Khi xây nhà trọn gói, thông thường bên nhà thầu, kiến trúc sư và phòng thi công sẽ có trách nhiệm lập dự toán chi phí xây nhà trọn gói cho khách hàng theo yêu cầu. Tuy nhiên, bản thân chủ nhà cũng cần nắm được cách tính giá xây nhà trọn gói để đánh giá và kiểm soát tính chính xác bảng báo giá nhà nhà thầu đưa ra. Đồng thời cũng có thể song song với phòng thi công tự lập bảng dự toán cho mình, so sánh đối chiếu với KTS nhằm tối ưu chi phí xây dựng.
Trước khi đi tìm hiểu cách tính chi phí xây nhà trọn gói, có thể bạn cần nắm rõ các ưu điểm, nhược điểm của việc xây nhà trọn gói. Xem tại bài viết:
Hướng dẫn tính giá xây nhà trọn gói
Cách tính chi phí làm nhà trọn gói, chìa khóa trao tay tại Kiến trúc Tây Hồ bao gồm các bước:
- Tiếp nhận thông tin, khảo sát đánh giá, lựa chọn phương án thi công.
- Bóc tách khối lượng vật tư xây dựng đầy đủ và chi tiết.
- Lập bảng dự toán đơn giá theo như khối lượng vật tư đã bóc tách.
- Tính chi phí xây nhà theo m2 diện tích xây dựng.
- Nhân đơn giá thi công nhà.
Bóc tách khối lượng, lập bảng dự toán
Dựa trên diện tích xây dựng, tiến hành bóc tách khối lượng vật tư cần thiết cho toàn bộ quá trình thi công. Các vật tư bao gồm:
- Các nguyên vật liệu xây móng nhà, xây tường, đổ trần, làm mái. Gồm: cát, đá, bê tông, sỏi, sắt, thép, xi măng, gạch…
- Sơn ngoại thất, sơn nội thất, sơn dầu
- Gạch lát nền nhà, nền sân, lát nhà vệ sinh, nhà tắm
- Gạch ốp tường nhà vệ sinh, phòng bếp, chân tường nhà (nếu có)
- Các vật tư hoàn thiện cầu thang như đá, trụ đề pa, tay vịn, lan can..
- Trần thạch cao
- Các loại cửa đi lại sẽ bố trí trong nhà. Như cửa chính, ban công, cửa phòng ngủ, cửa sân sau, cửa nhà vệ sinh, cửa sân thượng…
- Các loại cửa sổ
- Cổng nhà thuộc sân vườn, hàng rào và các chi tiết liên quan đến bộ cổng tách rời.
- Các vật tư hoàn thiện bếp: bàn đá, tủ bếp.
- Mái giếng trời
- Các thiết bị điện và thiết bị chiếu sáng trong nhà
- Các thiết bị vệ sinh lắp đặt trong phòng WC
- Vật liệu chống thấm mái, sân thượng, ban công, nhà WC…
Gia chủ lựa chọn vật liệu phù hợp với nhu cầu (cả về thương hiệu, chất lượng và giá cả). Tính tổng mỗi hạng mục theo m2 nhà. Riêng các thiết bị đèn, thiết bị vệ sinh, cầu thang cổng, cửa có thể tính theo từng gói hoàn thiện, phân biệt nhau bằng giá thành, thương hiệu.
Tính chi phí xây nhà theo m2 diện tích xây dựng
Sau khi đã bóc tách được khối lượng vật tư, tính đơn giá xây dựng trọn gói cho 1m2 diện tích xây dựng. Bằng cách cộng tổng tất cả các hạng mục đã tính ở trên lại ta được đơn giá xây dựng nhà trọn gói.
Nhân đơn giá thi công nhà
Cuối cùng, nhân đơn giá đã tính được với tổng diện tích xây dựng nhà ở. Cách tính diện tích xây nhà ở đã được Kiến trúc Tây Hồ hướng dẫn trước đó.
Công thức tính giá xây nhà trọn gói như sau:
Đơn giá X diện tích xây dựng = Chi phí xây nhà trọn gói.
Ví dụ: Đơn giá trọn gói là 5.280.000 đ/m2, diện tích xây dựng 300m2. Vậy tổng chi phí xây nhà sẽ bằng: 5.280.000 X 300 = 1.584.000.000đ
Trong các bước tính giá xây dựng nhà ở trọn gói, bóc tách khối lượng vật tư là công đoạn quan trọng nhất và cực kỳ khó vì phải tính toán thật kỹ khối lượng vật tư cần thiết.
Bước này tính đúng, tính đủ thì mưa chi phí cuối cùng đưa ra mới chính xác. Bởi vậy, đòi hỏi gia chủ phải là người có kinh nghiệm, sự hiểu biết. Bắt buộc phải đi tham khảo giá của tất cả vật tư, thương hiệu thì mới có con số dự toán.
Rủi ro ở đây là chủ nhà đi khảo sát giá với vai trò người mua hàng đơn lẻ nên chi phí mà các bên báo rất có thể sẽ bị đắt hơn nhiều so với nhà thầu mua. Chưa kể đến tốn nhiều thời gian, công sức
Do đó, chúng tôi đã hoàn thiện một bảng đơn giá xây dựng ở nhà ở chia làm 5 gói khác nhau. Từ cơ bản đến cao cấp. Chủ nhà có thể tham khảo thêm:
- Gói cơ bản: 4.950.000 đ/m2
- Gói khá: 5.280.000 đ/m2
- Gói khá +: 5.720.000 đ/m2
- Gói tốt: 6.160.000/m2
- Gói cao cấp: 6.710.000 đ/m2
XEM BÁO GIÁ XÂY NHÀ TRỌN GÓI – KIẾN TRÚC TÂY HỒ
Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây nhà trọn gói
Cùng một đơn giá đưa ra nhưng mỗi công trình nhà ở khác nhau sẽ tốn tổng chi phí khác nhau. Có sự khác biệt này phụ thuộc vào các yếu tố như:
Loại nhà ở
Ở đây, tôi đề cập đến mong muốn xây nhà của gia chủ. Chủ nhà đang có ý định xây nhà phố, nhà vườn, biệt thự, biệt thự vườn hay nhà cấp 4? Mỗi loại hình nhà ở khác nhau sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí khác nhau. Và đương nhiên càng hiện đại thì càng “hại tiền”. Nhà cấp 4 có chi phí đầu tư nhỏ, đắt nhà phải kể đến biệt thự, biệt thự vườn. Chẳng hạn cách tính chi phí xây biệt thự vườn có đôi chút khác biệt.
Mẫu biệt thự vườn.
Nhà cấp 4 mái thái.
Diện tích xây dựng
Tổng chi phí này sẽ được tính bằng đơn giá X diện tích xây dựng. Khi diện tích xây dựng càng lớn thì chi phí xây nhà càng đắt.
Diện tích xây dựng này đã được tính này tính theo diện tích mảnh đất nhân với công năng, số tầng, sàn các tầng, phấn mái.
Phong cách thiết kế
Phong cách thiết kế nhà ở phần nào định hình được cá tính, cách sống và cái tôi riêng của mỗi gia chủ. Trong thi công nhà ở, các phong cách thiết kế rất được ưa chuộng như: phong cách hiện đại, tân cổ điển, cổ điển, Đông Dương, Thuần Việt, phong cách Zen Nhật, phong cách Châu Âu hiện đại, kiểu Pháp…
Mỗi phong cách thiết kế nhà ở sẽ có những đặc trưng riêng về màu sắc, vật tự, vật liệu trang trí, kiểu bố trí nội thất, ngoại thất… Vì vậy mà tổng giá trị của gói xây nhà cho mỗi phong cách cũng sẽ khác nhau.
Biệt thự phong cách tân cổ điển.
Địa điểm xây nhà
Bạn đang có ý định xây nhà ở nông thôn, ngoại ô thành phố hay trong nội thành thành phố? Xây nhà ở nơi có mật độ dân số cao hay thấp? Và đương nhiên, ở trong trung tâm thành phố sầm uất, giá xây dựng sẽ cao hơn ở nông thôn.
Ngoài ra, địa điểm làm nhà của bạn đang có địa chất như thế nào? Địa chất này quyết định đến việc chọn móng nhà. Đó là nền đất yếu, đất ruộng được phép xây dựng hay nền đất khỏe chắc? Đối với các nền đất yếu, sẽ phải chọn móng nhà có khả năng chịu lực tốt hơn. Chưa kể đến công đoạn gia cố trước khi thi công. Tóm lại, nền đất yếu thì chi phí xây nhà sẽ cao hơn.
Thời điểm xây
Thời điểm xây nhà cũng sẽ làm ảnh hưởng đến giá cả. Bởi vì thị trường vật liệu, giá nhân công sẽ có sự thay đổi cho phù hợp.
Thường thì thời điểm thích hợp nhất để làm nhà là tháng 2, 3, 4, 5, 6, 8, 9, 10 âm lịch. Tránh làm nhà cận tết, chi phí sẽ rất đắt đỏ. Chưa kể thiếu nhân công do cận tết.
Vật tư xây dựng
Cuối cùng và quan trọng hơn cả chính là yếu vật tư xây dựng. Các vật tư như: nguyên liệu làm móng (cát, sỏi, đá, thép, xi măng), sơn, gạch lát nền, gạch ốp tường, cầu thang, trần, cửa, mái , bếp, thiết bị chiếu sáng, thiết bị điện nước, thiết bị vệ sinh, chống thấm…
Mỗi hạng mục đều có rất nhiều chủng loại, thương hiệu, xuất xứ khác nhau. Đương nhiên, giá cả cũng chênh lệch.
Khi tính đơn giá xây nhà trọn gói cần lưu ý gì?
Cha ông ta có câu: “làm ruộng thì ra, làm nhà thì tốn”. Mỗi công trình nhà ở mặc dù đã được dự toán bóc tách chi phí kỹ càng nhưng ít nhiều cũng sẽ có phát sinh so với ban đầu. Chủ nhà và nhà thầu cần phải thống nhất các hạng mục phát sinh. Nếu chi phí lớn thì phải có biên bản chứng nhận.
Tuy nhiên, chi phí phát sinh này chỉ chiếm 1 tỉ lệ rất nhỏ. Chủ nhà hoàn toàn có thể chủ động kiểm soát tài chính. Đây là ưu thế của xây nhà trọn gói so với các hình thức khoán khác.
Tiếp nữa, đơn giá cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng, nguồn gốc xuất xứ của vật tư xây dựng. Vì thế, chủ nên cân nhắc thật kỹ khi lựa chọn và phải có cái nhìn tổng quát. Không nên chỉ chăm chăm vào con số cuối cùng mà đánh giá, ảnh hưởng đến chất lượng của cả công trình về sau.
Chi phí xây nhà trọn gói tính ở trên không bao gồm chi phí thiết kế, chi phí xin giấy phép xây dựng, mua sắm thiết bị nội thất và trang trí nhà cửa, sân vườn. Do vậy, chủ nhà nên cân nhắc mức chi phí cho phù hợp. Tính toán cho cả phần thi công trọn gói và hoàn thiện nội thất.
Trên đây là các tính giá xây nhà trọn gói của Kiến trúc Tây Hồ để gia chủ tham khảo. Bất cứ lúc nào quý khách hàng có yêu cầu, phòng thi công và đội ngũ kiến trúc sư của chúng tôi sẽ khảo sát và lập dự toán xây nhà trọn gói đầy đủ, chi tiết. Giúp quý khách tối ưu chi phí, thời gian, nhanh chóng hoàn thiện ngôi nhà mơ ước của mình.