Lễ về nhà mới cần những gì? Thủ tục ra sao?

Làm lễ nhập trạch về nhà mới cần chuẩn bị những gì? Thủ tục ra sao? Đặt mâm cúng ở vị trí nào là đẹp nhất? Nhập trạch là nghi lễ quan trọng khi gia đình chuyển đến nhà mới với mong muốn Thần linh, Gia tiên phù hộ độ trì cho con cháu về sau. Vậy gia chủ cần phải làm gì cho ngày lễ nhập trạch? Dưới đây là chia sẻ từ các chuyên gia phong thủy, gia chủ nên tham khảo.

Ý nghĩa của lễ về nhà mới trong văn hóa truyền thống người Việt

Mừng nhà mới là một trong những nghi lễ quan trọng của người Việt. Gia chủ sau khi hoàn thiện căn nhà mới (hoặc tu sửa, chuyển đến) đều sắm một mâm lễ cúng để: Thứ nhất báo cáo tổ tiên, Thổ công, Thổ địa; Tiếp đến mời họ hàng, làng xóm, bạn bè đến uống chén rượu, chén trà mừng cho gia chủ. Cầu chúc cho gia đình chuyển đến căn nhà mới luôn bình yên, an cư, lạc nghiệp, làm ăn phát đạt.

le-ve-nha-moi

Là một nghi lễ được tổ chức long trọng, vì thế, gia chủ cần phải chuẩn bị những thứ sau:

  • Chọn ngày giờ đẹp để làm lễ về nhà mới.
  • Chuẩn bị đồ đạc về nhà mới. Đồ đạc nên do người trong nhà tự chuyển vào nhà mới. Nhất là bài vị cúng Gia Thần, Tổ Tiên.
  • Bài vị Tổ Tiên và các Thần Linh phải do tự tay gia chủ đưa đến nhà mới. Những thành viên khác đi theo sau, trên tay mỗi người đều cầm theo tiền tài, của cải.
  • Nên tiến hành làm lễ nhập trạch về nhà mới vào buổi sáng sớm, buổi trưa hoặc cùng lắm là trước khi mặt trời lặn. Không làm lễ nhập trạch vào buổi tối.

Chọn ngày lành tháng tốt

Trước tiên phải chọn ngày lành, tháng tốt, giờ đẹp để làm lễ nhập trạch. Khởi đầu thuận lợi, may mắn thì cuộc sống sẽ thêm bình an, hạnh phúc, tài lộc đầy nhà. Theo lịch phong thủy, trong 1 tháng sẽ có những ngày Tam Nương, Thọ Tử, Dương Công Kỵ Nhật. Đây là những ngày xấu không nên chọn.

  • Ngày Tam nương rơi vào: mùng 3, 7, 13, 18, 22, 27 âm lịch.
  • Ngày Thọ Tử rơi vào: 5, 14, 23 âm lịch hàng tháng
  • Ngày Dương Công Kỵ Nhật: 13/1, 11/2, 9/3, 7/4, 5/5, 3/6, 8/7, 29/7, 27/8, 25/9, 23/10, 21/11, 19/12 âm lịch

xem-ngay-gio-tot-xau

Không nên làm lễ động thổ vào tháng 3 và tháng 7 âm lịch.

Ngày, giờ còn phải căn cứ vào tuổi, mệnh của gia chủ, hướng của ngôi nhà.

Ưu tiên chọn ngày hoàng đạo, hướng tương sinh với mệnh của gia chủ.

Có một điều có thể nhiều người quan tâm đó là những điều cần kiêng kỵ khi về nhà mới. Vậy cần kiêng gì? Mời bạn tham khảo bài viết:

Về nhà mới kiêng gì? 15 điều kiêng kỵ gia chủ cần nhớ

Sắm sửa mâm cúng

Mâm cúng gồm 3 phần: mâm ngũ quả, mâm hương hoa và mâm rượu thịt (hoặc hầm đồ chay). Tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà sắm sửa, chủ yếu là xuất phát từ Tâm, không quá câu nệ, cứng nhắc.

Ngày về nhà mới cúng những gì?

Mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả thường gồm những loại quả sau: măng cụt, xoài, đu đủ, mãng cầu, dừa.

mam-ngu-qua

Ngày nay, việc chọn mâm ngũ quả không quá cứng nhắc, khắt khe, chuẩn chỉnh 100%. Mà tùy thuộc vào từng mùa, từng khu vực mà mâm ngũ quả sẽ thay đổi. Cũng có thể sắp mâm ngũ quả gồm: xoài chín, nải chuối xanh, mãng cầu, quả hồng chín đỏ, quả dừa…  Mỗi loại quả đại diện cho một hành: Ngũ quả – Ngũ hành.

Chỉ cần lưu ý:

Những loại quả nhiều múi, nhiều hạt, mọc theo chùm, vị ngọt ngào, thơm mát sẽ mang đến điều tốt lành, may mắn. Một số loại trái cây cúng về nhà mới như: bưởi, lựu, xoài, cam, nho, chuối, đào, táo, phật thủ, đu đủ…

Quả phải tươi ngon, đẹp mắt. Nên chọn những quả có cả cuống và lá để giữ được lâu hơn. Không chọn quả quá giá, quá chín. Hoa quả phải rửa thật sạch trước khi bày biện.

Không nên chọn các loại quả có gai nhọn, mùi quá nồng, mọc sát đất. Hoặc có vị cay, đắng, chua… (ớt, khổ qua, mít, sầu riêng…)

Mâm hương hoa

Mâm hương hoa gồm có: 1 lọ hoa tươi; nhang thơm, đèn cầy 1 cặp; 3 miếng trầu cau đã têm sẵn; tiền vàng mã; 1 đĩa muối gạo; 3 hũ đựng gạo, muối nước, bánh kẹo

Các loại hoa tươi nên cắm trên bàn thờ để rước tài, rước lộc như: hoa đào, hoa mai, hoa sen, hoa cúc vàng, hoa hồng đỏ,hoa huệ trắng, hoa đồng tiền, hoa lay ơn, tuylip, thủy tiên….

Mâm rượu thịt

Mâm rượu thịt trong lễ về nhà mới sẽ gồm có: 1 bộ tam sên (gồm: 1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 quả trứng vịt luộc); gà luộc nguyên con, xôi đồ; 3 chung trà, 3 chung rượu, 3 điếu thuốc.

Mâm cúng về nhà mới đặt ở đâu?

mam-cung-le-ve-nha-moi

Mâm cúng sẽ được bày biện lên bàn thờ hoặc hoặc kê thêm 1 chiếc bàn để bày biện ở phía dưới. Cũng có thể kê theo hướng đẹp và hợp mệnh với gia chủ.

Thủ tục lễ cúng về nhà mới

  • Trước tiên, gia chủ tự tay thắp một nén hương vào bát hương
  • Gia chủ thắp nhang, khấn bài Văn khấn thần linh ngày nhập trạch để xin nhập vào nhà mới.
  • Tiếp đến, khấn bài Văn khấn yết cáo gia tiên ngày nhập trạch.
  • Sau khi khấn xong, sẽ châm bếp lửa để đun nước “hai bếp”. Dùng nước đun sôi để pha trà dâng lên Thần linh và Gia tiên. Lưu ý, nước đun đầu tiên trên bếp nên để sôi 5 – 10 phút sau đó mới tắt lửa. Đây là công đoạn khai bếp quan trọng, biểu thị sự ấm áp, no đủ, hạnh phúc của một gia đình.
  • Khấn vái, châm trà xong xuôi, các thành viên mới dọn dẹp, kê đồ đạc vào trong nhà.
  • Để cầu bình an, giữ cho ngôi nhà vượng khí, sau khi kê đồ đạc xong xuôi, toàn gia tổ chức lễ bái tạ Thần Phật, các vị Thần Thánh, Tổ Tiên…

Dọn về nhà mới lấy ngày

Căn nhà đã hoàn thiện nhưng chưa thể dọn đến ở ngay, gia đình bạn cũng nên làm lễ về nhà mới sớm. Sau đó dọn về ở để lấy ngày đẹp.

Nếu chỉ dọn nhà về lấy ngày, ít nhất gia đình phải ngủ lại đó 1 đêm, không để nhà trống ngay đêm đầu nhập trạch.

Mua nhà mới thì cần phải làm gì? Bạn có thể tham khảo tại đây: https://kientructayho.vn/mua-nha-moi-can-lam-gi/

Bài cúng về nhà mới

Gia chủ có thể tham khảo và tải bài văn khấn khi dọn về nhà mới ở dưới đây:

https://drive.google.com/file/d/1XTKFNCdTzyNiqWZBRSTkhE-Lbsk-XR6G/view?usp=sharing

Lễ về nhà mới cần những gì? Hi vọng những thông tin mà Kiến trúc Tây Hồ chia sẻ trên đây sẽ giúp gia chủ chuẩn bị tươm tất, chu đáo hơn cho ngày lễ nhập trạch về nhà mới của mình.

Bài viết liên quan:

Người có tang có nên vào nhà mới không? Tại sao?

Chat zalo
Chat messenger
Liên hệ chúng tôi