Lan can quá thấp không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và quy tắc thiết kế là nguyên nhân gây ra nhiều vụ tai nạn đáng tiếc do rơi từ ban công xuống. Vậy tiêu chuẩn thiết kế lan can như thế nào thì đảm bảo an toàn với nhà phố, nhà nhiều tầng? Làm thế nào để bố trí lan can chắc chắn, an toàn mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ, hài hòa trong tổng thể kiến trúc? Nếu đang có ý định xây nhà cao tầng, gia chủ nên dành vài phút để đọc bài viết dưới đây.
Khái niệm lan can ban
Lan can là phần rào chắn hoặc hàng rào được sử dụng để bao quanh và bảo vệ không gian ban công. Lan can ban công thường được đặt ở bờ cửa sổ hoặc cạnh các bậc lên xuống để ngăn ngừa nguy cơ rơi từ độ cao và bảo vệ an toàn cho những người sử dụng không gian này.
Lan can ban công có thể được làm từ nhiều vật liệu khác nhau như sắt, thép, gỗ, nhôm, kính hoặc các vật liệu tổng hợp. Ngoài tác dụng bảo vệ và an toàn, chúng còn góp phần tạo nên vẻ đẹp và thẩm mỹ cho không gian ban công, giúp nó trở thành một nơi thư giãn và trang trí hấp dẫn trong ngôi nhà.
Chiều cao lan can ban công nhà phố
Ban công giúp cho ngôi nhà thêm thông thoáng, rộng rãi, góp phần làm nổi bật tiện nghi và kiến trúc độc đáo của công trình. Nhất là nhà phố, nhà ống liền kề, chung cư. Tuy nhiên, vì nhà được xây nhiều tầng, chiều cao có thể bị ngã xuống vượt quá 500mm có ban công, hành lang thì phải lắp đặt ban công. Lan can ban công phải được tính toán kỹ lưỡng cả về tiêu chuẩn an toàn, kích thước, độ cao, vật liệu.
Trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4319:2012 về Nhà và công trình công cộng – Nguyên tắc cơ bản để thiết kế quy định rõ:
Với nhà cao từ 9 tầng trở lên
Lan can ban công, hành lang, sân thượng có người lên, cầu thang ngoài nhà… phải cao tối thiểu 1,4m tính từ mặt sàn lên phía trên tay vịn. Với vế thang, đường dốc thì chiều cao tối thiểu cũng phải đạt 0,9m. Ở các vị trí khác, lan can phải có chiều cao tối thiểu 1,1m.
Ngoài chiều cao của lan can, khi làm ban công, hành lang bên ngoài nhà, cần lưu ý thêm:
- Trong khoảng cách 0,1m tính từ mặt sàn bê tông ban công hoặc mặt nhà không được để hở.
- Khoảng cách thông thủy giữa các thanh đứng khi thiết kế lan can không được lớn hơn 0,1m.
Với nhà cao dưới 9 tầng, nhà phố
Chiều cao lan can ban công khá linh hoạt, không có một quy định cứng nhắc cụ thể nào. Vì thiết kế ban công còn tương thích với kiến trúc tổng thể. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm thiết kế nhà phố của KTS Đoàn Tú, chiều cao lan can tối thiểu nên từ 1,1m trở lên. Khoảng cách giữa các thanh gióng ở lan can không được quá 100mm.
Nếu nhà phố có 2 tầng đơn giản, chiều cao lan can có thể linh động thiết kế tối thiểu 900mm. Quan trọng là phải đảm bảo các yếu tố an toàn tuyệt đối, có chức năng ngăn không cho người qua lại bị ngã từ trên xuống. Không để xảy ra rủi ro, tai nạn.
Ngoài ra, nếu nhà có trẻ em dưới 5 tuổi, khe hở của lan can không được phép cho lọt quả cầu có đường kính 100mm. Thiết kế bằng vật liệu chắc chắn, không dễ leo trèo. Lan can phải đáp ứng được tải trọng, khả năng chịu lực tác động. Hiện nay, phương án lắp lưới an toàn ban công là cách tốt nhất để các gia đình có thể biến không gian này thành không gian an toàn, lý tưởng đặc biệt đối với gia đình có trẻ nhỏ. Có thể tham khảo thêm báo giá lưới an toàn ban công hòa phát giá rẻ, chính hãng mới nhất.
Bạn có thể tham khảo các ý tưởng thiết kế, những mẫu lan can nhà phố đẹp tại đây: Tổng hợp +99 Mẫu lan can nhà phố đẹp – Giá cả phải chăng
Các tiêu chuẩn khi thiết kế lan can
Trong Tiêu chuẩn quốc gia 7387-3:2011 quy định, lan can phải có ít nhất 1 thanh chăn đầu gối ở giữa hoặc thiết kế một biện pháp bảo vệ tương đương khác. Nếu như sử dụng hoàn toàn các thanh thẳng đứng làm lan can (thanh sắt, inox), khoảng cách ở giữa theo phương ngang tối đa chỉ 180mm.
Khi có hành lang ngoài trời rộng rãi, lan can ban công nhà phố trải rộng 2 mặt tiền, tay vịn được làm gián đoạn: Yêu cầu khoảng trống giữa 2 cột tay vịn không được nhỏ hơn 75mm để tránh bị kẹp tay. Nhưng cũng không được lớn hơn 120mm, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn cho các thành viên nhỏ tuổi.
Ngoài các tiêu chuẩn về thiết kế, khi làm lan can còn phải quan tâm đến kết cấu, tải trọng, vật liệu sử dụng. Lan can ít nhất phải chịu được một tải trọng điểm tác dụng theo phương nằm ngang mà không bị biến dạng. Trong quá trình thiết kế 2D, 3D nhà phố, các KTS đều phải cân nhắc, tính toán thật kỹ, phù hợp với từng kiểu ban công, cầu thang khác nhau.
Những loại vật liệu làm lan can phổ biến
Kiểu dáng và mẫu mã của lan can ban công cũng thường được lựa chọn để phù hợp với phong cách tổng thể của kiến trúc tòa nhà hoặc căn hộ. Theo kinh nghiệm trong ngành xây dựng của Kiến trúc Tây Hồ thì hiện nay có một số loại vật liệu làm lan can được sử dụng khá phổ biến như:
- Sắt: Lan can ban công bằng sắt đáp ứng được yêu cầu thẩm mỹ của người dùng và đảm bảo đem lại một không gian thoáng đãng, tô điểm thêm ngoại thất của ngôi nhà. Lan can sắt có tính an toàn vượt trội, độ bền cao, đáp ứng được yêu cầu về mặt thẩm mỹ, là sự lựa chọn rất đáng tin cây dành cho các gia đình đã và đang có ý định xây dựng nhà ở.
- Gỗ tự nhiên: Đây là một trong những vật liệu làm lan can được ưa chuộng nhất bởi vẻ đẹp mộc mạc và sang trọng của gỗ. Gỗ có thể được chạm khắc tinh tế, đẹp mắt, mang lại sự ấm cúng và thân thiện cho ngôi nhà. Tuy nhiên, gỗ cũng có một số nhược điểm như giá thành cao, dễ bị mối mọt, cong vênh nếu không được xử lý kỹ.
- PVC và Vinyl: Đây là hai loại vật liệu nhựa giả gỗ có độ bền cao, giá thành rẻ và dễ dàng lắp đặt. PVC và Vinyl có thể chịu được thời tiết khắc nghiệt, không bị han gỉ hay phai màu. Tuy nhiên, PVC và Vinyl không có vân gỗ tự nhiên, có thể bị biến dạng khi tiếp xúc với nhiệt độ cao.
- Kính cường lực: Đây là một loại vật liệu hiện đại, an toàn và mang lại sự thông thoáng cho không gian nhà ở. Kính cường lực có khả năng chịu lực tốt, không dễ vỡ hay bị trầy xước. Kính cường lực còn giúp hấp thụ ánh sáng tự nhiên, tạo cảm giác rộng rãi và thoải mái cho người sử dụng. Ngoài ra, kính cường lực còn cho phép bạn ngắm được khung cảnh bên ngoài một cách dễ dàng.
- Bê tông: Đây là một loại vật liệu truyền thống, chắc chắn và bền bỉ. Bê tông có thể được xây dựng theo nhiều kiểu dáng khác nhau, phù hợp với phong cách kiến trúc của ngôi nhà. Bê tông cũng có thể được sơn màu hoặc trang trí theo ý thích của bạn. Tuy nhiên, bê tông có khối lượng nặng, cần được thi công kỹ lưỡng và có thể bị nứt hoặc bong tróc theo thời gian. Hiện nay bê tông ly tâm được sử dụng khá nhiều để làm lan can ban công hoặc làm tường bao.
- Nhôm: Đây là một loại vật liệu nhẹ, bóng và không bị han gỉ. Nhôm có thể được uốn cong hoặc cắt theo nhiều hình dạng khác nhau, tạo ra những lan can độc đáo và hiện đại. Nhôm cũng có thể được sơn màu hoặc phủ lớp nhựa để tăng độ bền và thẩm mỹ. Tuy nhiên, nhôm có giá thành khá cao và có thể bị biến dạng khi va chạm mạnh.
Đó là một số loại vật liệu làm lan can nhà phổ biến hiện nay. Chủ nhà có thể lựa chọn loại vật liệu nào phù hợp với ngân sách, phong cách và nhu cầu của mình.
Tóm lại
Lan can có thể làm từ nhiều vật liệu khác nhau. Phổ biến là lan can sắt, lan can inox, lan can kính cường lực. Với nhà phố có ban công, lan can không chỉ để trang trí, tăng tính thẩm mỹ. Mà còn là bộ phận bảo vệ quan trọng ngăn không cho người thân – đặc biệt là người già và trẻ nhỏ ngã đột ngột từ trên xuống dưới. Trên đây Kiến trúc Tây Hồ chia sẻ thông tin chính xác về tiêu chuẩn thiết kế lan can an toàn, chắc chắn. Nếu còn đắn đo, do dự, các KTS với kinh nghiệm thiết kế nhà phố sẽ hỗ trợ gia chủ.