Thiết kế nhà ở có phải thẩm tra không? Các thủ tục giấy tờ là căn cứ pháp lý quan trọng và cần thiết trong quá trình thiết kế nhà ở. Trong những trường hợp nào thì chủ nhà và đơn vị thi công phải hoàn thiện thủ tục thẩm tra thiết kế? Những thông tin hữu ích sẽ được Kiến trúc Tây Hồ chia sẻ dưới đây.
Thẩm tra thiết kế là gì?
Thẩm tra thiết kế hiểu đơn giản là kiểm tra hồ sơ thiết kế của một đơn vị tư vấn thực hiện. Việc thẩm tra nhằm đảm bảo toàn bộ hồ sơ thiết kế đúng tuân thủ đúng các yêu cầu về mặt kỹ thuật với quy định và tiêu chuẩn hiện hành. Tránh các lỗi sai không đáng có trước khi đưa dự án vào thi công. Phục vụ công tác quản lý dự án xây dựng của các cơ quan.
Bên cạnh đó, công tác thẩm tra còn giúp việc giám sắt chặt chẽ, xây dựng đúng quy định, tránh sai sót tồn đọng trong quá trình thực hiện. Từ đó, tiết kiệm đối đa chi phí cho chủ đầu tư. Công trình hoàn thiện đúng tiêu chuẩn là điểm cộng về sự chuyên nghiệm và uy tín của đơn vị thực hiện.
Khi nào cần thẩm tra thiết kế nhà ở?
Vậy công trình nào cần phải thẩm tra khi thiết kế?Theo quy định tại Thông tư 15/2016/TT-BXD, Khoản 1 Điều 15, trong hồ sơ xin cấp phép xây dựng phải có cả báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế và văn bản kết quả thẩm định thi công bản vẽ thi công của các cơ quan chuyên môn.
Thông Tư 05/2015/TT-BXD về quản lý chất lượng xây dựng, bảo trì nhà ở riêng lẻ Khoản 3 Điều 5 quy định: Những công trình nhà ở riêng lẻ xây cao từ 7 tầng trở lên, việc thiết kế phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện và phải được thẩm tra thiết kế theo quy định.
Công trình đi vào thi công, chủ nhà phải chuẩn bị các hồ sơ hoàn thiện theo quy định tại Phụ lục đi kèm của Thông tư này. Tiếp theo, thông báo cho các cơ quan quản lý có thẩm quyền của nhà nước để kiểm tra thẩm tra trước khi thi công.
Tại Khoản 30 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung 2020 cho Điều 89 Luật Xây Dựng 2014 quy định rõ, các công trình nhà ở tiêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng đô thị, nhà cấp IV, nhà riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng, không nằm trong khu quy hoạch đô thị… không cần xin cấp giấy phép xây dựng.
Vậy tóm lại, thiết kế nhà có phải thẩm tra không? Từ các căn cứ, quy định như ở trên, khi xây nhà riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng, chủ nhà không cần làm thẩm tra thiết kế. Bởi vì sẽ không cần cấp giấy phép xây dựng.
Các trường hợp không phải thẩm tra thiết kế được quy đình tại điểm a và b Khoản 1, Điều 6 Thông tư bao gồm:
- Nhà ở riêng lẻ có diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250m2 hoặc quy hoạch dưới 03 tầng. Trường hợp này chủ nhà có thể tự thiết kế thi công. Không nhất thiết phải thuê đơn vị chuyên nghiệp.
- Những công trình dưới 07 tầng việc thiết kế, thi công phải được thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân có kinh nghiệm xây dựng quy mô tương tự để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, hạ tầng; xử lý sự cố phát sinh trong thời gian sớm nhất.
Bài viết liên quan:
Quy định thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công
Đối với các công trình nhà ở cần phải thẩm tra thiết kế, sẽ tiến hành các nội dung bao gồm:
- Thẩm tra điều kiện năng lực hoạt động của cá nhân, tổ chức thực hiện khảo sát, thiết kế.
- Thẩm tra sự phù hợp của hồ sơ thiết kế nhà ở so với các quy định, tiêu chuẩn của bộ Luật Xây dựng, các Thông Tư, Nghị Định.
- Thẩm tra mức độ an toàn và khả năng chịu lực của các kết cấu công trình, bao gồm nền móng với địa chất công trình; Với các công trình xung quanh; Với công năng sử dụng của công trình thiết kế.
- Thẩm tra rà soát đơn giá, định mức của dự toán, đảm bảo tiết kiệm tối đa chi phí.
Thông báo kết quả thẩm định thiết kế cơ sở
Sau khi vượt qua vòng thẩm tra và có đủ điều kiện để xét duyệt, chủ nhà sẽ nhận được bản báo cáo kết quả thẩm tra. Trên đó có dấu đỏ “Thiết kế đã thẩm tra” theo mẫu quy định. Ngoài ra còn vó bộ bản vẽ thiết kế kiến trúc hoặc thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình.
Trường hợp thẩm tra thiết kế kiến trúc nhà ở chưa đạt tiêu chuẩn phê duyệt, chủ đầu tư và đơn vị thiết kế có trách nhiệm làm lại hồ sơ thiết kế theo đúng quy định và nộp lại. Thời gian hoàn thiện tối đa là 15 ngày.
Gia chủ có thể tham khảo cụ thể thủ tục và tờ trình thẩm tra thiết kế xây dựng công trình tại đây
Tóm lại, chủ nhà và đơn vị thực hiện căn cứ vào quy mô của công trình để làm thủ tục hồ sơ thẩm tra thiết kế, thẩm định thi công. Đây là việc làm cần thiết ảnh hưởng đến chất lượng của công trình. Bên cạnh đó, kết quả báo cáo thẩm tra thiết kế còn bắt buộc phải có đối với dự án nhà ở xin cấp giấy phép xây dựng.
Bài viết liên quan:
Hiện trạng và giấy phép xây dựng khác nhau có được hoàn công?