Sửa nhà có cần cúng không?

Sửa nhà có cần cúng không? Xây nhà mới chắc chắn cần phải cúng động thổ, nhập trạch để báo cáo Thổ Công, Thổ Địa. Nhiều trường hợp đất dữ còn phải cúng tam sinh để dữ hóa lành. Tuy nhiên trong trong trường sửa sang, tân trang, cơi nới lại nhà ở lâu năm thì có phải cúng nữa hay không? Nếu có, mâm lễ cúng cần phải chuẩn bị như thế nào cho chu đáo, trọn vẹn, mọi sự hanh thông? Thủ tục cúng lễ tiến hành ra sao? Dưới đây, chuyên gia phong thủy tại Kiến trúc Tây Hồ sẽ tiếp tục chia sẻ thông tin hữu ích này tới quý gia chủ.

Sửa nhà có cần cúng không?

Nhà ở lâu năm đã xuống cấp, lớp sơn bong tróc, cũ kỹ hoặc cần nâng cấp không gian sống hiện tại sao cho tiện nghi và thẩm mỹ hơn… Sửa sang nhà cửa được lựa chọn là giải pháp tối ưu và kinh tế trong những trường hợp như thế.

co-can-cung-khi-sua-nha-khong

Vậy sửa nhà có cần cúng không? Câu trả lời là có nếu hạng mục sửa chữa, bảo trì, nâng cấp có tính chất tác động lớn. Còn nếu đơn giản sửa nhà ở đây chỉ là trang trí, làm đẹp, thay lớp sơn mới cho nội ngoại thất thì gia chủ không cần phải cúng.

Ở đây, bản thân gia chủ cần phải phân biệt rõ 2 khái niệm: sửa chữa bảo trì, nâng cấp và sửa chữa làm đẹp ngôi nhà:

Sửa chữa, bảo trì, nâng cấp

Sửa nhà, nâng cấp, bảo trì sẽ là những tác động lớn, có tính chất thay đổi rất nhiều đối với hiện trạng của ngôi nhà, khu nếp, căn hộ chung cư, nhà xưởng….  Ví dụ như: đổ trần, nâng thêm tầng; nâng móng nhà; cơi nới thêm gác mái; sửa sang, tân trang lại toàn bộ không gian nội thất; điều chỉnh lại các không gian chức năng trong nhà bằng cách thêm hoặc bớt những bức tường hiện có…. Cũng có thể là sửa lại nhà cũ. Sau đó xây nối với nhà mới ở bên cạnh để vừa giữa lại không gian ký ức, vừa không làm mất đi tính thẩm mỹ của tổng thể công trình.

sua-nha-co-can-cung-khong

Ngôi nhà cũng được ví như một cơ thể người. Hàng giờ, hàng ngày, hàng năm đều phải chịu tác động trực tiếp từ ngoại cảnh và cả con người sinh sống trong đó. Về lâu dài, nhà cần có lịch “khám sức khỏe định kỳ”, chỉnh đốn, dọn dẹp, tân trang, sửa sang để “chuốt lại thần thái”. Đồng thời, còn là lúc để giải quyết nhanh chóng những vấn đề phát sinh, trục trặc, hỏng hóc tiềm ẩn trong ngôi nhà. Tiến hành sửa sàng, bảo trì đúng lúc và định kỳ sẽ giúp gia chủ tiết kiệm được nhiều chi phí và cả thời gian.

Trong trường hợp này, chủ nhà cần làm mâm lễ cúng Thổ Công, Thổ Địa và ông bà tổ tiên. Trước tiên là báo cáo việc gia đình chuẩn bị làm; Thứ hai là cầu mong được phù hộ độ trì, che chở cho mọi việc tiến hành một cách thuận lợi, suôn sẻ, may mắn.

Trang trí, làm đẹp cho ngôi nhà

Thời điểm thích hợp nhất để trang trí, làm đẹp cho ngôi nhà chính là dịp cuối năm, khi Tết Nguyên Đán đang cận kề. Những hạng mục trong phần trang trí thường đơn giản, không phải đục, đẽo, khoan cắt phức tạp như khi bảo trì.

trang-tri-lam-dep-cho-ngoi-nha

Ví dụ như: sơn lại nội – ngoại thất; thay gạch ốp lát/ sàn gỗ trong nhà; sơn lại cửa gỗ, nội thất bằng gỗ tự nhiên đã bị xỉn màu;  mua sắm thêm những phụ kiện hoặc một số đồ dùng nội thất đơn giản để bổ sung/thay mới cho các không gian…

Cúng sửa nhà có cần xem ngày không?

Cần xem ngày và lựa chọn ngày lành tháng tốt để cúng sữa nhà. Gia chủ không thể làm theo tùy hứng hay tùy thời gian rảnh. Bởi vì đây là công việc lớn, ít nhiều có tác động đến tâm linh, phong thủy và cả bản mệnh của gia chủ.

xem-ngay-cung-sua-nha

Lựa chọn ngày hoàng đạo, giờ hoàng đạo. Tránh chọn giờ sát chủ, giờ khắc hay giờ xấu để làm lễ cúng. Điều này sẽ giúp gia chủ tránh gặp vận hạn, ốm đau, hao tốn tiền của, tài sản lục đục…

Bài viết liên quan: Những điều cần kiêng kỵ khi xây nhà cần phải nhớ

Mâm lễ cúng sửa nhà gồm những gì?

Chuẩn bị mâm lễ cúng sửa nhà

Mâm lễ cúng sửa nhà có:

1, Mâm lễ mặn: gồm có Bộ Tam Sên: 1 con gà luộc, 3 quả trứng và 1 miếng thịt luộc. Ngoài ra sẽ có thêm một đĩa xôi nếp hoặc bánh chưng và một số món mặn tùy theo phong tục của từng địa phương.

2, Mâm trái cây: Xếp thành mâm ngũ quả. Gia chủ nên chọn những loại quả có màu đỏ và vàng để mang lại nhiều may mắn, quy tụ đủ ngũ hành: Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, Kim. Ví dụ như: Táo, cam, chuối, dưa, dứa, đào, bưởi, lựu, nho…

3, Hoa cúng: có thể cắm một bình hoặc 2 bình. Chọn các loại hoa tươi cúng sửa nhà như: cúc vàng, cúc đồng tiền, sen, hoa ly, hoa hồng…

4, Lễ vật cúng khác:

  • 1 bát gạo
  • 1 chai rượu nếp
  • 1 bát nước sạch
  • 1 đĩa muối trắng
  • 1 túi chè
  • 1 bao thuốc
  • 1 đĩa trầu cau (Têm 3 miếng trầu cau sẵn hoặc đặt 5 qua cau và 5 lá trầu)
  • 5 oản đỏ
  • 5 lễ tiền vàng
  • Thêm một đĩa muối nữa để riêng khi làm lễ sẽ rải xung quanh đất.

Lưu ý khi mua đồ lễ cúng sửa nhà

Đồ cúng phải tươi, mới và sạch sẽ. Hoa và quả nên có màu đỏ, hồng, vàng tươi tắn, không bị dập nát, hư hỏng.

Khi đi chợ mua đồ, người mua không nên kì kèo giá cả.

Mâm lễ ưu tiên bày biện những vật phẩm, đặc sản của địa phương hoặc gia đình.
Sau khi cúng xong anh em con cháu mới được thụ lộc. Trong quá trình chế biến, nấu nướng, tuyệt đối không nên nếm thử.

Vị trí đặt mâm lễ cúng sửa nhà

Đối với mâm lễ cúng sửa nhà, gia chủ đặt những đồ đã chuẩn bị lên một chiếc bàn cao, kê giữa nhà. Nếu là cúng nâng móng nhà hoặc sửa nhà cũ thành nhà mới, gia chủ để mâm lễ ở giữa khu đất.

cung-khi-sua-nha

Người thực hiện cúng vẫn là gia chủ hoặc thầy cúng theo phong tục của từng địa phương. Người cúng phải ăn mặc chỉnh tề, lịch sự, nghiêm túc, thành tâm kính bái.

Gia chủ sẽ bày biện mâm lễ cúng trước 60 phút động thổ sửa nhà. Trước 30 phút, tiến hành đốt đèn cầy/nến, thắp nhang và cúng.

Bài viết liên quan: Các nghi lễ khi xây nhà quan trọng không thể bỏ qua

Bài cúng sửa nhà

Toàn bộ quá trình cúng sửa nhà sẽ tiến hành theo quy trình sau: Sắp mâm, đặt vào vị trí => Thắp hương => Vái 4 phương 8 hướng => Quay vào mâm lễ để đọc bài văn khấn sửa nhà => Thắp tuần nhang => Đốt vàng hương và rải gạo muối => Sau đó mới được thụ lộc.

Dưới đây, Kiến trúc Tây Hồ tổng hợp bài văn khấn sửa nhà để gia chủ tham khảo:

BÀI VĂN KHẤN SỬA NHÀ

– Nam mô a di Đà Phật!

– Nam mô a di Đà Phật!

– Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Quan Đương niên.

– Con kính lạy các Tôn thần bản xứ.

Tín chủ (chúng) con là:…………….

Ngụ tại:…………

Hôm nay là ngày… tháng… năm….. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén hương dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Vì tín chủ con muốn sửa chữa căn nhà ở địa chỉ……….. là ngôi đương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi xin soi xét và cho phép được sửa chữa.

Tín chủ con lòng thành kính mời ngài Kim Niên Đường Thái tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch Tôn thần và tất cả các vị Thần cai quản khu vực này. Cúi xin các ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con mọi chuyện thuận lợi, công việc hanh thông, chủ thợ bình an, âm phù dương trợ, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ con lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc quanh quất khu vực này, xin mời tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên, khiến cho an lành, công việc chóng thành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

– Nam mô a di Đà Phật!

– Nam mô a di Đà Phật!

– Nam mô a di Đà Phật!

Lễ tạ sau khi sửa sang lại nhà cửa

Sau khi các hạng mục sửa sang nhà cửa đã hoàn thiện, gia chủ làm thêm mâm lễ tạ. Mục đích để gửi lời cảm ơn đến thần linh, ông bà tổ tiên đã phù hộ độ trì công việc thuận lợi. Đồng thời mời các vị thần linh về an tọa tại nhà mới.

Sắm mâm lễ tạ cũng tương tự như lễ cúng ban đầu. Sau khi bày biện và đặt mâm lễ, gia chủ đọc bài văn khấn tạ sửa nhà.

Có thể tham khảo bài văn khấn dưới đây:

KÍNH LỄ TẠ ĐẤT NHÀ MỚI SAU KHI LÀM NHÀ

Kính sớ trình Phật, Thánh, Thần nước Việt Nam

Trình các Quan Thần Thổ Công đất ở

Kính mời thỉnh bề trên giáng tại gia đình

Kính xin Quan giúp cho trần

Xin điền hoàn mạch đất phần tại gia

Đông, tây, nam, bắc đất nhà

Đất được liền mạch tại gia an lành

Xin Quan chấn trạch giúp thành

Nhà mới an lành nhờ phép các Quan

Gia đình nhờ kính Thiên Đàng

Nhờ Quan Thần giúp được an đất nhà

Lễ nghi tâm đạo tại gia

Có chay, có mặn, có quà dâng lên

Hoa, trà, quả thực dưới miền

Lòng thành bái tại Phật, Tiên, Thánh, Thần

Cầu xin trên độ phúc phần

Độ người, độ của, xa gần cháu con

Làm ăn mạnh giỏi tươi giòn

Cầu phúc, lộc, thọ, cho con gia đình

Cầu cho con cháu bình an

Gia đình xin kính lễ trình tạ ơn

Xin cầu trên độ trên thương

Độ cho con cháu bốn phương xa gần

Gia đình xin nhất lòng trần

Tu theo Đạo Nước ân cần thiết tha

Lễ người dựng nước non nhà

Lễ người giữ nước Nam ta huy hoàng

Cầu Phật, Thánh, Thần nước Nam

Độ con cháu học giỏi ngoan hiền tài.

Tóm lại

Sửa nhà có cần cúng không? Đến đây, Kiến trúc Tây Hồ xin kết lại ngắn gọn để gia chủ nắm rõ hơn: Sửa nhà cũ thành nhà mới, cơi nới, tác động đến nền móng, tháo dỡ, đập phá tường, trần, nền…. thì cần làm lễ cúng sửa nhà và lễ tạ. Còn nếu sửa nhà ở đây đơn giản chỉ là sơn lại nội ngoại thất, mua thêm nội thất về bày biện, trang trí thì không cần cúng.

Hi vọng những thông tin mà chuyên gia phong thủy Kiến trúc Tây Hồ chia sẻ trên đây sẽ hữu ích với gia chủ.

Chat zalo
Chat messenger
Liên hệ chúng tôi