Mái là bộ phận kết cấu trên cùng của ngôi nhà. Vừa có tác dụng chịu lực, đồng thời làm nhiệm vụ che chắn, bảo vệ các bộ phận bên dưới và những người sống trong nhà. Song song với các yếu tố về kỹ thuật khi thi công, vấn đề phong thủy cũng luôn được chú trọng. Đây được xem là nơi tụ khí, nếu không thiết kế hợp lý sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến tài vận của các thành viên. Để tránh gặp điều bất trắc, xui xẻo, gia chủ tham khảo thêm những điều kiêng kỵ khi làm mái nhà Kiến trúc Tây Hồ chia sẻ dưới đây.
Tránh thế “Nhất góc ao, nhì đao đình”
“Nhất góc đao, nhì đao đình” là câu tục ngữ dân gian được cha ông ta vận dụng làm kinh nghiệm chọn mua nhà hoặc làm nhà. Có nghĩa mặt tiền ngôi nhà cần tránh không để góc ao hay đao đình (góc mái đình có hình đao) hướng vào. Khi làm mái hình tam giác (phổ biến kiểu mái thái) mặt phía trước làm cửa chính, góc ao, đao đình hướng vào mặt tiền cũng là hướng vào phần mái nhà. Tạo thế xung yếu, cảm giác bất an.
Mặt khác, bố cục xiên lệch được tao ra giữa góc ao, mái và cửa chính khiến cho các luồng sinh khí vị va chạm, xung đột. Trong phong thủy còn được gọi là trực xung. Điều này ảnh hưởng xấu đến vận khí và tâm lý của các thành viên.
Do vậy, trước khi làm mái nhà, gia chủ phải nghiêng cứu, khảo sát thật kỹ khu vực xung quanh. Tránh tình trạng sau khi làm xong mới phát hiện ra mái nhà mình ở thế “nhất góc ao, nhì đao đình” rồi lại tốn công tốn sức hóa giải.
Điểm góc mái xung yếu
Điểm góc mái luôn là điểm xung yếu có ảnh hưởng xấu đến phong thủy của ngôi nhà. Chính vì thế để khắc phục tính xung, ông cha ta xưa kia làm nhà thường dùng các chi tiết bằng gỗ hoặc dùng vữa đắp để khoa cứng góc mái này.
Ngoài ra, có thể kết hợp trang trí, chạm khắc để tăng thêm điểm nhấn hoặc ý nghĩa phong thủy cho ngôi nhà. Khi làm mái nhà, gia chủ cần lưu ý điểm này để hỏa giải thế xung yếu của điểm góc mái.
Kiêng kỵ khi gác đòn dông trên mái nhà
Đòn dông là rường nhà, là điểm cao nhất của ngôi nhà. Gác đòn dông có thể ảnh hưởng đến vận khí, sự yên ổn và may mắn của cả gia đình. Vì thế, trong phong thủy, công đoạn gác đòn dông vô cùng quan trọng và có những kiêng kỵ nhất định.
Gác đòn dông mái nhà nên kiêng các sao sấu: Chánh Tứ Phế, Địa Tặc, Thiên Tắc, Địa Hỏa, Thiên Hỏa.
Kiêng kỵ các ngày xấu trong tháng khi gác đòn dông mái:
- Tháng giêng kỵ ngày: 5,6,17, 18, 29, 30
- Tháng 2,3 kỵ ngày: 4,5,16,17,28,29
- Tháng 4 kỵ ngày: 2,3,14,15,26,28
- Tháng 5,6 kỵ ngày: 1,2,13,14,25,26
- Tháng 7 kỵ ngày: 11,12,23,24
- Tháng 8,9 kỵ ngày: 10,11,22,23
- Tháng 10 kỵ ngày: 8,9,20,21
- Tháng 11, 12 kỵ ngày: 7,8,19,20
Nếu ngày dựng cột cái nhà kịp thời gian gác đòn dông, gia chủ có thể gác luôn vẫn được ngày đẹp.
Khi làm lễ gác đòn dông, phụ nữ đang mang thai, hoặc vợ mang thai, người đang có tang thì không nên tham dự hoặc cùng gia chủ gác đòn. Vì có thể sẽ mang những điều xui xẻo đến cho nhà mới.
Bài viết liên quan: Đang xây nhà nên kiêng gì?
Số lượng xà gồ thả trên mái nhà kiêng vào Hoại – Diệt
Xà gồ hay còn gọi là đòn tay. Trong quan niệm của cha ông, xà gồ mái nhà được ví như vợ con và của cải. Nếu như đòn dông xung khắc với đòn tay khi làm mái, vợ con dễ bị đau ốm; tiền bạc của cải hao tốn. Thậm chí còn khiến cho bản thân trạch chủ gặp nhiều tai ương, ốm đau, bệnh tật, mất mát.
Gia chủ có thể áp dụng phương pháp tính xà gồ theo quy tắc: Sinh (Xuân) – Trụ (Hạ) – Hoại (Thu) – Diệt (Đông). Thanh xà gồ thứ nhất là sinh. Thanh thứ hai là trụ. Lượt đến thanh thứ năm sẽ quay lại Sinh. Như vậy, số lường xà gồ thả trên mái đẹp sẽ nên rơi vào SINH – TRỤ.
Khoảng cách giữa các cây xà gồ thường từ 1100 – 1200mm. Trung bình cứ 1m 1 cây xà gồ. Ví dụ mái 10m thì nên thả 10 cây đòn tay. Theo đó mà gia chủ tính toán số lượng phù hợp. Kiêng kỵ chọn số lượng xà gồ vào HOẠI – DIỆT khi làm mái nhà.
Ngoài ra, còn cách tính số lượng đòn tay theo trực tuổi. Gia chủ xem trực, ngũ hành và tuổi tương ứng với năm sinh của mình. Sau đó tra bảng để xem trực chủ và trực phu tử. Nếu xung khắc thì là xấu và ngược lại. Các đòn tay tượng trưng cho vợ con nên trực của gia chủ phải tương sinh với trực phu tử.
Bài viết liên quan: 9 Điều kiêng kỵ khi xây cổng nhà gia chủ cần nắm được
Kiêng kỵ hình thể mái nhà trong phong thủy
Trong phong thủy, mái nhà cũng có hình thể tương ứng với ngũ hành: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ.
- Mái nhà hình Kim: Thường có hình tròn hoặc mái vòm, mái cong mềm mại. Kiểu mái nhà hình Kim thường xuất hiện ở các nước phương Tây, Châu Âu, Châu Phi.
- Mái nhà hình Mộc: Thường có hình cột, trụ.Công trình duy nhất còn lại hiện nay là tòa nhà thờ Đức Bà tại To HCM.
- Mái nhà hình Thủy: Không có một hình thể nhất định, thường là lượn sóng.
- Mái nhà hình Hỏa: Là kiểu mái hình tam giác có đỉnh nhọn, thoải ra hai bên. Đây là kiểu mái phổ biến nhất trong các công trình dân dụng nhà ở hiện nay. Ngoài ra, ta có thể bắt gặp ở kiến trúc kim tự tháp.
- Mái nhà hình Thổ: là kiểu mái bằng, không có đỉnh mái nhô cao. Thường gặp ở chung cư, cao ốc, tòa nhà văn phòng.
Khi làm mái nhà hình Hỏa, gia chủ kiêng kỵ chọn hướng nhà tây bắc hoặc bắc. Bởi vì đây là hướng Kim Vượng và Thủy. Trong khi đó, Hỏa lại khắc Thủy, khắc Kim. Làm mái nhà theo thế này rất có thể hao tiền tốn của, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Với kiểu mái nhà hình Hỏa, gia chủ chọn hướng đông và đông nam là thích hợp hơn cả. Hướng này vừa ấm áp về mùa đông lại mát mẻ về mùa hè, có thể đón thiên khí của hành Mộc – Mộc sinh Hỏa rất tốt.
Ngoài ra, điểm góc mái của nhà hình hỏa kiêng không chĩa thẳng vào nhà hàng xóm. Bởi nó sẽ gây cảm giác bất an, lo lắng. Mặt khác, Hỏa lại khắc Kim, sẽ làm tiêu hao tiền bạc, của cái của hàng xóm.
Bài viết liên quan: Cửa chính đối diện với cổng nhà hàng xóm có sao không?
Như đã nói, bên cạnh các yếu tố về phong thủy, thi công mái nhà cần đảm bảo các yêu cầu về cách nhiệt, chống dột, chống chịu mưa nắng, độ bền cao. Vì thế, những điều kiêng kỵ khi làm mái nhà mà Kiến trúc Tây Hồ tổng hợp chia sẻ trên đây chỉ mang tính tương đối. Khi làm nhà, gia chủ cần tham khảo ý kiến nhà thầu, đơn vị thiết kế để có phương án thi công tối ưu nhất.