Làm nhà 2 năm có kiêng không? Khắc phục như thế nào nếu phải kéo dài thời gian?

Đợt dịch Covid – 19 bùng phát hồi tháng 8 đã làm cho nhiều dự án xây dựng nhà ở phải tạm hoãn. Điều này khiến cho tiến độ của công trình kéo dài hơn dự kiến và rất có thể không kịp hoàn thiện trước Tết Nguyên Đán. Bởi thế, không ít gia đình cảm thấy lo lắng khi xây nhà 2 năm. Vậy thực tế làm nhà 2 năm có kiêng không? Liệu có ảnh hưởng gì đến vận khí và tài lộc của gia chủ? Có cách nào để khắc phục, hóa giải? Xem ngay chia sẻ từ góc độ người làm nghề của KTS Kiến trúc Tây Hồ.

Tại sao dân gian lại có tục kiêng làm nhà 2 năm?

“Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà” là 3 việc hệ trọng của một đời người. Trong đó, làm nhà là khâu tốn kém và vất vả hơn cả. Tất cả tiền bạc, của cải gần như được dồn hết vào để làm nhà. Có khi cả đời 1 người cũng chỉ xây 1 căn, hiếm có ai sở hữu 2 nhà cùng một lúc.

lam-nha-2-nam

Vậy nên khi tháo dỡ nền móng cũ, cả nhà sẽ dựng tạm một lều nhỏ bên cạnh để ngủ nghỉ. Bàn thờ tổ tiên cũng được chuyển tạm ra đó. Lúc này, nếu làm nhà qua năm thứ 2, đồng nghĩa với việc ông bà tổ tiên phải đón Tết ngoài đường, không có nơi ngự khi về. Hơn nữa gia đình cũng không được đón một cái tết trọn vẹn, ấm cúng. Họ cho rằng ăn tết ngoài đường là điều không may mắn, không mang lại vượng khí tốt cho cả nhà trong năm tiếp theo.

lam-nha-2-nam-la-the-nao

Cũng bởi vậy mà người xưa kiêng không làm nhà qua 2 năm. Vì một số lý do, nhiều gia đình lại lựa chọn dịp cuối năm để khởi công làm nhà. Vậy đây có phải là thời điểm thích hợp? Nhà xây gấp rút vào cuối năm sẽ phải đối mặt với những nguy cơ gì? Bạn có thể tham khảo bài viết: Có nên xây nhà cuối năm không?

Vậy có làm nhà 2 năm có kiêng không?

Đến thời điểm hiện tại dù có nhiều hơn 1 nhà để ở nhưng vẫn có rất nhiều người kiêng không muốn xây nhà qua 2 năm. Hãy cùng xem xét dưới 2 góc độ Phong thủy và Thực tiễn để nhận định đúng hơn về vấn đề này.

Về phong thủy khi làm nhà 2 năm

Người được tuổi làm nhà thường chỉ đẹp trong năm khởi công. Vì sang năm tiếp theo, tuổi đó có thể gặp một trong 3 hạn: Tam tai, Hoang ốc, Kim lâu. Khi đó, gia đình sẽ có nhiều bất an, thậm chí nhiều vận xui, những điều không may mắn kéo đến giống như hạn làm nhà. Vì vậy, khi nhìn nhận dưới góc độ phong thủy, rất nhiều người kiêng không muốn xây nhà qua 2 năm âm lịch.

co-nen-lam-nha-2-nam-khong

Xét thêm cả góc độ tâm linh và quan niệm dân gian như ở trên thì làm nhà qua 2 năm, ông bà tổ tiên sẽ phải “đón tết ngoài đường”. Đây thực sự là điều không mấy may mắn với gia đình.

Ý kiến từ chuyên gia, kiến trúc sư

Từ góc độ của chuyên gia, KTS Trần Hoàng cho rằng, nếu khởi công xây nhà từ đầu năm trước nhưng kéo dài đến sang năm tiếp theo mà chưa hoàn thiện thì rất có thể làm giảm chất lượng công trình nếu không được che chắn cẩn thận.

Ngay cả việc tập kết vật liệu nhưng không được bảo quản tốt cũng làm cho vật liệu xuống cấp. Hệ quả tác động trực tiếp đến ngôi nhà khi thi công hoàn thiện.

Đầu mùa xuân năm thứ 2, thời tiết nồm ẩm, rét buốt. Việc xây dựng, sơn chát gặp nhiều khó khăn. Độ bền của công trình cũng có thể bị ảnh hưởng nếu không có giải pháp xử lý tốt. Ngoài ra thợ thi công lại đang chìm trong không khí tết nên hầu như không muốn dành nhiều sức lực cho các công việc xây dựng nặng nhọc.

Tóm lại làm nhà 2 năm có kiêng không?

Tuy nhiên, không phải tất cả các công trình nhà ở đều có thể hoàn thiện gói gọn trong 1 năm. Trường hợp xây nhà cấp 4, nhà vườn 1 tầng, nhà ống 3 – 4 tầng từ đầu năm thì có thể bàn giao cuối năm. Nhưng xây biệt thự cao cấp, biệt thự phố, biệt thự đồi, biệt thự nghỉ dưỡng riêng của gia đình thì thời gian xây dựng có thể kéo dài 2, thậm chí là 3 năm. Thi công lâu đài đồ sộ, phức tạp còn kéo dài lên đến 4 – 5 năm mới hoàn thiện.

nen-lam-nha-2-nam-khong

Theo KTS Trần Hoàng, trong trường hợp này, nếu xây dựng công trình phức tạp nhưng lại cố ép tiến độ hoàn thiện trước tết âm thì dẫn đến nhiều hệ lụy. Mà nhìn thấy rõ nhất là xây ẩu, làm rối, thiếu quy trình, sai sót. Đến khi vào ở được một thời gian ngắn, gia chủ mới bắt đầu tá hỏa. Vậy thì khi đó xây nhà gói gọn trong 1 năm chẳng những không được lộc mà còn tốn công, tốn của.

Do đó, gia chủ không nhất thiết phải kiêng làm nhà 2 năm. Ngược lại, thời gian được tính đoán đủ sẽ giúp công trình thêm phần vững chắc, an toàn và thẩm mỹ.

Cách khắc phục xây nhà 2 năm

Nếu bạn vẫn không muốn phải xây nhà vắt qua 2 năm thì có thể tham khảo một vài gợi ý khắc phục của Kiến trúc Tây Hồ:

Tính toán thời gian khởi công phù hợp:

Bàn bạc kỹ lưỡng, làm việc với KTS phụ trách để tính toán tổng thời gian thi công dựa trên hồ sơ bản vẽ. Từ đó lựa chọn thời điểm khởi công phù hợp. Thường thì chủ nhà sẽ cần thực hiện từ đầu năm để có nhiều thời gian hơn, kịp hoàn thành, tránh o ép tiến độ cuối năm. Không nên xây nhà vào sát cuối năm vì rất khó để bàn giao trước tế. Đây cũng là thời điểm giá vật liệu, nhân công tăng cao.

cach-khac-phuc-van-de-xay-nha-2-nam

Khắc phục về tâm lý:

Vấn đề cần khắc phục nhất ở đây là tâm lý.

  • Hiện nay xây nhà qua 2 năm không quá kiêng kỵ như trước đây. Nhất là khi bạn đang sở hữu nhiều hơn 1 ngôi nhà. Vì thế, việc sinh hoạt ngủ nghỉ không còn đáng lo ngại.
  • Về tuổi làm nhà, quan trọng nhất vẫn là thời điểm động thổ, làm móng. Còn về sau đang thi công thì hầu như không ảnh hưởng quá nhiều.
  • Nếu bạn vẫn muốn hoàn thiện trước tết âm nhưng tiến độ thực tế không kịp? Có thể bàn với kiến trúc sư và nhà thầu để hoàn thiện trước khu vực phòng thờ, phòng bếp, phòng ngủ. Sau đó nhập trạch đúng ngày đã chọn, thực hiện đúng các thủ tục cần thiết. Sau tết, các KTS và nhà thầu sẽ tiếp tục thi công hoàn thiện.

Khắc phục khi mượn tuổi làm nhà sang năm 2

Nếu gia chủ mượn tuổi của người thân để động thổ, nên làm thủ tục nhập trạch trước như cách ở trên. Sau đó, bán lại nhà cho gia chủ vào cuối năm. Coi như việc làm nhà đã hoàn thiện gói gọn trong 1 năm. Sang năm tiếp theo, chủ nhà tiếp tục thi công hoàn thiện.

Tạm kết

Làm nhà 2 năm có kiêng không? KTS Trần Hoàng nhấn mạnh, gia chủ không nhất thiết phải quá kiêng xây nhà qua 2 năm. Bởi vì ngoài yếu tố phong thủy, cần dựa trên quy mô công trình, tình hình thực tế thi công và tiến độ hoàn thiện. Nếu cố gắng o ép, chỉ gây ra hiệu ứng phản tác dụng, làm cho ngôi nhà trở thành miếng chắp vá không hoàn thiện.

Chat zalo
Chat messenger
Liên hệ chúng tôi