“Nên làm nhà mấy tầng thì hợp phong thủy?”. Đây là vấn đề được rất nhiều gia chủ quan tâm khi có ý định làm nhà mới. Phong thủy là quan trọng nhưng không có ý nghĩa quyết định tất cả. Việc xác định số tầng xây nhà sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: công năng sử dụng thực tế, mật độ xây dựng cho phép và cả ngân sách đầu tư. Vậy làm thế nào để tính toán được số tầng phù hợp nhất khi xây nhà mới? Chuyên gia KTS của Kiến trúc Tây Hồ sẽ đồng hành cùng gia chủ giải đáp chi tiết trong bài viết này.
Các yếu tố quan trọng quyết định đến số tầng khi xây nhà
Xây nhà nhiều tầng tốn kém hơn cả về thời gian và chi phí. Vậy nên, việc cân đo đong đếm số tầng cực kỳ quan trọng. Nhất là những gia đình xây nhà trong phố, diện tích đất chật hẹp. Cụ thể, số tầng của nhà ở sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Công năng sử dụng thực tế so với diện tích đất
Yếu tố quan trọng nhất là mục đích sử dụng của ngôi nhà. Gia chủ cần xem xét số lượng thành viên sinh sống, những không gian thiết yếu cần có để đáp ứng nhu cầu sử dụng. Từ đó, đưa ra bản kế hoạch số tầng phù hợp cho hiện tại và cả tương lai 20 – 30 năm tới. Tránh lãng phí hoặc thiếu hụt không gian. Vì việc sửa chữa sẽ khó hơn, tốn kém hơn rất nhiều so với quy hoạch chuẩn từ đầu.
Các công năng cần có của 1 ngôi nhà gồm: phòng khách, phòng bếp ăn, phòng ngủ, phòng thờ, khu vực phơi đồ…. Thiết kế nhà ở hiện đại còn có thêm cả khu sinh hoạt chung, góc thư giãn, sân thượng….
Ngân sách đầu tư
Tổng tài chính hiện có trong tay là bao nhiêu? Dự toán khoản chi phí sẽ dùng để xây nhà là bao nhiêu? Có cần vay thêm không? Nếu có thì vay ai, hình thức trả lãi như thế nào?
Thực tế có rất nhiều người chỉ có trong tay khoảng ⅓ – ¼ chi phí xây nhà, còn lại đi vay. Nhưng vẫn cố xây nhà thật cao, thật rộng để “ra oai”, để “nâng tầm đẳng cấp”. Rồi thì phòng ốc để trống không sử dụng tới. Trong khi khoản nợ đè đầu. Mỗi tháng lại phải tằng tịu chắt bóp để trả gốc lẫn lãi. Nhanh thì 3 – 5 năm, mà lâu có khi cả chục năm mới xong. Lúc ngôi nhà chính thức là nhà của mình thì đã cũ kỹ, có phần xuống cấp.
Vậy nên phần dự trù ngân xây nhà là cực kỳ quan trọng. Theo KTS Đoàn Tú, không nên xây nhà quá to nếu dùng ít. Mà thay vào đó, làm nhà nhỏ, nhưng xịn, đẹp, tiện nghi. Trong quá trình xây dựng, gia chủ nên cố gắng kiểm soát, hạn chế phát sinh.
Mật độ xây dựng cho phép
Xây nhà phố còn phải tính toán đến mật độ xây dựng theo Bộ Quy chuẩn của nhà nước. Nó là tỉ lệ giữa tổng diện tích sàn xây dựng của ngôi nhà và toàn bộ khu vực. Nhà càng nhiều tầng thì diện tích sàn xây dựng càng lớn. Lúc này, việc tính toán số tầng cây nhà sẽ phụ thuộc vào tỉ lệ mật độ xây dựng. Và phải nằm trong quy chuẩn cho phép.
Vậy nên làm nhà mấy tầng? LỜI KHUYÊN hữu ích
Nếu số lượng thành viên ít, chỉ khoảng 2- 4 người thì nên xây nhà ống 2 tầng 1 tum. Tầng 1 làm phòng khách, bếp. Tầng 2 chia thành 2 – 3 phòng ngủ. Có thể làm cầu thang ở bên cạnh tường hoặc sau nhà, cầu thang kết hợp thông tầng để tiết kiệm diện tích. Tầng tum làm phòng thờ nhỏ, bên ngoài là sân phơi. Nếu nhà ống có chiều sâu tương đối dài, chủ nhà còn có thể bố trí thêm 1 phòng ngủ ở tầng 1.
Nếu nhà có khoảng từ 4 – 6 người, gia chủ nên xây nhà ống 3 tầng, 3 tầng 1 tum hoặc 4 tầng. Ngoài không gian sinh hoạt chung, trong nhà bố trí được thêm 3 – 4 phòng ngủ đáp ứng nhu cầu riêng tư của mỗi người.
Xây nhà phố kết hợp văn phòng hoặc cho thuê kinh doanh, chủ nhà có thể xem xét làm 6, tầng 1 tum hoặc 7 tầng 1 tum. Trong đó để dành 2, 3 tầng phía trên làm khu vực sinh hoạt.
Nhà phố 2 mặt tiền xây 4 tầng với 3 phòng ngủ, 1 phòng sinh hoạt chung, 1 phòng khách, bếp tiện nghi tại Nam Định.
Cần nhớ kỹ: Nhà xây nhiều tầng chỉ để ở thì đó là ngôi nhà tiêu sản. Ta phải dồn không chỉ tiền xây nhà mà còn cả tiền để duy trì vận hành, chăm sóc, tu sửa nâng cấp ngôi nhà. Còn nhà xây nhiều tầng kết hợp kinh doanh mới là tài sản đích thực. Nó cho phép tạo ra thu nhập thụ động không chỉ để vận hành mà còn nuôi sống cả các thành viên trong gia đình.
Bài viết liên quan: Có nên xây nhà quá to không?
KTS Đoàn Tú giải đáp những câu hỏi liên quan
Nên xây nhà số tầng chẵn hay lẻ?
Xây nhà số tầng chẵn hay lẻ không phải là yếu tố quyết định quan trọng nhất đến phong thủy của ngôi nhà, của người sống trong đó. Bởi vì phong thủy nhà ở hài hòa là sự kết hợp của rất nhiều yếu tố. Từ vị trí, địa thế đến cả hướng nhà, ngày giờ động thổ. Vì thế, nên xây nhà số tầng chẵn hay lẻ phụ thuộc vào mục đích sử dụng, số công năng cần có và cả ngân sách đầu tư.
Nhà ở vùng ngoại ô thành phố làm nơi nghỉ dưỡng cuối tuần sẽ thường được xây kiểu 1 tầng. Xung quanh quy hoạch thành biệt thự vườn, nhà vườn khang trang, sạch đẹp, tiện nghi. Ở nông thôn chi phí hạn hẹp, diện tích đất rộng rãi, nhiều nhà cũng lựa chọn mẫu nhà ở cấp 4 giá rẻ 1 tầng.
Mẫu thiết kế nhà vườn ở quê 1 tầng 3 phòng ngủ được yêu thích.
Trong khi đó ở thành phố đông đúc, tấc đất tầng vàng, nhà ống nhiều tầng lại là lựa chọn tối ưu hơn cả. Gia chủ có thể xây nhà ống 3 tầng, 4 tầng, 5 tầng, 6 tầng, 7 tầng… Miễn sao phù hợp với mục đích, đáp ứng công năng và cả quy định cho phép của thành phố.
Có kiêng xây nhà 4 tầng không?
Không cần thiết phải kiêng xây nhà 4 tầng. Vì trên thực tế, số 4 “TỨ” không mang hàm ý chỉ điều xui xẻo, đen đủi. Ngược lại, 4 còn có ý nghĩa về sự phúc lành, hài hòa và ổn định.
Trên thực tế, kiểu nhà ống 4 tầng hoặc 4 tầng 1 tum lại là ưu tiên lựa chọn của nhiều gia đình sống ở Hà Nội và các thành phố, thị xã dân cư tập trung đông đúc.
Nhà ống 4 tầng cho phép gia chủ bố trí được 1 phòng khách, 1 bếp, 4 phòng ngủ, 1 phòng thờ, 1 sân phơi. Hoặc có thể chuyển đổi công năng của 1 phòng ngủ thành phòng sinh hoạt chung, thư viện đọc sách, góc chill thư giãn cho cả gia đình. Gia đình có 4 – 6 người cùng sinh sống thì xây nhà ống 4 tầng là lựa chọn hợp lý hơn cả về công năng lẫn chi phí.
Mẫu thiết kế nhà phố song lập 4 tầng tại Minh Khai do Kiến trúc Tây Hồ thực hiện. Dự án hứa hẹn mang lại nhiều may mắn, vượng khí cho chủ đầu tư.
Nhưng tại sao nhiều người kiêng xây nhà 4 tầng ?
Số 4 bị nhiều người coi là con số đen đủi. Bởi vì khi đọc lên, “TỨ” đồng âm với chữ “TỬ”, ý chỉ sự chết chóc, xui xẻo, không may mắn. Trong khi đó, nhà ở lại giống như thành lũy kiên cố, vững chắc, bảo vệ và mang lại những gì tốt đẹp nhất cho các thành viên trong gia đình. Vì vậy, rất nhiều người kiêng xây nhà 4 tầng hoặc làm nhà 4 cột.
Thậm chí trong cuộc sống đời thường, họ còn kiêng chọn đuôi số điện thoại là số 4, không ở tầng 4 của tòa nhà…
Ý nghĩa thực sự của số 4 trong phong thủy
Tuy nhiên, Tứ và Tử chỉ là từ đồng âm. Không mang ý nghĩa phong thủy sâu xa. Chúng ta không thể chỉ dựa vào đồng âm mà đánh giá tốt – xấu của một con số. Mặt khác, số 4 trong phong thủy còn có ý chỉ thịnh vượng, hành thiện, hoàn thuận, ổn định….
- Số 4 mang ý nghĩa phúc lành. Vì vậy, những gia đình ít người, có 2 thế hệ thì thường lựa chọn những điều liên quan đến số 4. Ví dụ: nhà có 4 người, mua 4 thứ, sống trong tòa nhà 4 tầng…
- Số 4 là số chẵn, thường dùng để tượng trưng cho những món đồ có đôi có cặp. Ví dụ: Tứ môn, Tứ phúc… ở Việt Nam có Tứ bất tử.
- Số 4 viết theo từ Hán Việt là 1 ô vuông có các cạnh gần bằng nhau. Hình dáng vuông vức tượng trưng cho sự hài hòa và ổn định. Đây là dấu hiệu phong thủy cần có trong thiết kế kiến trúc sân vườn, nhà ở…
Chuyên gia trong ngành xây dựng nói gì về con số 4?
Trong ngành xây dựng và cả khoa học thực tế, số 4 không liên quan đến vận đen đủi, xui xẻo. Khi người xưa làm nhà cấp 4, phải bố trí đủ 4 hàng cột đối xứng thì mới có thể chia nhà thành 3 gian hoặc 5 gian. Đồng thời tạo khung vững chắc nâng đỡ ngôi nhà.
Có nên xây nhà 3 tầng 1 tum không?
Nên xây nhà 3 tầng 1 tum trong trường hợp gia đình có từ 4 – 6 thế hệ cùng sinh sống, diện tích đất xung quanh nhà đã được tận dụng gần hết. 3 tầng nhà bố trí được 1 phòng khách – bếp, 3 phòng ngủ, 1 phòng thờ. Còn tầng tum trở thành sân phơi đồ. Gia chủ có thể kết hợp sân phơi tầng tum thành vườn trồng rau sạch, góc cafe thư giãn hay sân nướng BBQ dịp cuối tuần cho cả gia đình.
Mẫu thiết kế kiến trúc nhà phố 3 tầng 1 tum (4x13m) tại Ngọc Khánh, Ba Đình do Kiến trúc Tây Hồ thực hiện. Nhà ở phong cách hiện đại, kết hợp không gian xanh, công năng bố trí hài hòa, thông minh, tiện nghi.
Nếu sinh sống trong khu phố đông đúc, chật hẹp, chi phí dự trù xây nhà 3 tầng 1 tum vào khoảng 1,5 – 2 tỷ. Với những mẫu nhà ống này, gia chủ nên thiết kế theo phong cách hiện đại, tối giản. Áp dụng các phương pháp lấy sáng, thông gió tự nhiên bằng cách bố trí thêm giếng trời, thông tầng nhà ống, lam gỗ lấy sáng ban công, tầng tum…
Nhà ống xây 3 tầng 1 tum với ngân sách vừa phải, không quá đồ sộ như biệt thự 3 tầng. Song tổng thể vẫn đầy đủ tiện nghi, công năng sử dụng, tạo bầu không khí ấm cúng.
Có nên xây nhà 6 tầng không?
Nên xây nhà 6 tầng trong trường hợp nhiều thế hệ cùng sinh sống. Hoặc gia chủ có mặt tiền rộng thoáng, nên xây nhà 6 tầng để có thể kết hợp ở và cho thuê hoặc kinh doanh buôn bán, sinh lợi nhuận thụ động. Ngoài ra, trong phong thủy, số 6 tượng trưng cho sự hài hòa, may mắn, sự nghiệp suôn sẻ. Người Ai Cập đã chọn con số này để đại diện cho thời gian và không gian.
Mẫu thiết kế nhà phố 6 tầng (50m2) để ở kết hợp văn phòng tại Hoàng Cầu, Hà Nội. Tầng 1, 2, 3, 6, tầng tum bố trí văn phòng làm việc và góc thư giãn. Tầng 4, 5 là không gian sinh hoạt của gia đình.
Trường hợp xây nhà phố 6 tầng để ở
- Phù hợp với số lượng thành viên trong nhà có thể khoảng 7 – 8 người. Nhà 6 tầng phù hợp với phong cách hiện đại hoặc tân cổ điển. Nhưng nếu mặt tiền nhỏ hẹp, nên đi theo hướng hiện đại, tối giản, không gian mở để giảm bớt sự cồng kềnh của ngôi nhà. Chi phí xây dựng nhà 6 tầng giao động từ 2,5 – 4 tỉ tùy vào diện tích và vật liệu lựa chọn.
- Các công năng cần có vẫn bao gồm: Gara để phương tiện, phòng khách, bếp nấu, phòng ngủ, phòng thờ, sân phơi. Phòng khách và gara có thể bố trí cùng ở tầng 1. Tầng 2 dùng làm phòng bếp nấu kết hợp không gian sinh hoạt chung, góc thư giãn cho các thành viên. Từ tầng 3, 4, 5, 6 dùng để làm các phòng sinh hoạt riêng.
Trường hợp xây nhà 6 tầng để ở kết hợp kinh doanh
- Phù hợp với số lượng thành viên trong gia đình ít. Nhà phố sẵn mặt tiền rộng rãi, thông thoáng, dân cư tập trung đông đúc. Gia chủ có thể tận dụng tầng 1, 2 để kinh doanh hoặc cho thuê làm văn phòng shop, showroom… Nguồn thu nhập thụ động biến căn nhà 6 tầng trở thành tài sản đích thực.
- Nếu diện tích đất nhỏ hẹp, nhà ở kết hợp cho thuê nên thiết kế theo phong cách hiện đại, tối giản, không gian mở. Nếu sẵn 2 mặt tiền, gia chủ có thể xem xét phong cách thiết kế tân cổ điển để tăng độ hấp dẫn với khách hàng.
- Nên rạch ròi giữa khu vực kinh doanh và để ở. Đảm bảo 2 không gian chức năng không bị ảnh hưởng lẫn nhau.
- Chi phí xây nhà 6 tầng kết hợp kinh doanh, cho thuê có thể giao động từ 3 – 5 tỷ. Điều này phụ thuộc vào các yếu tố như: diện tích sàn, phong cách thiết kế, vật liệu thi công, đồ dùng nội thất…
“Xây nhà phố, thay vì chồng tầng chỉ để ở, hãy biến nó trở thành con gà đẻ ra quả trứng vàng! Biến nhà phố thành tài sản chứ không phải tiêu sản – Đó chính là xu hướng thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng cho thuê năm 2024″. Xem chi tiết tại đây.
Tóm lại
Nên làm nhà mấy tầng? Tùy thuộc vào số lượng thành viên cùng sinh sống và mục đích sử dụng, chủ nhà có thể xem xét xây nhà phố 2 tầng, 3 tầng, 4 tầng, 5 tầng, 6 tầng…. Các giải pháp tầng tum, ban công sân thượng cũng góp phần mở rộng diện tích, làm cho ngôi nhà thêm phần thông thoáng.
Xây nhà nhiều tầng sẽ lãng phí nhiều tiền của nếu không biết cách bố trí công năng, không có kế hoạch sử dụng hiệu quả. Vậy thay vì chạy theo khắc phục hậu quả, chúng ta hãy chủ động biến nó trở thành một ngôi nhà hoàn hảo, vừa vặn nhất trước khi bước vào. Chuyên gia KTS Đoàn Tú sẽ giúp gia chủ tháo gỡ tất cả khó khăn trước khi khởi công xây dựng. Trò chuyện ngay với KTS: 0703.555.655