Xây dựng là một trong những ngành nghề được nhiều bạn trẻ quan tâm và hứng thú với những trải nghiệm mới lạ. Tuy nhiên những thắc mắc về học ngành xây dựng có khó không, làm xây dựng có vất vả không khiến không ít người phân vân khi chọn ngành để theo đuổi. Mời bạn cùng tìm hiểu ngay sau đây với những chia sẻ từ KTS Đoàn Tú – sinh viên khoá 41 Đại học Xây dựng Hà Nội.
Ngành xây dựng là gì?
Ngành xây dựng là các hoạt động liên quan đến kỹ thuật bao gồm thiết kế và thi công hạ tầng. Ngành xây dựng thường nhắm đến các công trình kiến trúc tại những địa điểm dành cho từng đối tượng, khách hàng riêng biệt.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành xây sẽ được gọi là Kỹ sư Xây dựng. Họ sẽ là những người thực hiện công tác quản lý các dự án, giám sát thi công, giám sát công nhân xây dựng sao cho hoàn thành đúng kế hoạch cũng như chất lượng đề ra. Bên cạnh đó, Kỹ sư xây dựng còn phải đảm bảo các thiết bị sử dụng trong quá trình xây dựng như giàn giáo được lắp ráp và thiết kế đạt chuẩn về an toàn.
- Xây dựng bao gồm nhiều chuyên ngành đào tạo Kỹ sư khác nhau như:
Kỹ sư cầu đường - Kỹ sư xây dựng công trình thủy lợi
- Kỹ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp
- Kỹ sư xây dựng công trình đô thị
- Kỹ sư xây dựng công trình quân sự
- Kỹ sư xây dựng công trình biển…
Để trả lời cho câu hỏi học ngành xây dựng có khó không thì phải hiểu Kỹ sư xây dựng là một nghề đa nhiệm, phải thực yêu thích và có tinh thần học hỏi cao. Cần nắm được những chuyên môn sau:
- Thành thạo sử dụng phần mềm thiết kế xây dựng AutoCAD…
- Có kỹ năng tưởng tượng, phân tích tốt
- Có khả năng tính toán và óc logic
- Cẩn trọng và tỉ mỉ trên từng bản vẽ đến khi thi công công trình xây dựng
- Có kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm
- Nhanh nhạy giải quyết các vấn đề phát sinh để đảm bảo tiến độ công việc
Có thể bạn quan tâm: Giới thiệu về ngành kiến trúc
Công việc của kỹ sư xây dựng
Ngành xây dựng khá rộng lớn tuy nhiên những hạng mục hoạt động đều có sự tương đương nhau. Chỉ khác tính chất công việc của mỗi chuyên ngành sẽ phụ thuộc loại công trình. Kỹ sư xây dựng cần thực hiện các công việc cụ thể như sau:
- Đọc, phân tích các bản vẽ, báo cáo và trình bày các hoạt động cần thực hiện về công trình, dự án đó.
- Giám sát và kiểm tra hoạt động thi công trình, giám sát thực hiện công nhân để đảo bảo tiến độ cũng như sự an toàn.
- Kết hợp với các bộ phận, phòng bạn và đội nhóm xây dựng để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án.
- Quản lý chất lượng công trình và tiến độ thi công.
- Nghiệm thu thi công và hoàn thiện báo cáo cho dự án.
Địa điểm làm việc của Kỹ sư xây dựng
Hầu như tất cả mọi người đều thấy rằng kỹ sư xây dựng đều làm việc ngoài công trường xây dựng. Đây cũng là một trong những đặc thù của ngành xây dựng. Tuy nhiên, ngoài công trường thì các kỹ sư có thể làm việc tại văn phòng hoặc xưởng
Kỹ sư xây dựng công trường
Công trường là địa điểm làm việc phổ biến của kỹ sư xây dựng. Tại đây, công việc yêu cầu sự hoạt động nhiều, hiểu rõ tình trạng công trình, tiến độ thi công. Dù khá vất vả hơn trong quá trình di chuyển nhưng đây là một trong những công việc không thể thiếu để nâng cao năng lực và kiến thức chuyên môn.
Kỹ sư xây dựng ở trong xưởng
Công việc của kỹ sư xây dựng xưởng cũng bớt vất vả hơn. Thông thường sẽ là giám sát nội bộ, kiểm soát chất lượng sản phẩm cũng như phát triển các sản phẩm xây dựng, nội thất.
Kỹ sư xây dựng ở khu vực văn phòng
Khu vực văn phòng được xem là nhân viên văn phòng và ít phải chịu sự khắc nghiệt từ môi trường. Tuy nhiên sẽ khiến bạn bí bách, áp lực cao và ít có những trải nghiệm thực tế như ngoài công trường và xưởng.
Có thể bạn quan tâm: Kiến trúc làm gì? Có nên học kiến trúc không?
Thực trạng ngành Xây dựng 2024
Sau 4 năm xảy ra đại dịch Covid -19, ngành xây dựng bị ảnh hưởng không nhỏ. Tuy nhiên nền kinh tế xã hội dần ổn định trở lại, nhiều công trình dang dở đã tiến hành thi công trở lại. Bên cạnh đó các dự án được đầu tư đang rục rịch thực hiện.
Tuy nhiên ngành xây dựng đã có những thay đổi đáng kể, trong đó chủ đầu tư, nhà đầu tư lớn tham gia ngành xây dựng đã có yêu cầu cao hơn về quy mô cũng như chất lượng. Khách hàng quan tâm hơn đến những dự án thông minh, ứng dụng kỹ thuật IoT, sử dụng năng lượng tự nhiên và vận hành hiệu quả.
Trong những năm gần đây lao động lành nghề trở nên khan hiếm và đắt đỏ. Bên cạnh đó, các quy tắc, quy định trong xây dựng đang được thay đổi để mang đến những tiêu chuẩn chung cho ngành xây dựng, điều này cũng làm ảnh hưởng lớn đến ngành.
Cơ hội nghề nghiệp của ngành xây dựng
Cơ hội nghề nghiệp luôn mở rộng cho những bạn trẻ nhiệt huyết, chăm chỉ. Để trở thành Kỹ sư Xây dựng, cần được đào tạo đại học chính quy tùy thuộc vào những khối mà các trường có ngành xây dựng tuyển sinh.
Tuy nhiên vẫn là khối thiên về tự nhiên như A00 (Toán, Lý, Hóa); A01 (Toán, Lý, Anh); D07 (Toán, Hóa, Anh);… có thể kết hợp các bài thi năng khiếu thiết kế trong xây dựng.
Cơ hội nghề nghiệp ngành Xây dựng đang rộng mở ở hiện tại và tương lai bởi nhu cầu phát triển xây dựng, công nghiệp hóa hiện đại hóa tăng cao. Bên cạnh đó, các Kỹ sư còn có nhiều sự lựa chọn đa dạng không gian làm việc để thử sức với ngành nghề của mình.
Hiện tại, rất nhiều công ty xây dựng trong nước và nước ngoài đã và đang đầu tư tại Việt Nam với nhiều hạng mục nghề nghiệp cho Kỹ sư trẻ như: Kỹ sư giám sát thi công, kỹ sư trắc địa,…với mức lương ổn định và phúc lợi tốt.
Tạm kết
Các công trình xây dựng thể hiện bộ mặt của sự phát triển đất nước, do vậy rất cần những kỹ sư xây dựng tay nghề cao biến những công trình trở nên hiện đại, ứng dụng thực tế. Nghề xây dựng có nhiều cơ hội cũng như trải nghiệm tuyệt vời đáng để theo đuổi và học tập.
Hi vọng với những thông tin hữu ích được KTS Đoàn Tú chia sẻ ở trên đã giải quyết cho bạn câu hỏi “Học ngành xây dựng có khó không ?”. Chắc chắn sẽ không còn khó nếu như thực sự đam mê và theo đuổi trong tương lai.