài đã được tôn tạo lại khiến cho ngôi nhà trở thành vùng trũng.
Việc cải tạo nhằm nối liền các gian nhà với nhau, nâng sân cao. Song vẫn giữ lại được kết cấu móng cũ và những kỷ niệm của gia đình.
Cải tạo nhà cấp 4 phong cách dân dã
Căn nhà cũ có diện tích hình chữ nhật, lợi thế về chiều dài. Thế nhưng kiến trúc bên ngoài cũ kỹ, xuống cấp. Bên trong thì nóng bức, khó chịu.. KTS đã có phương án cải tạo và thêm thông gió cho nhà cấp 4 cực kỳ hiệu quả.
Khi có dự định sửa chữa nhà thì phần chi phí là vấn đề vô cùng quan trọng được chủ nhà quan tâm hàng đầu. Việc tìm hiểu thông tin, dự toán chi phí cần được thự hiện sớm. Hiện nay có nhiều công ty xây dựng đã công bố công khai bảng báo giá sửa chữa nhà trọn gói. Ví dụ như ở tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh thì chủ nhà có thể tham khảo ngay Báo Giá Sửa Và Cải Tạo Nhà Trọn Gói Tại TPHCM. Điều này vô cùng thuận tiện cho chủ nhà trong việc tìm tham khảo thông tin. Giá dịch vụ thi công trọn gói sẽ phụ thuộc vào từng thời điểm khác nhau và mục đích sửa chữa của gia chủ. Do vậy để nhận được mức giá chính xác nhất, bạn hãy liên hệ ngay với công ty xây dựng chuyên nghiệp để nhận được báo giá chính xác nhất.
Kinh nghiệm cải tạo nhà cấp 4 cũ nát tiết kiệm chi phí
So với xây mới thì cải tạo nhà là phương pháp tối ưu để tiết kiệm chi phí xây dựng. Thế nhưng, nếu gia chủ không lập một kế hoạch cụ thể, không cách thức tiến hành đúng đắn? Lúc đó, dự án cải tạo lại biến thành chiếc hố “nuốt” tiền, làm tiêu hao nhiều tiền bạc và gây ra căng thẳng quá mức cho gia đình.
Theo ý kiến của các KTS tại Kiến trúc Tây Hồ, gia chủ cần phải trang bị cho mình những kiến thức quan trọng trong cả vật liệu, khâu bày trí, bố cục, phối màu… Sau đó khảo sát hiện trạng nhà cũ, ghi chép lại những vị trí xuống cấp, những công năng cần thêm mới. Sau đó lên kế hoạch sửa chữa cụ thể, chi tiết nhất. Cụ thể các bước thực hiện như sau:
Khảo sát hiện trạng của ngôi nhà
Điều đầu tiên bạn cần phải làm đó là khảo sát hiện trang. Hãy xem xét và đánh giá tình trạng hiện tại của căn nhà. Nó đã xuống cấp như thế nào? Hệ thống tường, trần đã nứt chưa? Chỗ nào có thể giữ lại, chỗ nào cần nâng cấp?
Ở khâu này, đừng quên khảo sát mong muốn của các thành viên trong gia đình. Ý kiến của mỗi người sẽ có thể trái chiều hoặc đồng thuận. Nhiệm vụ của ngôi nhà là phải cân bằng tối đa các nhu cầu đó.
Tạo một danh sách những hạng mục cần cải tạo trong nhà
Từ quá trình khảo sát, bạn lên danh sách những vấn đề cần cải tạo. Tiếp theo, phân loại tầm quan trọng của các dự định đó. Sau cùng, phân bổ thời gian, không gian và ngân sách cho các công việc một cách bài bản và khoa học hơn.
Ví dụ:
- Nhà bếp mới: cải tạo hoặc di dời sang vị trí khác
- Cải tạo phòng tắm, nhà vệ sinh
- Cải tạo phòng ngủ bằng cách bô trí thêm bàn làm việc, tủ âm tường hoặc phòng thay đồ
- Cải tạo phòng khách bằng nội thất mới
- Cải tạo, bổ sung không gian xanh ngoài trời lý tưởng hơn.
- Chăm chút mặt tiền ngôi nhà….
Phân tích khả năng sử dụng hiệu quả nhất những không gian hiện có
Trước khi thêm hoặc sửa sang lại nhà, điều quan trọng là phải phân tích kỹ lưỡng để sử dụng tốt nhất không gian hiện có. Ví dụ phòng ngủ quá nhỏ, có thể chuyển đổi thành phòng làm việc tại nhà. Nếu không thì cần tính cách nới rộng kích thước như thế nào, bao nhiêu mét là đủ. Ngoài ra, cần xem xét đến lưu thông gió tự nhiên trong nhà, sự riêng tư, không gian chung, tầm nhìn, khả năng lấy sáng của các khu vực.
Chỉ sau khi phân tích khả năng sử dụng hiệu quả của các không gian, bạn mới có thể quyết định mục đích sử dụng của nó trong ngôi nhà. Đồng thời cơi nới, mở rộng hợp lý. Quá trình này sẽ giúp tránh phát sinh chi phí đập phá, xây dựng không cần thiết.
Cân nhắc có nên xây thêm tầng hay mở rộng chiều ngang
Việc cơi nới thêm diện tích là cần thiết khi số lượng thành viên trong gia đình tăng lên. Tuy nhiên, bạn sẽ phải cân nhắc phương án lên thêm tầng hoặc mở rộng bề ngang.
Nhà cấp 4 ở quê có diện tích đất rộng rãi thì mở rộng nhà theo chiều ngang sẽ thuận tiện hơn. Còn nếu bạn muốn lên tầng, cần tính toán nền lại nền móng nhà và tường nhà tầng 1. Cần đảm bảo độ chịu lực của nền móng tốt, có thể nâng đỡ kết cấu của ngôi nhà khi lên tầng.
Vấn đề này thuộc về kỹ thuật, tốt nhất bạn cần nhờ đến sự hỗ trợ của chuyên gia để đánh giá chính xác. Nó là yếu tố cốt yếu đảm bảo an toàn và bền vững cho công trình cũng như cuộc sống của gia đình.
Thêm tầng bằng cách xây gác lửng cho nhà cấp 4 cũng là một phương án hay được nhiều người áp dụng. Đặc biệt nó rất phù hợp với kiểu nhà ống có trần cao. Phía trên gác lửng có thể làm 1 phòng ngủ, phòng thờ hoặc bổ sung thêm kho chứa đồ.
Mái nhà và hệ thống thoát nước mái nhà
Nếu bổ sung thêm không gian mới cho căn nhà cấp 4, bạn nên cân nhắc đến hệ thống thoát nước trên mái nhà và hiên.
Tích trữ và tải sử dụng nước mưa đang là xu hướng sống xanh, tiết kiệm nước và chi phí sinh hoạt. Nếu phải cải tạo lại phần mái, bạn có thể bổ sung phương án thu gom nước từ mái nhà. Trữ nước trong các thùng chứa để dùng trong ăn uống, chế biến, tưới tiêu sân vườn tiểu cảnh…
Lập kế hoạch chi tiết
Sau khi đã khảo sát, có tính toán, hãy lập một bản kế hoạch thật chi tiết cho tổng thể việc cải tạo. Bạn có thể lên kế hoạch lần lượt, theo từng giai đoạn, theo ngân sách cụ thể hoặc theo từng hạng mục.
Dự toán ngân sách cho các công việc cần làm
Cần thiết lập bảng dự toán chi phí dựa trên kế hoạch tổng thể đã có. Bao gồm phí đập phá, tháo dỡ, xây sửa, vật liệu, nhân công, nội thất hoàn thiện, trang trí, sơn tường… Nên ưu tiên ngân sách và cân nhắc mức độ linh hoạt của các hạng mục thực hiện.
Bạn có thể tham khảo cách tính công thợ xây nhà cấp 4 ở đây: Cách tính công thợ xây nhà cấp 4 đơn giản chính xác
Hạn chế thay đổi các yếu tố về kết cấu
Có thể bạn sẽ phải đập vỡ một vài bức tường đã nứt, xuống cấp trong nhà. Nhưng tốt hơn hết, hãy hạn chế thay đổi kết cấu móng. Vì nó sẽ gây tốn kém thêm chi phí. Một vài phương án sửa chữa đơn giản như chát lại tường, sơn lót, sơn chống thấm, sơn màu, dán giấy dán tường…. sẽ tiết kiệm chi phí hơn đập đi xây lại.
Kế hợp không gian cũ – mới, hạn chế di dời khi không cần thiết
Nhà cấp 4 xây theo kiểu nhà ống thường sâu “hun hút” vào trong. Các không gian được kết nối với nhau bởi hành lang di chuyển. Thế nhưng kiểu nhà của mấy chục năm trước thường kém hấp dẫn, tối, chật hẹp hoặc chiếm quá nhiều diện tích. Khi cải tạo, gia chủ nên xem xét phương án xử lý hành lang tốt hơn.
Tương tự, các khu vực khác như nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh cũng nên có sự kết hợp hài hòa. Hạn chế di dời khi không cần thiết để tiết kiệm chi phí.
Tăng sự thoải mái bằng trần cách nhiệt
Nhà cấp 4 cũ thường có trần khá thấp, không có phương án cách nhiệt hiệu quả. Khi nhiệt độ ngoài trời ở mức 35 – 39 độ thì nhiệt độ trên mái có thể lên tới 50 – 60 độ. Gần như toàn bộ được hấp thụ vào trong nhà. Đây là nỗi ám ảnh của những người sống ở đó vào mùa hè. Vậy nên, bạn đừng quên hệ thống cách nhiệt cho trần nhà khi cải tạo mới.
Có rất nhiều phương án cách nhiệt, chống nóng cho nhà cấp 4 như: lắp đặt hệ thống phun sương, lợp tôn lạnh, sơn chống nóng cho mái tôn, dùng cầu thông gió; sử dụng các loại trần bằng túi khí cách nhiệt, trần thạch cao…
Thêm cửa sổ, giếng trời để tận thu gió và ánh sáng tự nhiên
Hầu hết các kiểu nhà cũ thường chỉ có 1 – 2 cửa sổ. Thậm chí ô phòng ngủ không có cửa sổ ra ngoài khiến không gian trở nên ngột ngạt, bít bách, tối tăm. Vậy nên một trong những ưu tiên cho nhà cấp 4 khi cải tạo mới là thông gió và ánh sáng tự nhiên.
Cách giải quyết đơn giản nhất là làm thêm cửa sổ thông gió, đón sáng. Để đảm bảo an toàn thì bên trong lắp khung sắt, bên ngoài lắp cửa kính cường lực trong suốt. Thêm một bộ rèm cửa để ngăn sáng khi nghỉ ngơi hoặc cần không gian riêng tư. Bạn có thể tham khảo và lựa chọn những loại vật liệu lấy sáng hiệu quả, chi phí thấp ở đây.
Chọn bảng màu hiện đại, tương mới
Đồ nội thất mới, rèm cửa, chăn màn, cây cối và cách phối màu mới có thể mang lại sự cải thiện nhanh chóng về kiến trúc và bầu không khí của ngôi nhà. Vậy nên giai đoạn cuối cùng là chọn bảng màu mới cho ngôi nhà.
Về sơn tường, bạn có thể chọn những gam màu trung tính thiên về gam tươi sáng, lạc quan. Màu trắng được ưu tiên lựa chọn hơn cả cho không gian nhỏ hẹp.
Lắp đặt sàn nhựa giả gỗ màu ghi xám hoặc gạch men trắng cũng tăng thêm phần sang trọng, thông thoáng, sạch sẽ cho nhà ở.
Tìm hiểu và tận dụng các vật liệu thân thiện
Một kinh nghiệm nữa mà gia chủ nên tham khảo đó là sử dụng vật liệu thân thiện cho ngôi nhà. Vật liệu thân thiện không chỉ giúp bạn sở hữu không gian xanh hơn, sạch hơn. Mà còn góp một phần quan trọng vào thẩm mỹ kiến trúc của ngôi nhà. Bên cạnh đó, đừng quên thêm các yếu tố cây xanh cho cả trong và ngoài nhà.
Tóm lại
Tổng chi phí cải tạo nhà cấp 4 cũ nát giao động trong khoảng từ 100 – 150 triệu đồng. Mức phí có thể rẻ hơn tùy vào cách lựa chọn của mỗi người. Nhưng so với xây 1 căn nhà cấp 4 khoảng 400 triệu hoặc 500 triệu thì đây quả là phương án lý tưởng.
Bên cạnh việc sở hữu một ngôi nhà “mới toanh” với chi phí hợp lý, quá trình mà tất cả các thành viên tham gia cải tạo từ đầu cho đến lúc hoàn thiện cũng mang lại nhiều điều thú vị, thêm phần gắn kết cho gia đình.
Lưu ý cân nhắc
Căn nhà cấp 4 quá cũ nát sẽ cần sửa sang và điều chỉnh rất nhiều. Nó đòi hỏi bạn phải có tư duy sắp xếp bố cục, kiến thức vật liệu phong phú để lên kế hoạch và giám sát. Trong trường hợp không có kinh nghiệm, gia chủ nên tìm kiếm và thuê đơn vị thiết kế, cải tạo để có một bản kết xuất ý tưởng phù hợp nhất.