Kiến trúc sư thiết kế Tử Cấm Thành là ai?

Tử Cấm Thành (Cố Cung) của Trung Quốc được ví như một kiệt tác kiến trúc của nhân loại. Xét về cả quy mô, kết cấu đồ sộ, phong cách kiến trúc đến vật liệu và sự bền vững của nó qua hàng trăm năm lịch sử, thảm họa thiên tai. Tuy nhiên, liệu đây có phải là tác phẩm để đời do người Trung Quốc thực hiện? Sự thật kiến trúc sư thiết kế Tử Cấm Thành là ai?



Tử Cấm Thành được xây dựng dưới triều đại nào?

Tử Cấm Thành được xây dựng dưới triều đại nhà Minh, năm thứ 4 dưới đời vua Vĩnh Lạc. Công trình bắt đầu khởi công vào tháng 7 năm 1406. Mất 14 năm, huy động nhiều nghệ nhân, hơn 1 triệu nhân công, vật liệu xây dựng, bộ gỗ quý trinh nam, đá cẩm thạch. Đến tháng 12 năm 1420, Tử Cấm Thành cơ bản đã được hoàn thiện.

tu-cam-thanh-trung-quoc

Đây là trung tâm chính trị của triều đại Nhà Minh, Nhà Thanh. Đồng thời cũng là nơi ở của các Hoàng Đế và gia đình của họ. Là trung tâm nghi lễ trong suốt 500 năm – Minh chứng cho cuộc sống xa hoa và những nét kiến trúc cung đình đặc trưng thời kỳ phong kiến Trung quốc. Công trình có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển cả về văn hóa và kiến trúc khu vực Đông Á.

Đến năm 1987, Tử Cấm Thành được UNESCO công nhận là Di Sản Thế Giới, xếp vào danh sách các công trình kiến trúc cổ bằng gỗ được bảo tồn lâu nhất thế giới. Quần thể cung điện có tổng diện tích 720.000m2 (tương đương 180 mẫu). Gồm có 980 tòa nhà, 9.999 phòng (truyền miệng, chưa từng được chứng minh qua khảo sát). Công trình hiện nay còn lại có 8886 gian phòng.



Ai là người thiết kế tử cấm thành?

Tử Cấm Thành là khu phức hợp cung điện lớn nhất thế giới, mang đầy niềm tự hào của người Trung Quốc. Kiến trúc sư thiết kế Tử Cấm Thành là một kiến trúc sư người Việt là Nguyễn An (còn gọi là A Lưu) quê vùng Hà Đông, Hà Nội.

kien-truc-su-thiet-ke-tu-cam-thanh

Các tài liệu lịch sử không ghi chép rõ năm sinh (một số tài liệu ghi 1381) Ông mất năm 1453. KTS Nguyễn An sống trong thời nhà Hồ. Sau khi nhà Hồ bị đánh bại, Quân Minh đã bắt cha con Hồ Quý Ly và nhiều thiếu niên trai trẻ tuấn tú bị bắt sang Trung Quốc. Trong đó có Nguyễn An.

Nhờ tài trí, thông minh hơn người, ông được nhiều đời vua Minh trọng dụng; tham gia thiết kế, tu sửa các công trình kiến trúc quan trọng. Trở thành một kiến trúc sư nổi tiếng trong lịch sử nhà Minh. Tử Cấm Thành là một trong những công trình để đời của ông.



Nguyễn An – Hoạn quan, vị Kiến trúc sư người Việt đa tài

Thời kỳ xây dựng, Nguyễn An được phong làm tổng công trình sư. Cùng với đó có các cộng sự là Kiến trúc sư trưởng Thái Tín, Trần Khuê, Công bộ thị lang Ngô Trung và Hình bộ thị lang Trương Tử Cung.

Trong Sách Kinh thành ký thắng của mình, Dương Sĩ Kỳ có viết: “Nguyễn An tự tay vạch kiểu, thành hình là lập được thế, mắt ngắm là nghĩ ra cách làm, tất cả đều đúng với quy chế. Bộ công và các thợ thuyền đành chịu khoanh tay, bái phục, nghe ông chỉ bảo, sai khiến, thật là người đại tài, xuất chúng.”

kien-truc-su-nguyen-an

Sách Minh Sử quyển thứ 304 phần phụ lục Truyện Kim Anh cũng có đoạn:

“Nguyễn An người Giao Chỉ, đầu óc minh mẫn, kỹ thuật tài giỏi hơn người, vâng mệnh Thành tổ xây dựng thành trì, cung điện và các dinh thự của các phủ, bộ, mắt đo, bụng nhẩm tính đâu ra đó, đều đúng kế hoạch. Công bộ chỉ biết vâng theo, chấp hành”. (Nguồn: trithucvn.org)

Có thể nói, từ khâu lên ý tưởng thiết kế, phác thảo đồ án đến đào tạo nhân sự, chỉ đạo giám sát thi công, ông đều tham gia. Trong gần 14 năm ấy, vị KTS người Việt đã phải chịu rất nhiều sức ép từ phía triều đại Nhà Minh.



Ông phải thức suốt đêm để lên phương án. Sau cùng, lấy ý tưởng từ chiếc lồng nuôi dế của mình làm nền cho kiểu kiến trúc có mái xếp tầng xếp lớp. Và đến thời điểm hiện tại, kiến trúc mái xếp tầng vẫn là biểu tượng đặc trưng của Tử Cấm Thành. Chính vì vậy, Tử Cấm Thành uy nghi như hiện nay là đóng góp không của của ông.

nguoi-thiet-ke-tu-cam-thanh

Chẳng vậy mà nhà sử dụng Trương Tú Dân (từng làm tại Thư viện Bắc Kinh) có nhận xét: “Tôi nghĩ, với An không chỉ riêng giới công trình đáng ngưỡng mộ mà thị dân Bắc Kinh cũng nên uống nước nhớ nguồn, kỷ niệm chớ quên”.

Bài viết liên quan:

Các công trình kiến trúc tiêu biểu của KTS Nguyễn An

KTS Nguyên An mất vào năm 1453. Dưới thời kỳ trị vì khắc nghiệt của nhà Minh, ông bị buộc làm hoạn quan, thật tiếc thay về hậu thế! Nhưng ông lại là người kiệt xuất được sử sách Trung Quốc nhắc đến nhiều hơn cả trong số các hoạn quan; công lao với quốc gia không thể phai mờ.

kts-nguyen-an-thiet-ke-tu-cam-thanh

Ngoài Tử Cấm Thành, KTS Nguyễn An còn để lại nhiều công trình thiết kế và xây dựng quan trọng ở Trung Quốc. Đồng thời là những dấu ấn văn hóa, kiến trúc độc đáo, góp phần làm đẹp một thời kỳ phong kiến Trung Hoa thế kỳ XV.

  • Cửa Chính Dương (xây dựng năm 1437 – 1439) hiện vẫn tồn tại.
  • Điện Phụng Thiên, Hoa Cá và Cẩn Thân (xây dựng năm 1417 – 1420). Sang đến triều đại nhà Thanh, các điện này được đổi tên lần lượt là Thái Hòa, Trung Hòa và Bảo Hòa.
  • Cung Càn Thanh và cung Không Ninh (xây dựng năm 1417 – 1420).
  • Quốc Học (Quốc Tử Giám – tức Thư viện thủ đô Bắc Kinh vẫn tồn tại hiện nay); công sở Bộ Lại, Bộ Lễ, Bộ Hộ, Bộ Binh, Bộ Hình, Bộ Công; Phủ Tôn Nhân, Hồng Lô Tự, Khâm Thiên Giám, Viện Thái Y, Viện Hàn Lâm…



Tử Cấm Thành – quần thể kiến trúc cung đình đặc sắc

Tử Cấm Thành là quần thể kiến trúc cổ bằng  gỗ lớn nhất thế giới. Đây được xem là tinh hoa của văn hóa Trung Hoa trong suốt 500 năm lịch sử. Đồng thời thể hiện sự kính ngưỡng với trời đất, tuân theo thuyết âm dương hòa hợp, thiên dương hợp nhất.

Người Thăng Long xây dựng Bắc Kinh

Trước khi trở thành Tổng công trình sư Tử Cấm Thành, Nguyễn An cũng là một “thợ xây dựng”. Ông có tài về xây dựng từ khi còn rất nhỏ. Dưới triều đại trị vì của vua Trần Thuận Tông, khi đó mới 16 tuổi nhưng ông được lựa chọn tham gia đội xây dựng ở kinh thành Thăng Long. Về sau khi nhà Minh chiếm đóng, ông bị bắt sang Trung Quốc, làm hoạn quan. Ông tiếp tục thể hiện tài năng thiên bẩm của mình ở các công trình kiến trúc đặc sắc của Trung Quốc.

kts-thiet-ke-tu-cam-thanh

Các đời vua nhà Minh đều xem KTS Nguyễn An như một “kỳ nhân” mà trong cả trăm hoạn quan mới có một. Trong 7 bộ sách lịch sử Trung Quốc của Đại học Cambridge biên soạn, vai trò của tổng công trình sư người Việt khi xây dựng Tử Cấm Thành đã được kể rất rõ.



Tuy nhiên, theo Giáo Sư – Tiến Sĩ Trần Ngọc Thêm, người Trung Quốc đời sau đã cố tình lờ đi và không công bằng với ông trong vai trò này. Mãi đến khi bài viết của nhà Sử học đương đại Trương Tú Dân được đăng báo, vai trò của ông mới được đề cập. Trong đó có đoạn: “Trong khi nói đến Trịnh Hòa, người dân Trung Quốc ai cũng tỏ. Nhưng tên của nhà đại kiến trúc Nguyễn An gốc An Nam thì ngay cả học giả, chuyên gia cũng ít ai hay biết. Thật là bất hạnh thay”.

Từ các tài liệu còn ghi chép trong sử sách và phim tài liệu đại truyền hình CHLB Đức, rất nhiều bằng chứng khách quan đã tiếp tục khẳng định vai trò của KTS Nguyễn An là kiến trúc sư thiết kế Tử Cấm Thành. Công lao của ông được công nhận “sòng phẳng” với lịch sử. Và người Việt Nam chúng ta có quyền tự hào khi công trình kiến trúc cung điện nổi tiếng nhất thế giới của Trung Quốc hiện nay do KTS Người Việt thiết kế.



Chat zalo
Chat messenger
Liên hệ chúng tôi