Cúng gác đòn dông là một trong những nghi lễ quan trọng nhất khi xây nhà mới. Vậy lễ cúng gác đòn dông cần những gì?. Quy trình thực hiện ra sao?. Có cần lưu ý và kiêng kỵ gì không? Gia chủ chuẩn bị làm nhà mới nên tham khảo thêm để có bước chuẩn bị đầy đủ và chu đáo nhất.
Đòn dông là gì? Khái niệm lễ cúng gác đòn dông?
Đòn dông hay còn được gọi là cái rường nhà, đặt ở vị trí cao nhất của một ngôi nhà. Thông thường, đây chính là thanh gỗ được bắc ngang trên đầu hàng cột chính giữa nhà, tạo thành đỉnh nóc nhà.
Lễ gác đòn dông là lễ cất nóc hay lễ Thượng Lương. Để chọn được ngày giờ gác đòn dông, gia chủ cần phải nhờ đến thầy phong thủy để chọn được giờ đẹp, hợp tuổi, hợp mạng. Có như vậy thì mới mang lại những điều may mắn nhất cho gia đình.
Ý nghĩa của lễ cúng gác đòn dông (lễ thượng lương)
Cũng giống như lễ khởi công trong xây dựng, lễ cúng thượng lương cũng là một nghi lễ quan trọng. Chủ nhà và chủ đầu tư các công trình luôn quan tâm đến nghi thức này bởi những lý do sau:
- Lễ cúng thể hiện mong muốn công việc xây dựng sẽ được tiến hành thuận lợi cho tới khi hoàn thành. Sau khi xây xong, gia đình sinh sống trong căn nhà cũng sẽ yên ổn, gặp nhiều may mắn, vạn sự hanh thông đến với gia chủ.
- Đối với những công trình xây dựng lớn, nghi lễ này cầu cho việc xây dựng được diễn ra đúng tiến độ. Cơ sở làm ăn buôn bán gặp nhiều thuận lợi, khách hàng sinh sống bình an.
- Ngoài ra, lễ thượng lương còn có ý nghĩa như một bản cáo gửi tới thần thổ công trên mảnh đất đó để xin phép về việc tiếp tục được xây dựng.
Xưa kia nhà xây thường là nhà mái ngói. Chính vì thế mới có gác đòn dông. Còn ngày nay, đây là ngụ ý chỉ việc đổ bê tông sàn mái. Cọc móng nhà quan trọng nhưng phần mái nhà cũng quan trọng không kém. Chính vì vậy mà chúng ta mới có lễ cất nóc nhà. Hay còn được gọi với cái tên dân gian quen thuộc là lễ cúng gác đòn dông. Thực tế, đây là một truyền thống có xuất phát từ người Âu Mỹ. Nó được lưu truyền đến nước ta và được gìn giữ, phát huy cho đến tận thời điểm bây giờ.
Sắm lễ cúng gác đòn dông cần những gì?
Trước khi dựng đòn dông cần phải thực hiện nghi thức cúng gác đòn dông và xin phép thần thánh, gia tiên, tiền tổ,…
Trong lễ cúng gác đòn dông mâm cúng là yếu tố rất quan trọng. Đây đều là các lễ vật thể hiện lòng thành của gia chủ đối với thần linh và các bậc bề trên. Chính vì vậy, gia chủ nên chuẩn bị thật kỹ lưỡng và đầy đủ và chu đáo. Mâm lễ cũng gác đòn dông cần những lễ vật sau:
- Một con gà luộc (lưu ý khi thực hiện lễ cúng gác đòn dông hay bất cứ một nghi lễ cúng kiếng nào khác. Nên nhớ gà luộc luôn phải là gà trống.
- Một bát gạo, một bát nước cùng nửa lít rượu trắng
- Bao thuốc lá, chè
- Một bộ quần áo quan thần linh và mũ giày. Đặc biệt tất cả đều phải màu đỏ kiếm trắng
- Một đĩa xôi, một đĩa muối
- Một bộ đinh vàng hoa cùng năm lễ vàng tiền
- Năm cái oản đỏ, năm lá trầu cùng năm quả cau ( oản theo người miền Nam hiểu đó chính là bánh in màu đỏ)
- Năm quả tròn và chín bông hoa hồng đỏ. (Nên chọn những quả còn tươi và có vỏ căng mọng, mùi hương dịu nhẹ)
Tùy vào điều kiện mà bạn cũng có thể chuẩn bị thêm những lễ vật khác. Tuy nhiên thì các lễ vật cơ bản sẽ cần phải được chuẩn bị đầy đủ như trên.
Quy trình thực hiện nghi lễ gác đòn dông
Sau khi chọn được ngày giờ và chuẩn bị đầy đủ các lễ vật, hãy sắp xếp mâm cúng sao cho thật đẹp mắt và có ý nghĩa. Lưu ý trên mâm cúng cần đặt thêm cây thước và ống chỉ mực. Đây là hai dụng cụ thiết yếu trong quá trình xây dựng nhà ở, là đặc điểm trong lễ cúng đổ mái.
Người chủ trì sẽ mặc trang phục nghiêm trang và lịch sự. Sau đó bắt đầu thắp nhang và đọc bài văn khấn. Khấn vái để cảm tạ các Tổ Sư, Tiên Sư cùng bà Thiên Cửu đã phù hộ cho công việc xây cất nhà cửa diễn ra suôn sẻ, thành công. Đồng thời cầu cho giai đoạn cuối cùng được hoàn thành thuận lợi. Sau đó các thành viên trong nhà cũng như thợ xây có thể thắp nhang trên mâm cúng và cùng cầu khấn cho mọi việc được tốt đẹp.
Bài viết liên quan: Những điều kiêng kỵ khi làm mái nhà
Bài văn khấn lễ gác đòn dông
Văn khấn trong nghi lễ thượng lương được xây dựng theo một mô típ sau đây:
Một số kiêng kỵ trong gác đòn dông cần nhớ
Đòn dông liên quan rất nhiều đến yếu tố phong thủy. Chính vì thế khi gác đòn dông, gia chủ cần tránh những điều kiêng kị như sau:
Kiêng kỵ ngày giờ xấu
Xem ngày gác đòn dông khi xây nhà cũng là một trong những yếu tố được các gia chủ đặc biệt coi trọng. Việc lựa ngày Hoàng đạo, (ngày đẹp), giờ cát lành sẽ tránh gặp phải những điều không may mắn.
Vì thế, chọn ngày gác đòn dông cần chú ý tránh khởi sự vào những ngày có giờ xấu như: ngày dương công kỵ nhật; ngày thọ tử; ngày nguyệt kỵ; ngày tam nương; hay nguyệt tận.
Trong tháng luôn có sự xen kẽ giữa những ngày Hoàng đạo tốt và hoàng đạo xấu. Gia chủ nên tìm hiểu thật kỹ hoặc có thể nhờ những thầy phong thủy tư vấn xem ngày gác đòn dông.
Dưới đây là những ngày đặc biệt nên tránh:
- Tháng 1, nên tránh ngày mồng 5,6 và các ngày 17, 18, 29, 30
- Tháng 2, tháng 3, nên tránh ngày mồng 4, 5 và các ngày 16, 17, 28, 29
- Tháng 4 nên tránh ngày mồng 2, 3 và các ngày 14, 15, 26, 28.
- Tháng 5 và tháng 6 nên tránh các ngày mồng 1, 2 và các ngày 13, 14, 25, 26.
- Tháng 7 nên tránh ngày 11, 12, 23 và 24.
- Tháng 8 và 9 nên tránh ngày 10, 11, 22 và 23.
- Tháng 10 nên tránh ngày mồng 8, 9, ngày 20 và 21.
- Tháng 11, 12 nên tránh các ngày mồng 7,8, ngày 19 và 20.
Kiêng kỵ phạm tuổi gia chủ
Khi gác đòn đông cũng cần không những cần tránh những ngày kỵ, mà sẽ còn căn cứ vào tuổi và mệnh của gia chủ. Có như vậy thì mọi việc mới được diễn ra thuận lợi nhất.
Theo đó, ngày giờ xung với bản mệnh hay tuổi của gia chủ cần phải đặc biệt tránh. Những thận trọng này sẽ giúp ngăn ngừa các phát sinh tiêu cực không hay đối với sức khỏe cũng như tài vận của gia chủ cùng các thành viên cư trú khác trong nhà.
Kiêng kỵ với các hướng của kiến trúc xung quanh
Khi gác đòn dông cần tránh chỉa đòn đông vào nhà người khác. Bởi điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến những nhà xung quanh.
Không phải ngẫu nhiên mà trong phong thủy ngày xưa. Khi thi công (nhà ở, kiến trúc cung đình, kiến trúc tâm linh,…) làm lễ cúng gác đòn dông thì hai đầu đòn dông được bao tấm lụa đỏ.
Cho đến tận ngày nay, khi thi công cho hạng mục nhà ở (nói chung), biệt thự (nói riêng). Khi lợp ngói hay làm mái cũng đều cần dùng tấm thép để nẹp, bịt kín cây đòn tay lại (còn gọi là cây xà gồ) để giảm thiểu các tác động không hay đến kiến trúc của những ngôi nhà xung quanh.
Các gia chủ cũng cần lưu ý: Trước khi dựng đòn dông cần phải thực hiện nghi thức cúng gác đòn dông và xin phép thần thánh, gia tiên, tiền tổ,…
Bài viết liên quan: Các nghi lễ khi xây nhà quan trọng không thể bỏ qua
Những lưu ý quan trọng khi làm lễ cúng gác đòn dông
Việc gác đòn dông sẽ đánh dấu phần khung kết cấu của ngôi nhà được hoàn thiện. Đây là nghi thức rất quan trọng trong tiến trình xây nhà. Do đó, gia chủ cần lưu ý thêm các điểm sau đây:
- Với kiến trúc nhà truyền thống, vật liệu được ưu tiên sẽ là gỗ tự nhiên. Gỗ làm đòn dông luôn cần lớn hơn đòn tay, thẳng thớm và cần được bào gọt trơn tru, không gồ ghề
- Đòn dông khi đưa về phục vụ cho công trình thì tránh để bị bước qua, tốt nhất là nên được treo lên
- Tránh việc dùng đòn dông đã được ghép hay nối (nhất là với đòn dông sử dụng chất liệu sắt thép)
- Sau khi đặt đòn dông cần đặt cây cung lên phía trên, hàm ý bảo vệ và giảm thiểu việc chim chóc, côn trùng dây bẩn
- Người cùng gia chủ gác đòn dông cũng nên thật cẩn trọng: đối tượng là phụ nữ thai kỳ, đang chịu tang, hay người có vợ mang bầu,… cũng nên tránh tham gia cùng gia chủ trong lễ gác đòn dông
Tổng kết
Xây nhà là một trong những công việc hệ trọng nhất của đời người. Bởi thế cho nên lễ cúng gác đòn dông cũng là một trong những việc rất được quan tâm. Hy vọng với các thông tin được Kiến Trúc Tây Hồ cung cấp trên đây. Quý gia chủ đã nắm được một lễ cúng gác đòn dông cần những gì. Qua đó có một lễ gác đòn dông suôn sẻ, may mắn nhất.