Từ đường họ (nhà thờ họ) cũng là một công trình kiến trúc mang ý nghĩa tâm linh, thuộc phạm vi quản lý của cộng đồng – ở đây là dòng họ. Từ đường thường được xây cất trên mảnh đất rộng rãi, phong thủy tốt. Vì vậy không tránh khỏi các tình trạng tranh chấp, chuyển nhượng; thậm chí là bán đi kiếm lời của những người trong gia đình, dòng tộc. Vậy trong trường hợp này, từ đường họ có bán được không? Pháp luật Việt Nam đã có những quy định như thế nào?
Thế nào là nhà từ đường?
Nhà từ đường (nhà thờ họ) là công trình kiến trúc tiêu biểu của dòng tộc. Đây là nơi dòng tộc thực hành nghi lễ cúng bái Thủy tổ của dòng họ hoặc chi họ và ông bà tổ tiên đã khuất. Bao gồm mùng 1, ngày rằm, lễ tết, cúng giỗ, báo cáo gia tiên khi có việc hiếu hỉ… Tên của từ đường sẽ được gọi theo họ. Ví dụ: Nguyễn tộc từ đường, Lê tộc từ đường, Đặng tộc từ đường, nhờ thờ họ Bùi Thái…
Các họ to chia làm nhiều chi, mỗi chi họ lại đông con cháu. Ngoài từ đường chính gọi là đại tôn, các chi đều có thể lập nhà thờ riêng, gọi là Bản chi từ đường. Bên trong thờ ông tổ của họ – Thần Chủ bản chi.
Gia tộc trở thành một cộng đồng gắn bó có vai trò hết sức quan trọng đối với người Việt Nam. Sở dĩ như vậy bởi Việt Nam là nước có nền văn hóa nông nghiệp điển hình. Gia đình hạt nhân không thể đủ sức để ứng phó với tự nhiên. Mà cần có vai trò của dòng tộc, cộng đồng làng xã.
Quy định về nhà từ đường theo Pháp luật Việt Nam
Cơ sở pháp lý:
- Bộ luật dân sự 2015
- Luật đất đai 2013
- Thông tư 23/2014/TT-BTNMT Quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất
Các quy định về nhà từ đường
Pháp Luật Việt Nam quy định: nhà thờ họ là tài sản riêng của cộng đồng. Mà cộng động ở đây chính là của dòng họ.
Tóm tắt quy định tại Điều 211, Bộ Luật dân sự 2015:
Về sở hữu chung của cộng đồng:
1, Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu chung của dòng họ, thôn ấp, buôn, sóc, cộng đồng dân cư khác với tải sản hình thành theo phong tục tập quán; do các thành viên đóng góp, quyền tặng; hoặc từ các nguồn khác phù hợp với Pháp luật. Nhằm mục đích thỏa mãn lợi ích chung của cộng đồng, dòng họ.
2, Các thành viên sẽ có trách nhiệm cùng quản lý, sử dụng, định đoạt; hoặc tuần theo phong tục, tập quán chung của cộng đồng. Nhưng đảm bảo không được vi phạm pháp luật hay trái với đạo đức xã hội.
3, Tài sản chung của cộng đồng là tài sản hợp nhất, không phân chia.
Tóm tắt Điều 645, Luật dân sự 2013:
Về di sản dùng vào việc thờ cúng:
1, Nếu người lập di chúc để lại một phần tài sản vào việc thờ cúng, phần di sản để lại đó không được chia thừa kế. Di sản sẽ được giao cho một người cụ thể có ghi tên trong di chúc để thực hiện việc thờ cúng. Trường hợp người này không làm đúng di chúc hoặc thỏa thuận của người thừa kế, vậy những người thừa kế có quyền giao di sản đó cho người khác quản lý, thờ cúng.
Nếu như trong di sản không ghi rõ tên người thừa kế. Vậy những người thừa kế sẽ cử ra người để quản lý di sản và thờ cúng.
Nếu tất cả người thừa kế đã chết. Vậy di sản thờ cúng sẽ thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó.
Tóm tắt quy định tại Khoản 5, Điều 100, Luật đất đai 2013:
Về cấp giấy chứng nhận, quyền sở hữu đất và tài sản gắn liền với đất:
5, Cộng đồng đang sử dụng đất có công trình đền, đình, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; đất nông nghiệp; đất không có tranh chấp sẽ được UBND cấp xã xác nhận. Đồng thời cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất chung cho cộng đồng, dòng họ.
Tóm tắt nội dung Thông tư 23/2014/TT-BTNMT – Điểm i, Khoản 1, Điều 5:
Điều 5: Thể hiện thông tin người sử hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ):
i, Tài sản chung của cộng đồng dân cư thì thông tin người sở hữu ghi tên của động đồng dân cư có. Ngoài ra còn có địa điểm, nơi sinh hoạt chung của cộng đồng.
Trả lời thắc mắc về đất và nhà thờ họ
Nhà từ đường có được cấp GCNQSDĐ không?
Nhà thờ họ sẽ được các cơ quan quản lý có thẩm quyền cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Việc cấp giấy chứng nhận sẽ đảm bảo đầy đủ yêu cầu, tuân theo quy tắc pháp lý.
Đất xây từ đường họ đứng tên của ai?
Trên GCNQSDĐ, đất xây từ đường và các tài sản gắn liền với nó sẽ đứng tên của cộng đồng – ở đây là dòng họ. Không ghi tên của một người cụ thể nào. Ví dụ: Dòng họ Nguyễn, dòng họ Trần, Dòng họ Lê…
Từ đường họ có bán được không?
Từ đường họ không bán được. Đất từ đường cũng không bán được. Tuy cũng là loại hình bất động sản nhưng từ đường không có quyền phân chia thừa kế. Trong GCNQSDĐ không đứng tên một người cụ thể. Vì vậy không thể bán hoặc thực hiện các giao dịch dân sự khác.
Nhà từ đường chỉ có thể chuyển nhượng quyền quản lý, chăm sóc từ người này sang người khác. Việc chuyển nhượng sẽ tuân theo thỏa thuận của dòng họ. Phần lớn và người trưởng họ.
Có được chia đất nhà từ đường họ không?
Đất nhà từ đường họ không thuộc sở hữu cá nhân và người đó không có quyền phân chia. Theo quy định của Pháp luật, đất từ đường là tài sản chung của dòng họ. Cá nhân trong chỉ được phép đại diện tập thể đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng dụng đất, nhưng không có quyền sở hữu. Vì vậy sẽ không có quyền phân chia.
Có nhiều trường hợp cha là người được ủy quyền quản lý từ đường. Khi cha mất, các con đòi phân chia, thừa kế tài sản đó cho riêng cá nhân. Theo căn cứ pháp lý ở trên, cha chỉ đại diện cho nhóm dòng họ. Chứ không có quyền sở hữu riêng khu đất từ đường. Vì vậy, các con không có quyền đòi chia đất hay quyền thừa kế tài sản chung của cộng đồng.
Đất có nhà thờ họ có được phép chuyển nhượng không?
Đất có nhà thờ họ không được phép chuyển nhượng trong trường hợp không có giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu đất có nhà thờ họ. Ngoài ra, theo quy định của Pháp luật thì đây là tài sản chung của cộng đồng, sẽ đứng tên của cộng đồng. Nên người chăm sóc, quản lý hiện tại cũng không có quyền chuyển nhượng.
Người được chỉ định quản lý sẽ tiếp tục giao cho người thừa kế khác để chăm sóc, quản lý việc thờ cúng. Ở đây là trưởng tộc, trưởng họ.
Ai đứng ra giải quyết khi xảy ra tranh chấp nhà từ đường họ?
Trưởng tộc, người đứng đầu dòng họ sẽ đứng ra giải quyết khi có tranh chấp nhà từ đường. Người này có trách nhiệm dàn xếp, giải quyết mâu thuẫn thỏa đáng nguyện vọng của các thành viên.
Tuy nhiên, nếu tranh chấp có liên quan đến pháp lý? Vậy thì cơ quan nhà nước sẽ có thẩm quyền giải quyết theo đúng quy định của pháp luật. Việc tranh chấp, phân chia đất hương hỏa, từ đường do người lập di chúc để lại sẽ được giải quyết theo Điều 645, Luật dân sự.
Bài viết liên quan: Có nên làm nhà gần chùa hay không? Tại sao?
Kết luận
Từ đường họ có bán được không? Về mặt pháp lý, từ đường họ thuộc sở hữu chung của dòng tộc. Nên cá nhân được giao nhiệm vụ chăm sóc sẽ không có quyền bán, chuyển nhượng hay phân chia.
Về mặt đạo đức và ứng xử trong xã hội, từ đường dòng họ là nơi thờ cúng tổ tiên. Từ đường càng to, càng rộng chứng tỏ sự hưng thịnh của dòng họ. Thậm chí, rất nhiều dòng họ còn đầu tư thiết kế nhà thờ họ đẹp, khang trang. Đây còn là nơi lưu giữ gia phả dòng tộc; để con cháu có dịp gặp gỡ, gắt kết, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn. Vì vậy, tuyệt nhiên, không nên bán hoặc phân chia mảnh đất thiêng của ông bà để lại.