Ngoài được cọ sát, học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và mở rộng cơ hội thăng tiến thì mức lương chính là một trong những yếu tố được nhiều kiến trúc sư quan tâm. Đặc biệt đối với các thế hệ trẻ vừa tốt nghiệp ra trường. Theo kết quả tra cứu đơn giản trên các trang tìm việc hiện nay thì lương kiến trúc sư ở Việt Nam hiện đang dao động từ 4 – 19 triệu đồng.
Lương trung bình của kiến trúc sư tại Việt Nam bao nhiêu?
Kiến trúc sư là người đảm nhiệm công việc thiết kế mặt bằng, không gian, hình thức và cấu trúc của một công trình. Ngoài ra, tùy vào từng vị trí và công việc cụ thể, người kiến trúc sư còn là người thiết kế quy hoạch các vùng, các khu dân cư, khu công nghiệp, cảnh quan đô thị.
Thế nhưng, kiến trúc sư lại là một nghề gian nan. Đương nhiên không phải ai cũng phù hợp. Ngoài những áp lực về trình độ chuyên môn, tư duy thiết kế, yêu cầu bằng cấp chứng chỉ thì vấn đề tiền bạc cũng là một mối lo ngại của các kiến trúc sư trẻ. Bởi khi mới bước vào nghề, họ không những phải nhận một mức lương thấp mà còn phải làm việc với cường độ cao. Thậm chí có nhiều người phải mất từ 5 – 10 năm mới có một mức lương dư giả đủ sống.
Lương của kiến trúc sư làm việc trong cơ quan nhà nước bao nhiêu?
Theo Thông tư của Bộ Xây dựng và Bộ Nội vụ thì chức danh nghề nghiệp của kiến trúc sư được chi làm 3 hạng phụ thuộc vào trình độ đào tạo, bằng cấp chứng chỉ liên quan, trình độ ngoại ngữ. Cách xếp hạng lương của 3 nhóm chỉ áp dụng đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị của nhà nước, cụ thể:
– Mức lương của kiến trúc sư hạng I: sẽ được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm A.1 (mức dao động hệ số lương: 6,20 – 8,00).
– Mức lương của kiến trúc sư hạng II: sẽ được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, nhóm A2.1 (mức dao động hệ số lương: 4,40 – 6,78).
– Mức lương của kiến trúc sư hạng III: Sẽ được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 (mức dao động hệ số lương từ 2,34 – 4,98).
Lương của kiến trúc sư làm việc cho các đơn vị tư nhân
Đối với các kiến trúc sư làm việc cho các đơn vị tư nhân thì thông thường sẽ phụ thuộc vào trình độ chuyên môn và năng lực thực tế. Dù trẻ tuổi nhưng dày dặn kinh nghiệm, làm việc hăng say và hiệu quả thì vẫn xứng đáng nhận được một mức lương cao.
Cụ thể mức lương khởi điểm của các nhân viên đảm nhận vị trí thiết kế bản vẽ 3A, phối cách, phối màu, lên concept, triển khai cấu tạo sẽ dao động từ 8 – 10 triệu tiền lương cứng.
Đối với các kiến trúc sư đã có kinh nghiệm đóng góp trên 5 năm ở các vị trị cao như kiến trúc sư chủ trì, Design Manager… sẽ có một mức lương lý tưởng từ 30 – 45 triệu đồng.
Còn khi thực hiện tra cứu mức lương của kiến trúc sư Việt Nam trên trang việc làm, mức lương dao động sẽ từ 4 – 19 triệu tùy thuộc vào tay nghề và kinh nghiệm của mỗi ứng viên.
Tin bài liên quan: Kiến trúc sư nổi tiếng nhất tại Việt Nam là ai?
Lương của ngành kiến trúc sư nói chung là bao nhiêu?
Còn trên phạm vi khu vực và thế giới, mức lương của 1 kiến trúc sư nói chung được lọt vào top các ngành nghề có thu nhập bình quân ở mức cao.
Theo văn phòng thống kê lao động:
– Có 10% kiến trúc sư chỉ có thu nhập dưới 43.000 USD/năm, họ thuộc top mới ra trường, chưa có hoặc có rất ít kinh nghiệm.
– Các kiến trúc sư có kinh nghiệm làm việc dày dặn có mức thu nhập lên đến hơn 119.000 USD.
– Còn bộ phận kiến trúc sư nằm ở giữa 2 nhóm trên có mức thu nhập trung bình là 72.000 USD.
Một bức tranh toàn cảnh cho thấy, kiến trúc sư là một nghề gian nan, đòi hỏi các yêu cầu cao về trình độ chuyên môn, tư duy thiết kế, ý thức trách nhiệm và cả bằng cấp. Thế nhưng đây vẫn là một ngành nghề có triển vọng dài hạn. Đặc biệt sẽ trở nên vô cùng hot trong 5 – 10 năm nữa (theo nghiên cứu từ Forbes) bởi số lượng công trình kiến trúc hạ tầng ngày một tăng và những đòi hỏi ngày càng cao đảm bảo tiêu chuẩn khắt khe của tổng thể kiến trúc bền vững.
Đặc biệt, các kiến trúc sư Việt Nam cũng sẽ có cơ hội hợp tác làm việc trong nhiều công ty kiến trúc đa quốc gia, được gặp gỡ, cọ xát và học hỏi kinh nghiệm của nhiều chuyên gia đầu ngành đến từ Châu Á, Châu Âu, châu Mỹ…
Mức lương khởi điểm của một kiến trúc sư Việt Nam sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, quan trọng hơn cả vẫn là bề dày kinh nghiệm, tay nghề và gu thẩm mỹ. Vậy nên bạn hãy cứ nuôi dưỡng đam mê để trở thành một kiến trúc sư tài ba nhé!