Mái che là giải pháp hữu hiệu để giảm tác động của nắng nóng và mưa gió thất thường cho sân thượng cũng như toàn bộ ngôi nhà vào mùa hè. Tuy nhiên, làm thêm mái che cho sân thượng có phải xin phép không? Trường hợp nào được miễn và trường hợp nào bắt buộc phải xin cấp phép từ cơ quan có thẩm quyền? Kiến trúc Tây Hồ tổng hợp các thông tin hữu ích liên quan để gia chủ tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Theo điểm d) của Khoản 2, Điều 89 Quy định chung về cấp phép xây dựng trong Luật Xây Dựng sửa đổi 2020:
d) Công trình sửa chữa, cải tạo bên trong công trình hoặc công trình sửa chữa, cải tạo mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nội dung sửa chữa, cải tạo không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình, phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, yêu cầu về an toàn phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường.
Làm mái che sân thượng có phải xin cấp phép không?
Làm thêm mái tôn, bạt che di động hay mái che cho sân thượng được tính vào hạng mục cải tạo, sửa chữa bên trong công trình. Đồng thời, mái che không làm ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của toàn bộ ngôi nhà. Chính vì vậy, KHÔNG CẦN xin giấy cấp phép khi làm thêm mái che cho sân thượng.
Bài viết liên quan: Làm nhà mái tôn có phải xin phép không?
Lưu ý khi làm mái che cho sân thượng
Tuy không phải xin cấp phép nhưng cơ quan chức năng vẫn có thẩm quyền kiểm tra. Nếu phát hiện sai phạm vẫn có thể bị phạt, thậm chí là cưỡng chế tháo dỡ. Do đó, trước khi bắt mái tôn cho sân thượng nhà mình, gia chủ cần nắm chắc một vài lưu ý dưới đây:
- Thi công thêm mái tôn trên sân thượng không được vượt ra khỏi ranh giới đất của nhà mình.
- Không được mượn cớ lấn chiếm phần diện tích rộng ở trên không mà ngoài phạm vi đất ở sổ đỏ.
- Không được phép lấn chiếm sang các khu vực xung quanh của hàng xóm.
- Mái che trên sân thượng phải đúng kết cấu của ngôi nhà đã có trước đó. Không được tự ý thay đổi về thiết kế, công năng sử dụng, làm ảnh hưởng đến nền, móng, khả năng chịu lực của nhà ở.
Khi nào làm mái che cho sân thượng phải xin cấp phép?
Hầu hết các công trình nhà ở kiên cố muốn làm mái che sân thượng đều không phải xin cấp phép. Tuy nhiên, cũng sẽ có một số trường hợp ngoại lệ. Chủ đầu tư bắt buộc phải xin giấy cấp phép trước khi tiến hành khởi công. Đó là:
- Làm thêm mái tôn những ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu chịu lực của ngôi nhà. Mái tôn làm tăng công năng sử dụng hoặc khả năng chịu lực của móng.
- Làm thêm mái che khiến cho kiến trúc bên ngoài của ngôi nhà bị biến đổi. Phần mặt tiền tiếp giáp với đường đi bị ảnh hưởng.
- Làm mái tôn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh.
Làm mái che sân thượng mà không xin cấp phép bị phạt bao nhiêu?
Khi nằm trong diện phải xin giấy cấp phép cải tạo mái tôn công trình mà cố tình không thực hiện, chủ đầu tư sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật:
- Điểm d) Khoản 1 Điều 118 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 nêu rõ: Sẽ tiến hành phá dỡ công trình nếu xây dựng sai quy hoạch; không có giấy phép xây dựng; hoặc thực tế bị sai so với nội dung đã quy định trong giấy cấp phép làm mái tôn.
- Điểm c) Khoản 3 Điều 118 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 cũng nêu rõ: Trường hợp không chấp hành sẽ bị cưỡng chế và chịu mọi chi phí cho việc tháo dỡ mái tôn sân thượng làm sai quy định.
- Phạt hành chính từ 10 – 15 triệu đồng đối với trường hợp không xin cấp phép xây dựng.
Bài viết liên quan:
- Chống nóng cho bê tông sân thượng nhanh chóng, tiết kiệm chi phí
- Tổng hợp những thiết kế sân thượng nhà ống đẹp
Lời khuyên khi lợp mái cho sân thượng
Ngoài phần giấy phép, khi lợp mái cho sân thượng nhà mình gia chủ cần phải lưu ý một vài điểm sau:
Về vật liệu
Mái lợp thêm thường có kết cấu đơn giản, chỉ gồm khung và mái che. Ưu tiên sử dụng khung chắc chắn, chống đỡ tốt khi mùa mưa bão đến. Ví dụ:
- Cột có thể dùng ống kém 60 hoặc 90, độ dày 1,2 – 1,4mm an toàn.
- Đòn tay dùng hộp kẽm 40 x 80 với độ dày 1,2mm.
- Kèo sắt trên sân thượng dùng loại kẽm hộp 30 x 60 với độ dày 1,2mm.
- Mái che có nhiều loại để lựa chọn như : kính cường lực, tôn thường, tôn lạnh, mái ngói, mái lam gỗ, mái nhựa, mái che polycarbonate…. Thường dùng nhất và có tác dụng chống nóng tốt hơn cả vẫn là mái tôn lạnh. Ngoài ra còn có bạt che di động. Có thể kéo ra, thu vào tùy theo nhu cầu sử dụng và điều kiện thời tiết.
Về kiểu mái
Mái che sân thượng không chỉ có tác dụng chống nóng, tránh mưa gió. Mà còn góp phần làm tăng tính thẩm mỹ cho kiến trúc ngôi nhà. Do đó, gia chủ có thể linh hoạt lựa chọn kiểu mái lợp phù hợp, đẹp mắt. Phổ biến hiện nay có: mái vòm, mái xếp lượn sóng, mái tôn theo kiểu ô dù, mái chữ A…
Nhiều gia đình còn tiến hành cải tạo, tăng diện tích sử dụng sân thượng. Kế hợp các khu vực chức năng khác nhau như: bàn trà, hồ cá, trồng rau, nướng BBQ ngoài trời… Trong những trường hợp này, ưu tiên thiết kế mái che sân thượng đẹp và hài hòa với nhu cầu sử dụng.
Tóm lại, làm mái che sân thượng không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực, không làm thay đổi về kiến trúc bên ngoài thì không cần xin cấp phép. Như vậy, chủ nhà có thể yên tâm khởi công thực hiện để tăng giải pháp chống nóng cho nhà mình vào mùa hè oi bức.