Nhà nghiêng, nứt, sụt, lún thậm chí là đổ vì hàng xóm đào móng xây nhà. Tình trạng này chắc chắn sẽ làm nảy sinh mâu thuẫn giữa 2 bên. Và một khi không được giải quyết thỏa đáng, phải đi đến phương án đưa nhau ra tòa thì còn đâu tình làng nghĩa xóm? Vậy trong trường hợp này, gia chủ và hàng xóm cần làm gì?
Có không ít những trường hợp đơn vị xây dựng làm móng sâu hơn nhà bên cạnh khi thi công trong các công trình nhà liền kề, nhà phố. Không ít trường hợp một nhà đào móng, 2 hàng xóm bên cạnh bị nghiêng, sụt lún phải sơ tán khẩn cấp. Hậu quả làm móng nhà bên yếu đi, sụt, lún, đổ sập. Đào móng sâu hơn nhà bên cạnh có sao không? Tại sao? Bạn có thể xem tại đây:
Nhà nghiêng vì hàng xóm đào móng xây nhà
13 căn hộ phải “chống nạng” do thi công khách sạn
Mới đây nhất là trường hợp 13 căn nhà trên Phố cổ Hà Nội phải trong tình trạng “chống nạng” khi khách sạn Lý Thái Tổ thi công. Công trình khởi công từ tháng 10/2019 với quy mô lớn. Khách sạn có xây dựng tầng hầm nên mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng hơn nhiều.
Kể từ khi bắt đầu thi công xây dựng tầng hầm, “nhà chúng tôi bị nứt, lún dọc theo các bức tường”. Nhiều công việc kinh doanh, buôn bán, dạy học của các hộ dân phải tạm dừng vì chịu ảnh hưởng. (ông Trần Quốc Vinh, 64 tuổi).
Tính đến tháng 5/2020, phần tường, trần nứt đã nghiêm trọng hơn. Có vết rộng đến cả 10cm, nhà nghiêng cả chục độ. Một số ngôi nhà liền kề gần đó chịu ảnh hưởng nặng. Kết cấu khung kèo gần như đứt gãy khiến ngôi nhà nghiêng hẳn sang một bên và chỉ trực sập bất cứ lúc nào.
Việc xây dựng khách sạn trong khu vực nhà liền kề, mật độ dân số cao. Hầu hết các ngôi nhà trên phố cổ có tuổi thọ lâu, xây dựng trên nền móng nông và đã ổn định. Khi có bất cứ sự tác động nào đều có thể khiến công trình bị ảnh hưởng do đất bị trồi lên hoặc lún xuống.
Trong khi đó, khách sạn đào thêm tầng hầm lại đòi hỏi phần nền móng phải sâu hơn rất nhiều móng của nhà bên cạnh. Móng phải đào sâu nhưng nền đất yếu và không ổn định. Những nguyên nhân này khiến cho các căn hộ xung quanh bị ảnh hưởng.
Thêm rất nhiều trường hợp nhà nghiêng vì hàng xóm đào móng
Tại Nam Định, có trường hợp ông Nguyễn Thế Tuyền liên tục đâm đơn kiện gia đình ông Nguyễn Đình Thạch. Nguyên do là vì nhà ông đang bị lún nứt nghiêm trọng. Kể từ thời điểm nhà ống Thạch đào móng, ép cọc, nhà ông Tuyền kế bên có dấu hiệu rung lắc mạnh và nứt tường.
Nhận được phản ánh nhưng không dừng lại, ông Thạch tiếp tục cho thi công phần mái đè lên tường nhà ông Tuyền. Hậu quả khiến cho tình trạng rạn nứt tường nghiêm trọng hơn. Ngôi nhà có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào.
Ông Tuyền cũng phản ảnh thêm: “Nhà ông Thạch xây cao 3 – 4 tầng. Nhưng nền đất yếu, phần móng lại chỉ được gia cố sơ sài, ép cọc không thực hiện đúng kỹ thuật. Khiến cho nhà tôi bị lún và nghiêng hẳn sang 1 phía”.
Một trường hợp khác ở Long An, ông Đặng Văn Dũng phản ánh trường hợp nhà hàng xóm đào móng làm nghiêng nhà mình. Cụ thể, hàng xóm (bà Phạm Thị Men) xây nhà 1 trệt – 2 lầu, đào móng quá sâu và sát tường. Khiến móng nhà ông Dũng bị lòi hẳn lên. Khiến dàn đà bị gãy, vách tường nứt theo dàn đà, nhà nghiêng sang một bên, đất gạch bị đùn lên.
Hàng xóm xây nhà làm nứt tường, nghiêng nhà có thể kiện không?
Trước hết, nếu hàng xóm xây nhà, trong quá trình đào móng làm ảnh hưởng đến nhà mình. Xảy ra tình trạng nghiêng, sụt, lún. Bên thi công và gia chủ phải dừng lại, khắc phục hậu quả và có trách nhiệm bồi thường theo thỏa thuận của 2 bên.
Trong trường hợp 2 bên thỏa thuận nhưng không có kết quả, bên bị hại hoàn toàn có thể đâm đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân. Yêu cầu phía Tòa án giải quyết đúng theo quy định của Pháp luật.
Xây nhà mà … mất lòng nhau
“Bán anh em xa, mua láng giềng gần”. Hay “hàng xóm, láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau”. Những câu tục ngữ đúc kết cho thấy tình làng nghĩa xóm vô cùng quan trọng và đáng trân quý.
Thế nhưng, việc đào móng xây nhà không đúng cách lại không những làm nứt tường nhà bên cạnh. Mà rạn nứt cả tình làng nghĩa xóm.
Hai bên không thể thỏa thuận trong hòa bình. Bên bị hại thì muốn nhận mức bồi thường cao. Trong khi bên thi công lại không chịu hợp tác và thấy mức đó là vô lý. Hai bên kiện nhau ra Tòa và nhờ sự đến sự phán xét của Luật sư.
Kết quả có thể đúng với mong muốn của một trong hai bên. Nhưng thử hỏi, về sau – ngay cả khi công trình đã được xây dựng hoàn thiện, bên bị hại được bồi thường thỏa đáng – thì tình làng nghĩa xóm có còn…?
Không nói đâu xa, ngay như 2 trường hợp ông Tuyền và ông Dũng kể trên!
Chưa kể đến nhiều trường hợp kiện nhau ra tòa nhưng vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng. Khiến cho, kẻ thì sống trong nơm nớp lo sợ nhà sẽ bị sụp đổ bất cứ lúc nào. Kẻ thì mãi vẫn không có nhà để ở.
Lưu ý khi hàng xóm xây nhà để không mất tình làng xóm
Vì xây nhà mà mất đi hàng xóm kề cận. Chắc chắn không gia đình nào muốn như vậy. Dưới đây là những lưu ý – trách nhiệm dành cho cả bên thi công nhà ở và hàng xóm xung quanh.
Với bên gia chủ
Lựa chọn nhà thầu thi công uy tín, có kinh nghiệm xây nhà ở trong phố, khu nhà liền kề. Vì chắc chắn ít nhiều họ đã đúc kết được những kinh nghiệm cần thiết quá trình đào móng nhà liền kề. Từ việc khảo sát, chọn móng phù hợp đến kỹ thuật thi công, giám sát thi công. Gợi ý cho bạn dịch vụ thiết kế thi công nhà ở trọn gói uy tín tại Kiến trúc Tây Hồ: https://kientructayho.vn/thi-cong-xay-dung/nha-o/
Tiến hành khảo sát nền đất xây dựng cũng như móng nhà bên cạnh. Chụp ảnh, quay phim hiện trạng thực tế để làm căn cứ về sau. Đây là phần việc của bên thi công, nhưng gia chủ cũng nên giám sát chặt chẽ, tránh sai sót.
Trao đổi với chủ nhà bên cạnh trước khi khởi công xây nhà.
Trường hợp nếu nhà hàng xóm không hợp tác, gia chủ cần báo lên UBND cấp xã phương để giải quyết, kiểm tra.
Bài viết liên quan:
Ép cọc cách nhà bên cạnh bao nhiêu? Làm sao không làm đổ nhà hàng xóm?
Với nhà hàng xóm xung quanh
Trước khi xây, cả 2 bên nên bàn bạc và thỏa thuận trước với nhau. Các quy ước giữa 2 bên nên được thực hiện bằng văn bản để làm bằng chứng nếu có trường hợp xấu xảy ra.
Đồng thời, buộc gia chủ – nhà thầu thi công phải áp dụng các biện pháp đào móng, xây nhà an toàn. Có che chắn, chống nghiêng, chống sụp. Đảm bảo vệ sinh và an toàn.
Yêu cầu chủ thầu phải đưa ra các phương án bồi thường nếu trong quá trình thi công có sự cố. Tốt nhất 2 bên nên tự thỏa thuận để vừa nhanh gọn, vừa giữ được tình cảm hàng xóm.
Trong trường hợp đang thi công, nhận thấy nhà mình bị nghiêng, nứt, yêu cầu bên thi công phải dừng lại ngay. Và thực hiện các phương án khắc phục theo đúng thỏa thuận.
KTS tư vấn những lưu ý quan trọng khi làm móng nhà. Bạn có thể xem ở đây: https://kientructayho.vn/luu-y-khi-lam-mong-nha/
Lời kết
Đào móng là khâu quan trọng, đặt viên gạch đầu tiên cho quá trình xây dựng nhà ở. Tuy nhiên, trong khu vực liền kề, đào móng làm nghiêng hoặc sập nhà bên cạnh lại vẫn xảy ra ở nhiều nơi.
Việc sửa lại nhà do bị nghiêng, nứt gãy bằng từ 10 – 30 % chi phí tháo dỡ và xây nhà mới. Hậu quả để lại không chỉ thiệt hại về tài chính mà quan trọng hơn cả tình làng nghĩa xóm. Chính vì vậy, bên gia chủ và nhà thầu thi công cần có những tính toán kỹ lưỡng khi quyết định đào móng xây nhà.